Cúng Rằm tháng 8 vào giờ, ngày nào tốt?

Đa số người Việt tin rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chọn được giờ đẹp dâng hương thì sẽ giúp gia đình cầu gì được nấy, bình an, gặp may. Cho nên ngoài sửa soạn mâm lễ và văn khấn, cúng Rằm tháng 8 vào giờ nào tốt, ngày nào đẹp cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm. 

1. Cúng Rằm tháng 8 vào ngày nào đẹp?

Cũng như các ngày Rằm trong tháng khác, Rằm tháng 8 cũng chính là ngày Vọng – ngày 15 tháng 8 Âm lịch. Quan niệm dân gian cho biết Rằm tháng 8 là thời điểm trăng tròn và đẹp nhất trong năm. Vào thời gian ngày, ánh trăng có thể xua tan mọi bóng tối, soi rõ từng cảnh vật, “gột rửa” mọi đen tối trong con người. Đặc biệt Thần Phật, quỷ hồn dễ cảm nhận rõ tâm tư nguyện vọng của người trần thế. Vì lẽ đó, người dân coi 15/8 Âm lịch là ngày cát tường, thích hợp để dâng hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên hay ước cầu thần linh phù hộ độ trì được bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn, thành đạt.

Ngoài ra, vì ngày Rằm tháng 8 còn trùng với Tết trung thu nên nó trở thành một ngày lễ lớn trong đời sống văn hóa của người Việt (chỉ sau Rằm tháng Giêng, Rằm tháng 7). Chính vì vậy, những tập tục tín ngưỡng thờ cúng trong ngày này cũng được đặc biệt chú ý. Nhưng tại sao nhiều người lại còn băn khoăn “cúng Rằm tháng 8 vào ngày nào đẹp?”. Đó là bởi thời gian cúng Rằm tháng 8 cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

Được biết, theo quan niệm truyền thống, nhiều người dân tin rằng thắp hương Rằm tháng 8 vào đúng ngày 15 là tốt nhất. Tuy nhiên, dân gian cũng có ý kiến “cúng trước thì được hưởng may trước” nên một số người chọn ngày 14 âm lịch cúng Rằm tháng 8 mới đẹp. Đặc biệt, khi xã hội phát triển, nhiều gia đình bận rộn, không thể cúng đúng ngày chính Rằm 15/8 âm lịch cũng lựa chọn ngày 14. Chính sự khác biệt này gây ra tranh cãi cúng Rằm tháng 8 vào lúc nào thì tốt.

Theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa tâm linh chia sẻ điều quan trọng nhất của tín ngưỡng không phải làm lễ đúng ngày đẹp hay lễ lớn mà là sự thành tâm. Do đó, không cần nhà nhà giống nhau mà hãy tùy theo quan niệm tín ngưỡng của bản thân để tiến hành. Như vậy, năm nay các gia đình có thể cúng Rằm tháng 8 vào 1 trong 2 ngày sau:

  • Ngày 14 tháng 8 âm lịch (tức thứ 2, ngày 20/09/2021 dương lịch).
  • Ngày 15 tháng 8 âm lịch (tức thứ 3, ngày 21/09/2021 dương lịch).

cúng rằm tháng 8 vào giờ nào

2. Cúng Rằm tháng 8 vào giờ nào thì tốt?

Tương tự với hàng loạt câu hỏi “thắp hương Rằm tháng 8 vào giờ nào tốt? Cúng Rằm tháng 8 vào giờ nào đẹp?…”, các nhà văn hóa tâm linh Việt cũng khuyên các gia đình cứ dựa theo quan niệm tín ngưỡng của mình để lựa chọn. Được biết, dân gian cho rằng các vị Thần, Phật thường dùng bữa rất sớm nên các gia đình cần hoàn tất nghi lễ dâng hương trước các khung giờ như sau:

  • Nếu cúng Rằm tháng 8 vào chiều ngày 14 hoặc 15 Âm lịch thì cần hoàn thành nghi lễ trước 18 giờ – 19 giờ. 
  • Nếu cúng sáng ngày 15 Âm lịch thì cần làm lễ xong trước 9 giờ – 10 giờ. 

Mặt khác, nếu bạn thực sự phải tìm chính xác “cúng Rằm tháng 8 vào giờ nào tốt” nhằm mong muốn tổ tiên sẽ cảm nhận được tấm lòng của con cháu, thần linh sẽ lắng nghe rõ nguyện vọng của người trần gian thì hãy chọn theo các khung giờ hoàng đạo. Dưới đây là những khung giờ tốt mà bạn có thể cúng Rằm tháng 8 năm 2021:

  • Ngày 14/8 Âm lịch có các khung giờ hoàng đạo sau: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23).
  • Ngày 15/8 Âm lịch có các khung giờ hoàng đạo sau: Tý (23-1), Sửu (1-3), Thìn (7-9), Tỵ (9-11), Mùi (13-15), Tuất (19-21).

cúng rằm tháng 8 giờ nào

>> Xem thêm: Hướng dẫn đầy đủ cách cúng Rằm tháng 8 trung thu theo truyền thống

Trên đây là những lý giải về vấn đề cúng Rằm tháng 8 vào giờ nào, ngày nào tốt mà bạn có thể tham khảo. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí (xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…).

Tải ngày ứng dụng Thăng Long Đạo Quán tại đây. 

Đánh giá post
Bài viết khác

Tìm hiểu đền Bà Chúa Kho và #5 điều cần biết khi dâng lễ

Đền Bà Chúa Kho là một ngôi đền linh thiêng thu hút đông đảo khách thập phương. Đặc biệt là những...

Văn khấn đền Thượng Lào Cai thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Đi đền, chùa đầu năm là nét đẹp truyền thống văn hóa ngàn đời nay của dân tộc ta. Những vị thần...

Văn khấn đền Tam Kỳ Hải Phòng – Địa điểm linh thiêng xứ Phượng đỏ

Đền Tam Kỳ là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng và nhận được hàng ngàn lượt chiêm bái của người dân...

Văn khấn đền Đức Thánh Cả vị Nhất Phẩm Đại Vương thời Lý Nam Đế

Du lịch tâm linh là một trong những nét truyền thống văn hóa hàng ngàn đời nay của dân tộc ta. Thông qua...

Văn khấn đền Bà Chúa Vực – Điểm đến tâm linh ở Phố Hiến Hưng Yên

Đền Bà Chúa Vực là một ngôi đền nổi tiếng tâm linh, cổ kính tại Hưng Yên. Hàng năm, ngôi đền này...

Tìm hiểu văn khấn đền Cô Bé Chí Mìu – Vị thần thuộc Tứ Phủ Thánh Cô

Đi đền chùa là một trong những hoạt động văn hoá tâm linh truyền thống của mỗi người dân Việt Nam....

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
1900.3333