Tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp đã trở thành một truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có sự khác biệt trong việc thờ cúng. Vậy cúng ông Táo miền Nam như thế nào? Khác gì so với miền Bắc?
1. Cúng ông Công ông Táo miền Nam khác gì với miền Bắc?
Mỗi một vùng miền trên đất nước ta đều có một cách cúng ông Táo khác nhau, tuy nhiên chúng đều có ý nghĩa thể hiện lòng thành kính đến các vị thần cai quản bếp núc. Vậy hai miền Nam – Bắc cúng ông Táo khác nhau như thế nào?
Miền Nam | Miền Bắc | |
Thời gian cúng | Người dân cúng trong khoảng thời gian từ 20 – 23h ngày 23 tháng Chạp | Thời gian tốt nhất để cúng ông Táo là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên nếu thời gian không cho phép thì bạn có thể bắt đầu cúng từ ngày 20 tháng Chạp. |
Lễ vật | Cúng ông Táo miền Nam sẽ dùng cá chép giấy hay bánh kẹo có hình cá chép. Hoặc có một số nơi dùng bộ “cò bay ngựa chạy” được cắt bằng giấy mà không cần có khung tre | Cúng Táo Quân miền Bắc sẽ dùng cá chép sống, có kích thước gần bằng nhau thả trong chậu nước để cúng ông Táo. Sau khi làm lễ xong sẽ thả phóng sinh cá xuống ao hồ gần nhà. |
Mâm lễ |
|
|
2. Cúng ông Táo miền Nam vào ngày nào?
Cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là một truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam. Việc làm này thể hiện lòng kính trọng đến các vị thần linh. Mong các vị sẽ tiếp tục phù hộ cho gia đình luôn hạnh phúc, vui vẻ, mọi việc trong nhà diễn ra thuận lợi, may mắn. Và mong khi lên báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện đã xảy ra trong năm qua các Táo sẽ bẩm báo những điều tốt lành, giảm đi những chuyện không hay.
Theo phong tục thì cúng ông Táo miền Nam sẽ được người dân cúng vào buổi tối ngày 23 tháng Chạp. Vì các gia đình cho rằng trong khoảng thời gian từ 20 – 23 giờ lúc đó các gia đình đã ăn cơm xong. Ông Táo không còn bận rộn việc cai quản bếp núc nữa, lúc này sẽ có nhiều thời gian để có thể lên chầu Ngọc Hoàng.
Theo tín ngưỡng dân gian thì đến ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch ông Táo mới kết thúc việc báo cáo mọi việc với Ngọc Hoàng. Vì vậy nên đến ngày này các ông Táo sẽ quay trở lại trần gian. Người dân lại làm lễ rước ông Táo vào nhà để các vị thần linh tiếp tục công việc hàng ngày của mình.
3. Mâm cúng ông Táo miền Nam gồm những gì?
Cúng ông Công ông Táo theo phong tục miền Nam thường đơn giản, không quá cầu kỳ. Tuy nhiên mâm cỗ phải thể hiện được lòng thành kính, tôn trọng của gia chủ đến các vị thần linh. Và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà sẽ có những món ăn dâng lên các vị thần linh khác nhau.
Một mâm cúng ông táo cần phải có những món cơ bản như sau:
- Gà luộc nguyên con hoặc heo quay
- Thịt heo luộc nguyên miếng
- Xôi gấc
- Bánh tét
- Giò heo
- Một đĩa rau
- Một bát canh
- Đĩa đậu phộng
- Kẹo vừng đen
- Đĩa hoa quả
- Đĩa gạo, đĩa muối
- Lọ hoa tươi
- Trầu, cau
- Vàng mã
- Trà và rượu
Muốn biết sự khác biệt giữa mâm cúng ông Táo miền Nam với các miền khác bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn cách cúng ông Táo hàng tháng đơn giản
4. Bài văn khấn cúng ông Táo miền Nam
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là :………….
Ngụ tại :…………………..
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời :
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
5. Lưu ý khi cúng ông Táo theo phong tục miền Nam
Cúng ông Công ông Táo không phải chỉ là bạn cần chuẩn bị mâm cúng đầy đủ và bày biện gọn gàng. Tránh phạm phải đại kỵ mang lại những điều xui xẻo thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Nên cúng ông Táo ở bàn thờ riêng trong bếp. Nhưng nếu nhà bạn không có bàn thờ riêng thì có thể cúng chung trên bàn thờ gia tiên. Mang lòng thành kính, tâm muốn hướng đến các vị thần linh thì nơi thờ cúng sẽ không quá quan trọng.
- Khi làm lễ thì nên bật bếp để quanh năm được ấm no, hạnh phúc.
- Người miền Bắc khi cúng ông Táo thường hay rút bớt chân nhang, nhưng người miền Nam thì không.
- Mâm cỗ cúng không cúng thịt vịt, ngan, ngỗng, dê, chó, mực. Vì thịt nặng mùi, có thể đem lại xui xẻo cho gia đình.
- Không nên xin tài lộc, tiền bạc khi cúng ông Táo mà chỉ nên xin báo cáo những điều tốt, giảm những điều hay hay đã xảy ra trong năm qua.
- Khi nhang cháy hết 2/3 thì nên mang vàng mã, quần áo, cá chép giấy đi hóa.
Trên đây là những thông tin mà Thăng Long đạo quán cung cấp cho bạn về cách cúng ông Táo miền Nam. Tùy vào từng điều kiện kinh tế gia đình mà bạn nên sắm các lễ vật khác nhau và lựa chọn thời gian cúng cho phù hợp. Để biết thêm các kiến thức về cúng Táo Quân, hãy theo dõi chuyên mục Phong tục Việt ngay nhé.
Mong muốn mang đến cho bạn đọc có thể tìm hiểu về phong thủy một cách dễ dàng, thuận lợi thì Thăng Long đạo quán đã cho ra mắt ứng dụng trên điện thoại di động. Đồng thời mong muốn mang đến cho bạn đọc các thông tin lá số tử vi, bát tự, ngày giờ tốt xấu, phong thủy bát trạch, thuật cải vận bổ khuyết bằng số điện thoại, số tài khoản… giúp cho cuộc sống, công việc thuận lợi hơn. Bạn có thể cài đặt ứng dụng Thăng Long đạo quán cho Android, iPhone phù hợp với điện thoại mà mình đang sử dụng tại đây:
Xem thêm: