Vào dịp Trung Thu, người Việt thường cúng gia tiên, thần linh để cầu tài lộc, sức khỏe, bình an. Bên cạnh đó còn thể hiện sự quan tâm, lòng thành kính với bề trên. Vậy mâm cúng Rằm tháng 8 gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Thăng Long Đạo Quán.
1. Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng 8
Cúng Rằm tháng 8 mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như:
- Thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo với ông bà tổ tiên. Đồng thời răn dạy con cháu hãy nối tiếp đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
- Cúng Rằm Trung Thu là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng kể cho nhau những câu chuyện vui.
Xem thêm: Cúng Rằm tháng 8 vào giờ nào?
2. Mâm cỗ trông trăng và mâm cúng Rằm tháng 8 đầy đủ
Mâm cỗ Rằm tháng 8 bao gồm mâm cỗ trông trăng, mâm cúng gia tiên và Thần Tài – Thổ Địa. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết 3 loại mâm cỗ trên.
2.1. Mâm cỗ trông trăng Rằm tháng 8
Mâm cỗ trông trăng không cần bày lên bàn thờ, chỉ cần đặt lên một chiếc bàn và để trong nhà hoặc ngoài sân đều được. Thông thường, mâm cỗ trông trăng sẽ bao gồm:
- Bánh nướng, bánh dẻo.
- Các loại trà như trà hoa nhài, trà sen, trà mạn… dùng để thưởng thức cùng bánh nướng, bánh dẻo.
- Bánh kẹo, bim bim, thạch.
Ngoài những thứ cơ bản trên, mâm cỗ trông trăng còn có thêm 5 loại hoa quả khác nhau. Tuy nhiên, ở 3 miền Bắc – Trung – Nam sẽ có sự khác nhau:
- Mâm ngũ quả trông trăng miền Bắc gồm: Nải chuối chín vàng, na, bưởi, lựu, hồng. Nếu muốn bày mâm cỗ đơn giản thì bạn chỉ cần để nguyên quả. Tuy nhiên, nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể tạo hình hoa quả bắt mắt hơn như chó bông kết bằng múi bưởi, con rùa làm từ quả na…
- Mâm ngũ quả trông trăng miền Trung: Mâm ngũ quả miền Trung đơn giản hơn các vùng miền khác. Thông thường, vào mùa nào người miền Trung sẽ chọn loại quả mùa đó để bày mâm cỗ. Một số loại quả thường được bày trong mâm cỗ trông trăng ở miền này là thanh long, xoài, đu đủ, chuối, mãng cầu, bưởi…
- Mâm ngũ quả trông trăng miền Nam: Mâm ngũ quả trông trăng miền Nam không quan trọng về hình thức mà quan trọng về mặt ý nghĩa. Một số loại hoa quả trong mâm cỗ bao gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. 5 loại quả này mang ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài”.
2.2. Mâm cúng Rằm tháng 8 gia tiên
Mâm cúng Rằm tháng 8 dành cho gia tiên hay có sự khác biệt ở 3 miền. Dưới đây là gợi ý mâm cúng gia tiên Rằm tháng 8 cho miền Bắc – Trung – Nam:
2.2.1. Mâm cúng gia tiên Rằm tháng 8 miền Bắc
Mâm cúng gia tiên Rằm tháng 8 ở miền Bắc gồm:
- Hương.
- 1 lọ hoa (hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ…).
- 1 cốc nến (hoặc đèn dầu).
- Gà luộc để nguyên con.
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
- 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu xanh.
- Bánh cốm hoặc bánh nướng, bánh dẻo.
- Tiền vàng.
- 1 chiếc đèn ông sao hoặc đèn cù.
- Mâm ngũ quả: 1 nải chuối xanh, na, bưởi, hồng đỏ, lựu.
2.2.2. Mâm cúng gia tiên Rằm tháng 8 miền Trung
Mâm cúng gia tiên Rằm tháng 8 ở miền Trung bao gồm những đồ lễ dưới đây:
- Hương.
- 1 lọ hoa (hoa cúc, hoa huệ, hoa sen…).
- Đèn, nến.
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
- 1 đĩa xôi nếp trắng.
- Bánh nướng, bánh dẻo.
- 3 hoặc 5 bát chè (chè kê hoặc chè hạt sen…).
- Tiền vàng.
- 3 ông tiến sĩ giấy thể hiện mong muốn trong năm học mới, con cái sẽ học hành đỗ đạt.
- Mâm ngũ quả: Ở miền Trung thường có gì thì sẽ cúng nấy nên mâm ngũ quả có sự khác nhau ở từng gia đình. Tuy nhiên, cơ bản sẽ có những loại quả như bưởi, chuối, mãng cầu, đu đủ, sung hoặc xoài, dưa hấu, dứa, táo, nho.
2.2.3. Mâm cúng gia tiên Rằm tháng 8 ở miền Nam
Mâm cúng gia tiên Rằm tháng 8 ở miền Nam thường có những lễ vật sau:
- Hương.
- 1 lọ hoa (hoa hồng, hoa cúc…).
- Đèn hoặc nến.
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
- Tiền vàng.
- 1 đĩa vịt luộc chặt miếng.
- 1 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi trắng.
- 3 hoặc 5 bát chè đậu xanh.
- Bánh nướng, bánh dẻo.
- Mâm ngũ quả: Miền Nam có khí hậu ôn hòa, trồng được nhiều loại quả nên mâm ngũ quả cũng khá phong phú. Một số loại quả thường có trong mâm cúng gia tiên Rằm tháng 8 của miền Nam là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.
Xem thêm: Văn khấn Rằm tháng 8 chuẩn nhất.
2.3. Mâm cúng Rằm tháng 8 cho ban Thần Tài – Thổ Địa
Cúng Rằm tháng 8 gồm những gì? Mâm cúng Rằm tháng 8 ban Thần Tài – Thổ Địa khá đơn giản, bao gồm những đồ lễ sau:
- Hương.
- 1 lọ hoa tươi.
- 1 cốc nến.
- Bánh nướng, bánh dẻo.
- Mâm ngũ quả (tương tự như mâm ngũ quả dành cho gia tiên ở 3 miền Bắc – Trung – Nam).
- Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm 1 con tôm luộc, 1 miếng thịt luộc nguyên miếng, 1 quả trứng gà luộc (không bắt buộc).
3. Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 8
Khi chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 8, gia chủ nên chú ý những vấn đề sau:
- Gia chủ không nên thử đồ cúng trước khi làm lễ cúng vì như vậy được xem là không tôn trọng thần linh, gia tiên.
- Nếu cúng vàng mã thì sau khi hương cháy hết ⅔, gia chủ nên đem đi hóa.
- Gạo muối sau khi cúng thì nên lấy xuống rồi dùng.
- Việc cúng Rằm tháng 8 không cần mâm cao cỗ đầy, quan trọng là lòng thành. Vì vậy, tùy vào điều kiện từng gia đình mà chuẩn bị mâm cúng cho phù hợp. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo có 4 thứ: đèn lồng, bánh dẻo, bánh nướng, mâm ngũ quả.
Trên đây là gợi ý mâm cúng Rằm tháng 8 đầy đủ nhất. Để cập nhật nhanh chóng các kiến thức về phong thủy, phong tục Việt Nam, gia chủ hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại. Ngoài ra, khi dùng ứng dụng này, gia chủ còn được dùng miễn phí các công cụ hữu ích như luận giải lá số Bát tự/ Tử vi, xem ngày tốt – xấu, xem tuổi…
Cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại tại đây:
![]() | |
![]() | ![]() |