Hướng dẫn cách cúng ông Táo đơn giản mà vẫn nhận được tài lộc cả năm

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp thì người dân lại tiến hành làm lễ tiễn ông Táo lên chầu trời. Với mong muốn tổng kết lại một năm đã qua và cầu mong một năm mới sẽ nhận được nhiều may mắn, tốt đẹp hơn năm cũ. Nhưng hiện nay mọi người không có nhiều thời gian rảnh để chuẩn bị sắm lễ cúng ông Táo. Dưới đây là cách chuẩn bị lễ cúng ông Táo đơn giản bạn có thể dễ dàng thực hiện.

1. Sắm lễ cúng ông Táo đơn giản

Tùy vào từng điều kiện kinh tế gia đình, thời gian rảnh mà bạn có thể sắm lễ cúng ông Công ông Táo khác nhau. Tuy nhiên lễ cúng ông Táo đơn giản cũng vẫn phải đầy đủ những lễ vật sau đây:

1.1 Trang phục

Trang phục đầy đủ bạn cần phải sắm khi làm lễ bao gồm: Ba bộ quần áo Táo trong đó có 2 bộ dành cho nam và 1 bộ dành cho nữ. Hai chiếc mũ cánh chuồn dành cho nam và một chiếc mũ không cánh chuồn dùng cho nữ. Tuy nhiên hiện nay người ta thường làm mũ ông táo cả 3 chiếc đầu có cánh chuồn để thể hiện sự bình đẳng giữa nam và nữ. Cùng với đó là ba đôi hài. Tất cả trang phục đều được trang trí với những họa tiết nhỏ, kim tuyến lóng lánh, sặc sỡ.

Hiện nay ở một số nơi người ta chỉ cúng tượng trưng một bộ quần áo với mũ cánh chuồn cúng với đôi hia giấy. Và mỗi năm bộ quần áo này sẽ có màu sắc khác nhau phụ thuộc vào ngũ hành. Với những năm ngũ hành Kim thì quần áo ông Táo màu vàng, Mộc màu trắng, Thủy màu xanh, Hỏa màu đỏ, Thổ màu đen.

1.2 Đồ cúng

Ngoài miền Bắc có một thứ bạn không thể thiếu khi làm lễ ông Táo đó chính là cá chép sống. Bởi người ta tin rằng cá chép khi thả ra sông, hồ sẽ hóa rồng, đưa ông Táo về trời. Và dựa vào tích “cá chép hóa rồng” mọi người còn mong muốn năm mới sẽ nhận được an lành, sung túc và thịnh vượng.

Còn với người miền Trung thì dùng ngựa giấy với đầy đủ yên cương. Người miền Nam thì lại đơn giản hơn, dùng cá chép giấy hoặc dùng bộ “cò bay ngựa chạy” được cắt bằng giấy mà không cần khung tre.

1.3 Mâm cỗ

Tùy vào vùng miền, kinh tế và khẩu vị của gia đình bạn mà bạn có thể cúng mâm cỗ mặn, ngọt, chay khác nhau. Dù cúng mâm cỗ nào thì các món trên bàn cúng phải đẹp mắt, chỉnh chu. Không cần phải quá sang trọng, đắt tiền, “mâm cao cỗ đầy” mà chỉ cần lòng thành tâm của gia đình.

Mâm cỗ ngọt với các món đơn giản như trầu, cau, hoa quả, bánh kẹo và quần áo của ông Táo. Hoặc mâm cỗ chay như xôi, chè, giò chay, nấm xào thập cẩm, rau, nem chay, thịt gà chay…

Theo truyền thống thì sẽ nhiều gia đình làm mâm cỗ mặn với những món ăn cơ bản như sau:

  • Thịt lợn luộc để nguyên miếng hoặc gà luộc để nguyên con
  • Giò lụa
  • Xôi hoặc bánh chưng
  • Một món canh
  • Một món xào
  • Một đĩa hoa quả
  • Đĩa gạo, đĩa muối
  • Chén rượu, chén nước

Xem thêm: Gợi ý mâm lễ cúng ông Táo để cả ăn đón cát lành

2. Bài văn khấn cúng ông Táo đơn giản

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Tín chủ chúng con là:……………….. Sinh năm …………………………..

Ngụ tại ………………………………………………………………………..

Nhân ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, hiến cúng tôn thần, đốt nén tâm hương, chí thành bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phong theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần (*), soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần gia ân châm chước, ban lộc ban phúc, phù hộ toàn gia: trai, gái, trẻ, già, an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, bách sự hanh thông.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

3. Nghi thức thực hiện cúng ông Công ông Táo đơn giản nhất

Lễ vật cúng ông Công ông Táo thì tùy vào văn hóa từng vùng miền và hoàn cảnh gia đình mà bạn có thể chuẩn bị khác nhau. Nếu điều kiện kinh tế gia đình không cho phép bạn chỉ cần cúng ông Táo với 3 món đơn giản là được. Tuy nhiên nghi thức thực hiện thì không nên quá rút gọn mà vẫn phải đảm bảo các bước cơ bản. Dưới đây là cách cúng ông Táo đơn giản bạn có thể thực hiện:

Bước 1: Mua sắm, chuẩn bị các đồ lễ cúng

Bước 2: Dọn dẹp bàn thờ và sắp xếp các đồ cúng lên bàn

Bước 3: Thắp nhang và đọc bài văn khấn

Bước 4: Hóa vàng, đi thả cá chép (nếu có) khi nhang cháy được hơn nửa. Vì theo quan niệm nhang còn thì hóa vàng mới nhận được.

4. Những lưu ý khi cúng ông Táo

Tùy theo từng vùng miền mà vàng mã và món ăn có sự khác nhau. Tuy nhiên khi thực hiện cúng ông Táo bạn nên chú ý tránh những điều kiêng kỵ sau đây:

  • Nhà cửa phải sạch sẽ, ăn mặc khi tiến hành cúng phải gọn gàng, đoan trang, lịch sự
  • Khi làm lễ cửa nhà phải được mở rộng, thoáng đãng với mong muốn đón luồng khí mới, cát lành vào nhà, tiến điều xấu đi. Nhiều địa phương còn kiêng kị khi làm lễ không được xả nước để tránh việc làm trôi hết đi tài lộc vừa xin về.
  • Nhiều gia đình nghĩ rằng khi cúng ông Táo phải đặt mâm lễ và thực hiện dưới nhà bếp vì ông Táo là vị thần cai quản việc bếp núc. Nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh thì suy nghĩ này hoàn toàn sai. Việc thờ cúng này phải được đặt trên bàn thờ chính của gia đình hoặc nếu có bàn thờ riêng thì cần phải đặt ở bàn thờ đó.
  • Khi cúng ông Táo không nên cầu xin tài lộc, tiền của, sung túc mà chỉ nên xin ông Táo bẩm báo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp.
  • Không thả cá chép từ trên cao xuống vì nó có thể làm cho cá bị chết. Điều này khiến cho đang làm việc tốt lại hóa sát sinh, mang lại điều xấu cho gia đình.

Hy vọng những thông tin bên trên đã giúp bạn có được mâm cỗ cúng ông Táo đơn giản. Mong rằng những thông tin này hữu ích với bạn và gia đình trong năm mới sẽ nhận được nhiều điều may mắn, tốt lành. Nếu còn các câu hỏi liên quan đến lễ cúng ông Công ông Táo thì có thể để lại Comment bên dưới. Chuyên gia của Thăng Long đạo quán sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết và miễn phí nhanh nhất.

Thăng Long đạo quán với mong muốn giúp bạn có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng chúng tôi đã cho ra mắt ứng dụng. Khi tải ứng dụng bạn sẽ có thể xem được lá số tử vi, bát tự và lời giải chi tiết, cùng với đó là tìm số tài khoản, điện thoại hợp mệnh, cách cải vận bổ khuyết giúp cho cuộc sống gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Nhanh tay đăng ký ứng dụng phù hợp với điện thoại của mình tại:

Đánh giá post
Bài viết khác

Sự tích đền Bà Chúa Kho và cách xin lộc đền bà Chúa Kho chuẩn nhất

Đền Bà Chúa Kho là một ngôi đền linh thiêng thu hút đông đảo khách thập phương. Đặc biệt là những...

Văn khấn đền Thượng Lào Cai thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Đi đền, chùa đầu năm là nét đẹp truyền thống văn hóa ngàn đời nay của dân tộc ta. Những vị thần...

Văn khấn đền Tam Kỳ Hải Phòng – Địa điểm linh thiêng xứ Phượng đỏ

Đền Tam Kỳ là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng và nhận được hàng ngàn lượt chiêm bái của người dân...

Văn khấn đền Đức Thánh Cả vị Nhất Phẩm Đại Vương thời Lý Nam Đế

Du lịch tâm linh là một trong những nét truyền thống văn hóa hàng ngàn đời nay của dân tộc ta. Thông qua...

Văn khấn đền Bà Chúa Vực – Điểm đến tâm linh ở Phố Hiến Hưng Yên

Đền Bà Chúa Vực là một ngôi đền nổi tiếng tâm linh, cổ kính tại Hưng Yên. Hàng năm, ngôi đền này...

Tìm hiểu văn khấn đền Cô Bé Chí Mìu – Vị thần thuộc Tứ Phủ Thánh Cô

Đi đền chùa là một trong những hoạt động văn hoá tâm linh truyền thống của mỗi người dân Việt Nam....

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
1900.3333