Lễ ông Táo 23 tháng Chạp là một nghi lễ không thể thiếu đối với người dân Việt Nam. Bởi theo truyền thống xa xưa, vào ngày này các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất để tiễn các vị thần Đất, thần Nhà, thần Bếp lên chầu trời. Ông Táo là tên gọi chung của 3 vị thần này, họ sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về các việc xảy ra trong 1 năm qua của gia đình bạn.
Vì vậy nên lễ đưa ông Táo về trời được chuẩn bị rất kỹ càng, chu đáo. Nhưng liệu bạn đã biết nghi lễ tiễn ông Táo về trời cần chuẩn bị đồ gì và thực hiện như thế nào chưa? Thời gian nào thì phải rước ông Táo về? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi trên của bạn.
1. Lễ ông Táo có ý nghĩa gì?
Theo sự tích dân gian Việt Nam kể lại, Táo Quân gồm 3 vị thần: thần đất, thần nhà, thần bếp. Nhưng người ta vẫn hay gọi là ông Táo hoặc Táo Quân. Người xưa quan niệm rằng hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp các Táo sẽ bay về trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc đã xảy ra trong năm của gia đình.
Chính vì vậy nên nhiều người làm lễ ông Táo rất trang trọng, kính cẩn. Họ cho rằng sau khi nghe ông Táo bẩm báo Ngọc Hoàng sẽ dựa vào đó để khen thưởng hoặc trách phạt gia chủ. Vì thế nên khi thực hiện lễ cúng gia chủ mong muốn ông Táo sẽ nói những điều tốt đẹp nhiều hơn và nói giảm những điều không tốt trong gia đình 1 năm qua.
Ngoài việc cai quản bếp núc thì ông Táo còn có vai trò giúp cho ma quỷ không xâm phạm vào nhà, giữ bình yên, hạnh phúc cho gia chủ. Vì vậy nên việc tổ chức lễ cúng còn thể hiện lòng tôn kính, cảm ơn của gia chủ đến các vị Thần linh.
2. Sắm lễ cúng ông Táo chầu trời
Do quan niệm sống và sự phong phú về văn hóa ở mỗi một vùng miền khác nhau nên tục lệ lễ ông Táo sẽ được tổ chức khác nhau. Nhưng về cơ bản lễ ông Táo về trời sẽ được thực hiện với những lễ vật sau đây:
- Vàng mã
Như mọi lễ cúng khác trong năm thì tiền vàng là vật phẩm không thể thiếu khi thực hiện 1 nghi lễ. Vàng mã lễ cúng ông Táo sẽ gồm: 3 chiếc mũ (2 mũ nam có cánh chuồn, 1 mũ nữ không có), 3 bộ quần áo (2 bộ nam, 1 bộ nữ), 3 đôi hia. Ngoài ra còn phải chuẩn bị thêm 1 ít tiền giấy, vàng thoi.
- Đồ cúng
Mâm đồ cúng thể hiện lòng biết ơn của gia chủ đến các vị thần đã bảo hộ cho gia đình trong suốt 1 năm qua. Mỗi một vùng miền sẽ có mâm đồ cúng khác nhau, nhưng mâm cỗ không cần phải quá sang trọng, nhiều món mà chỉ cần có những món ăn cơ bản như:
- Thịt lợn luộc để nguyên miếng hoặc 1 con gà để nguyên con
- Một đĩa xôi hoặc bánh chưng
- Một đĩa giò
- Một bát canh
- Một món xào
- Một đĩa gạo, 1 đĩa muối
- Một đĩa hoa quả
- Một lọ hoa
- Trầu cau
- Nhang thơm, nến cốc
- Cá chép
Theo quan niệm truyền thống thì người Việt Nam hay chuẩn bị 3 con cá chép sống, để trong chậu nước sạch để cúng ông Táo. Việc làm này không chỉ là cúng phương tiện đi lại cho các táo mà còn thể hiện sự tôn trọng đến các vị thần linh. Hay với mong muốn năm sau bản thân sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi, đạt được thành công với sự tích “cá chép hóa rồng”.
Tuy nhiên nhiều địa phương ở miền Nam họ lại cúng cá chép bằng giấy và miền Trung lại cúng ngựa giấy cho các Táo. Vì vậy nên việc mỗi một địa phương sẽ có 1 mong muốn gửi gắm đến các vị thần linh khác nhau. Nhưng nó đều thể hiện lòng tôn kính và thành tâm của gia đình đến các vị thần.
3. Nghi thức và bài khấn lễ ông Táo về trời
3.1 Nghi thức lễ tiễn ông Táo về trời
Để buổi lễ cúng ông Táo diễn ra thuận lợi, thể hiện được lòng thành kính của gia chủ thì bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị lễ cúng, dọn dẹp, lau dọn bàn thờ sạch sẽ
Bước 2: Sắp xếp đồ cúng gọn gàng, sạch sẽ lên bàn
Bước 3: Tiến hành cúng, đọc văn khấn tiễn ông Táo lên chầu trời
Bước 4: Hóa vàng, vãi thóc gạo cho chúng sinh
Bước 5: Phóng sinh cá chép sống (nếu có)
3.2 Bài khấn lễ ông Táo chầu trời
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
4. Thời gian thực hiện lễ rước ông Công ông Táo
Theo phong tục dân gian thì ông Táo sẽ lên chầu trời vào trưa ngày 23 tháng Chạp và báo cáo các việc với Ngọc Hoàng trong năm qua trong 7 ngày. Tức là đến ngày 30 tháng Chạp chúng ta sẽ làm lễ rước ông Công, ông Táo về lại với gia đình. Nếu tháng nào không có 30 Tết thì ta tiến hành rước ông Táo về ngày 29 Tết.
Bạn có thể tiến hành đón ông Táo về trong khoảng thời gian 23 – 23h45. Nên chọn giờ đẹp để tiến hành sẽ giúp cho gia đình năm mới gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Lưu ý phải đón ông Táo về trước 12 giờ đêm Giao thừa.
Để xem giờ tốt – xấu bạn có thể xem tại: Xem ngày giờ tốt – xấu miễn phí
Dù mỗi địa phương sẽ có nghi lễ, cách thức cúng ông Táo khác nhau. Nhưng nó đều thể hiện sự tôn trọng các vị thần linh, chăm lo đến hạnh phúc của gia đình. Và đặc biệt là sự gìn giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông ta. Hy vọng những thông tin bên trên đã giúp bạn tổ chức được lễ ông Táo đầy đủ, chu toàn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp có thể Comment bên dưới, các chuyên gia của Thăng Long đạo quán sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.
Thăng Long đạo quán với mong muốn giúp bạn có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng chúng tôi đã cho ra mắt ứng dụng. Khi tải ứng dụng bạn sẽ có thể xem được lá số tử vi, bát tự và lời giải chi tiết, cùng với đó là tìm số tài khoản, điện thoại hợp mệnh, cách cải vận bổ khuyết giúp cho cuộc sống gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Nhanh tay đăng ký ứng dụng phù hợp với điện thoại của mình tại: