Đi chùa là một hoạt động quen thuộc của nhiều người dân Việt trong ngày Rằm tháng 7 (tức ngày 15/7 âm lịch). Tuy nhiên Rằm tháng 7 đi chùa nào, cầu gì lại là vấn đề băn khoăn của không ít người.
1. Đi chùa rằm tháng 7 cầu gì?
Như chia sẻ ở bàiý nghĩa tháng 7 âm lịch, Rằm tháng 7 còn được coi là ngày lễ Vu Lan theo quan niệm Phật giáo. Nguồn gốc ngày lễ này được xuất phát từ sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ.
Được biết, Mục Kiền Liên là một đệ tử thần thông của Đức Phật. Nhưng mẹ ông lại là một vong hồn tràn đầy nghiệp chướng dưới địa ngục do lúc còn sống làm nhiều điều ác. Không thể bỏ mặc đấng sinh thành chịu khổ, Mục Kiền Liên đành xin Đức Phật rủ lòng từ bi chỉ cách giúp mẹ.
Phật dạy rằng vào ngày Rằm tháng 7, hãy thỉnh chư tăng mười phương quy tụ lại cúng dường Thánh Tăng thì tất cả đều vượt ác đạo, ứng niệm giải thoát. Bởi đó là thời điểm các vị chưa tăng pháp lực mạnh mẽ nhất. Làm đúng lời Phật dạy, quả nhiên mẹ Mục Kiền Liên được giải thoát. Đồng thời những quỷ hồn bên cạnh cũng được hóa kiếp theo.
Noi gương hiếu thuận của Mục Kiền Liên, ngày Rằm tháng 7 từ đó trở thành lễ Vu Lan. Đó là dịp con cháu báo hiếu công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà cha mẹ và cung để tìm về cội nguồn yêu thương.
Bởi vậy, ngoài cúng gia tiên, chúng sinh tại nhà, các gia đình đi chùa ngày Rằm tháng 7 để cầu mong sức khỏe, may mắn, bình an, hạnh phúc. Đồng thời cầu siêu cho những người thân đã mất sớm ngày siêu thoát, đầu thai chuyển kiếp.
2. Rằm tháng 7 đi chùa nào?
2.1. Rằm tháng 7 đi chùa nào ở Hà Nội?
Đi Chùa Hà rằm tháng 7:
Một trong những cái tên không thể bỏ qua khi được hỏi “Rằm tháng 7 đi chùa nào”, đó là chùa Hà. Ngôi chùa này có tên khác là Thánh Đức tự, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông và nay nằm thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hàng năm, rất đông khách thập phương đến cúng Rằm tháng tháng 7 ở chùa Hà bởi họ nghĩ nơi đây rất linh thiêng. Ngoài lễ Phật, cầu siêu cho người thân đã khuất hay cầu mong một tháng yên bình, nhiều nam thanh nữ tú cúng sắm lễ đến cầu xin tình duyên trăm năm hạnh phúc.
Đi Chùa Quán Sứ rằm tháng 7:
Tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, chùa Quán Sứlà một trong những địa điểm nổi tiếng bậc nhất Hà Nội. Ngoài ra, đây là ngôi chùa duy nhất được viết tên bằng chữ Quốc Ngữ.
Hàng năm, chùa Quán Sứ thường sẽ tổ chức lễ Vu Lan từ ngày 11 đến 15/7 âm lịch. Rất nhiều phật tử chọn cúng Rằm tháng 7 ở chùa này vì muốn cảm ơn sự từ bi hỷ xả của Đức Phật và cầu mong bình an cho cha mẹ.
Được biết, trong ngôi chùa xây dựng từ thế kỷ 15 này thờ ba vị Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc) cùng hai vị Bồ Tát (Đại Thế Chí và Quan Thế Âm).
Đi Chùa Trấn Quốc rằm tháng 7:
Vào ngày Rằm tháng 7 đi chùa Trấn Quốc đã trở thành một thói quen của không ít người dân sinh sống và làm việc tại thủ đô Hà Nội. Được biết, đây là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất Hà thành với hơn 1500 tuổi, cũng từng là trung tâm Phật giáo cả nước vào thời Lý, Trần.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chùa Trấn Quốc hiện vẫn lưu giữ khá nhiều kiến trúc, hiện vật độc đáo như pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn đẹp nhất Việt Nam.
Chính vì vậy, chùa Trấn Quốc trở thành một cái tên nổi tiếng đối với những ai muốn đi chùa ngày Rằm tháng 7. Hiện ngôi chùa này đang tọa lạc tại đường Thanh Niên, Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.
Đi Chùa Phúc Khánh vào ngày rằm tháng 7:
Dù chỉ là một ngôi chùa nhỏ nằm tại phố Tây Sơn gần Ngã Tư Sở nhưng chùa Phúc Khánh (hay còn gọi là chùa Sở hoặc Thịnh Quang) vẫn thu hút nhiều người đến hành lễ mỗi năm.
Đặc biệt, đông đảo người dân Hà thành đều lựa chọn cúng Rằm tháng 7 ở chùa Phúc Khánh nhằm chiêm bái, lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn hay cầu siêu cho người thân đã mất.
2.2. Rằm tháng 7 đi chùa nào ở Sài Gòn?
Chùa Giác Lâm
Chùa Cẩm Đệm, Cẩm Sơn hay Sơn Can đều là tên gọi khác của chùa Giác Lâm. Đây được coi là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.
Hằng năm, nhiều người dân địa phương cùng du khách khi đi chùa ngày Rằm tháng 7 sẽ ghé đến chùa Giác Lâm – ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn và hiện đang nằm tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Hoằng Pháp
Ở Sài Gòn, Rằm tháng 7 nên đi chùa nào? Ngoài Giác Lâm, hãy tới chùa Hoằng Pháp. Đây là ngôi chùa tồn tại hơn nửa thế kỷ và hiện nằm tại thành ông Năm, Thành Ông Năm, xã Tiên Hiệp, huyện Hóc Môn.
Ngôi chùa này không chỉ thu hút đông đảo người dân địa phương đến cầu an trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, Rằm tháng Giêng hay những ngày mùng một, Rằm tháng khác mà còn nơi các tín đồ Phật Giáo tổ chức các khóa tu.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Khi muốn đi chùa Rằm tháng 7 ở Sài Gòn, chắc chắn chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ý tưởng thích hợp. Theo lịch sử ghi chép, ngôi chùa này được xây dựng từ năm 1964 và thiết kê y hệ ngôi chùa gỗ cùng tên tại tỉnh Bắc Giang.
Vào dịp lễ Vu Lan (hay Rằm tháng 7), hoặc các ngày Rằm, mùng một trong tháng khác, dòng người lại đổ về chùa Vĩnh Nghiêm – hiện đang tọa lạc tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh – để cúng bái.
2.3. Đi chùa Rằm tháng 7 ở một số tỉnh khác
Chùa Bái Đính
Nếu bạn không muốn cúng Rằm tháng 7 ở chùa Hà Nội hay Sài Gòn thì hãy đến Ninh Bình. Nơi đây nổi tiếng có một ngôi chùa đạt được nhiều kỷ lục nhất Việt Nam. Đó là chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính từng là nơi tổ chức Đại Lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam cách đây 11 năm. Ngoài ra, ngôi chùa này có quy mô lớn nhất Việt Nam bao gồm di tích cổ và phần chùa mới được xây dựng từ năm 2003 với kiến trúc đồ sộ mang bản sắc truyền thống tâm linh.
Vào dịp lễ Vu Lan báo hiếu, dòng người đổ về đây rất đông vừa để tham quan kiến trúc độc đáo của chùa Bái Đính vừa cầu mong bình an cho gia đình.
Chùa Thiên Mụ
Cách trung tâm thành phố Huế 5km về phía Tây có một ngôi chùa cổ nhất, đẹp nhất ở Huế mang tên chùa Thiên Mụ. Tương truyền chùa được nhiều vị vua chúa nhà Nguyễn trùng tu thì mới tạo nên vẻ đẹp nguy nga như bây giờ.
Cũng bởi kiến trúc đồ sộ, độc đáo cũng như sự linh thiêng bậc nhất này mà hàng năm cứ vào các dịp lễ đặc biệt như Rằm tháng 7 người ta lại rủ nhau tới chùa Thiên Mụ cầu an, cầu siêu.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba Thiền viện lớn nhất Việt Nam theo phái Trúc Lâm, cũng là nơi thu hút nhiều khách thập phương đi chùa ngày Rằm tháng 7. Thiền viện này hiện nằm tại núi Phụng, bên cạnh hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km.
Mặt khác, người hành lễ sẽ tới chánh điện thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt – nơi có thờ tượng Phật Thích Ca cao 2m với tay phải cầm hoa sen, bên trái là bồ tát Phổ Hiền cưỡi trên lưng voi trắng 6 ngà, bên phải là bồ tát Văn Thù cưỡi trên lưng sư tử.
Chùa Hang núi Bà Đen
Bà Đen nổi tiếng là một ngọn núi cao tới 986m và sở hữu một hệ thống chùa Hang và chùa Hạ, Trung, Thượng uy nghi. Đây không chỉ là nơi linh thiêng thích hợp đi chùa Rằm tháng 7 mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng nằm tại Thanh Tân, Huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Để ngắm nhìn cảnh núi non hùng vĩ cùng như tham qua từng ngôi chùa trên núi Bà Đen, bạn phải đi bằng máng trượt, cáp treo hoặc đi bộ trên những bậc thang.
Trên đây là những thông tin Thăng Long Đạo Quán chia sẻ về việc Rằm tháng 7 không nên làm gì mà bạn có thể tham khảo. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt.