Rằm tháng Giêng cúng gà trống, ngày Rằm tháng 7 cũng thắp hương gà trống. Vậy liệu những ngày Rằm khác trong những tháng còn lại có nhất thiết phải cúng gà trống không? Và nếu thay bằng gà mái có được không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp cúng rằm gà mái có được không?.
1. Cúng Rằm gà mái có được không?
Dân gian quan niệm gà là vật cúng thích hợp dâng lên trong mỗi dịp cúng giỗ, lễ Tết nhằm thể hiện sự chân thành, lòng kính trọng đối với ông bà tổ tiên, thần linh. Đặc biệt, vào những ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng 7, vía Thần Tài, Thành Hoàng làng,… mọi người thường chọn gà trống.
Bởi lẽ gà trống không chỉ mang ý nghĩa “đại cát” mà còn loài vật đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người (Nhân – Trí – Dũng – Tín). Vậy liệu thắp hương cúng rằm gà mái có được không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, đa số mọi người không dùng gà thắp hương trong những ngày lễ thường như: cúng Rằm tháng 2, tháng 3, tháng 4,… Tuy nhiên, gia đình nào đủ điều kiện thì vẫn có thể dâng gà lên bàn thờ tổ tiên, thần linh. Bên cạnh đó, việc chọn gà trống hay gà mái thì sẽ tùy vào mỗi nhà.
Tại một số vùng miền, ngoài gà trống thì gà mái tơ cũng là vật tế thể hiện được sự may mắn, bình an. Đặc biệt khi muốn cầu con cái, nhiều gia đình lựa chọn dâng gà mái thay vì gà trống. Vì vậy, cúng Rằm gà mái là hoàn toàn có thể thực hiện. Bên cạnh đó, bạn có thể chặt ra đĩa hoặc để nguyên cả con rồi bày lên bàn thờ.
- Xem thêm: Mùng 1 ăn trứng gà có sao không
2. Hướng dẫn cách chọn gà cúng Rằm đẹp
Để có một đĩa gà đẹp dâng lên tổ tiên, thần linh thì bạn không nên bỏ qua những điều sau:
- Chọn gà cúng Rằm: Bạn có thể mua gà trống hoặc mái tơ, mào đỏ tươi, lông mượt, căng vàng ức đầy, chân nhỏ. Chỉ nên chọn con nặng từ 1,2kg – 1,4kg để khi bày biện sẽ đẹp mắt hơn. Khi mua gà, bạn có thể để chủ cửa hàng giết mổ và tạo hình luôn hoặc đem về tự làm.
- Sơ chế gà cúng Rằm: Trong trường hợp, gà cúng đã được giết mổ và định hình thì bạn chỉ cần rửa sạch. Dùng chanh hoặc muối sát bên ngoài con gà, đồng thời làm sạch tiết bên trong bụng để tránh khi luộc gà bị đen. Khi rửa lưu ý nhẹ nhàng tránh làm hỏng tạo hình.
Ngược lại, nếu bạn mua con gà sống về thì cần thả vào chuồng 2 – 3 giờ để gà không bị tụ máu ở chân rồi mới tiến hành cắt tiết. Sau đó cũng sát muối hoặc chanh để làm sạch con gà.
Nếu bạn muốn cúng gà nguyên con thì có thể tạo hình bằng cách: Cứa khớp để gập chân vào sát đùi gà hoặc nhét bụng; Tiếp đó, rạch hai đường bên cổ, nhét cánh gà ngược ra phía miệng theo 2 lỗ rạch và để phần đầu chìa ra ngoài; cuối cùng dùng dây mềm hay lạt để buộc cố định con gà.
- Luộc gà cúng Rằm: Dùng một xoong nồi có lòng sâu, tốt nhất là đặt vừa cả con gà cúng. Sau khi cho gà vào nồi thì đổ nước lạnh hoặc nước hơi ấm (30 – 40 độ C) đến khi ngập con gà. Bật bếp đun tới khi sôi lăn tăn thì mở nắp hớt bọt và cứ mở như vậy đun tiếp khoảng 8 phút thì tạm dừng. Cho một củ gừng nước, 1 củ hành khô vào nước rồi luộc gà tiếp 5 phút mới tắt bếp. Sau đó, ngâm gà trong nồi khoảng 5 phút mới vớt ra ngoài. Nếu bạn muốn da gà giòn, tươi thì hãy thả sơ qua nước đá rồi vớt ra để ráo.
- Bày gà cúng Rằm lên đĩa: Nếu thắp hương cả con gà thì bạn chỉ cần gỡ bỏ lạt tre hay dây nhỏ, để gà “ngồi” thẳng trên đĩa và thêm một bông hoa hồng ở mỏ. Ngược lại, bạn cũng có thể chặt gà ra thành các miếng đều nhau rồi xếp gọn gàng vào đĩa.
- Hướng đặt gà cúng trên bàn thờ: Theo quan niệm dân gian, khi cúng gà nguyên con thì quay đầu gà hướng về phía bát hương với tư thế chân quỳ, miệng mở. Tư thế này đại diện cho việc gà “đang chầu” nghe lời dăn dạy từ các bậc bề trên, đồng thời thể hiện lòng tôn kính của gia chủ đối với gia tiên, gia thần.
>>> Xem thêm:Cách thắp hương ngày Rằm hàng tháng
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn có đáp án cho việc cúng Rằm gà mái có được không. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về phong tục tập quán, văn hóa tin ngưỡng Việt Nam khác, bạn có thể cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán.
Ứng dụng không chỉ cung cấp kiến thức phong thủy Việt thường xuyên, liên tục mỗi ngày mà còn hỗ trợ miễn phí các công cụ tra cứu (xem ngày tốt xấu, xem phong thủy nhà cửa, xam Bát tự, Tử vi,…). Đồng thời, bạn sẽ nhận một bản tin hàng ngày chia sẻ dự đoán công việc, tình yêu, sức khỏe, gia đạo, những điều nên và không nên làm gì, từ đó giúp cuộc sống “thuận buồm xuôi gió”.
Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hay iOS tại đây: