Theo tín ngưỡng dân gian thì vào tháng 7 mọi gia đình sẽ tiến hành rất nhiều lễ cúng để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cảm ơn thần Phật. Đồng thời đây còn là dịp để bố thí, tỏ lòng thương xót đến các vong linh không nơi nương tựa. Vậy Rằm tháng 7 cúng gì cho thần linh, tổ tiên, vong hồn lang thang?
1. Tại sao nên cúng Rằm tháng 7?
Theo quan niệm dân gian thì tháng 7 âm lịch hàng năm cửa của Quỷ Môn Quan sẽ được mở. Các linh hồn có thể quay trở lại dương gian thăm người thân, gia đình và bạn bè. Chính vì vậy nên cứ đến tháng này mọi gia đình đều tiến hành các lễ cúng khác nhau.
- Cúng Phật, thần linh là để cảm tạ các đấng bề trên đã luôn che chở, phù hộ cho cuộc sống của gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Đồng thời hy vọng sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp như vậy trong tương lai.
- Cúng ông bà tổ tiên để tưởng nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục của người đi trước. Ngoài ra đây còn là dịp để con cháu quây quần, sum họp lại với nhau để nhắc lại những chuyện đã xảy ra trong quá khứ.
- Cúng chúng sinh (Lễ xá tội vong nhân) Trên đời này có rất nhiều người chết bất đắc kỳ tử, chết ngoài đường xá mà không có ai thờ cúng. Vậy nên vào tháng 7 này khi cửa âm phủ được mở ra họ không có nhà để về, không có nơi ăn chốn ở. Việc cúng bái này sẽ giúp những vong hồn không còn bị đói khát. Thể hiện lòng yêu thương, từ bi của con người, hy vọng các vong hồn không làm hại đến người trần mắt thịt.
Vậy Rằm tháng 7 cúng gì mới đúng theo phong tục của người Việt xưa?
2. Cúng Rằm tháng 7 những gì?
2.1 Lễ cúng gia tiên tại nhà Rằm tháng 7 gồm những gì?
Lễ cúng gia tiên hay còn gọi lễ cúng trong nhà là một trong những lễ mà gia đình bạn không nên bỏ qua vào ngày Rằm tháng 7. Thực hiện lễ cúng này bạn có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc mặn. Tùy vào điều kiện kinh tế, sở thích của gia đình mà có thể chuẩn bị các món ăn khác nhau.
Rằm tháng 7 cúng gì cho tổ tiên? Dưới đây là một vài gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
– Lễ vật
- Một ít tiền vàng, quần áo, giày dép được làm bằng giấy cho tổ tiên
- Một đia hoa quả
- Lọ hoa tươi
- Chén nước, rượu
- Trầu, cau tươi
- Nhang thơm, đèn cầy
– Mâm cỗ
Mâm cỗ mặn | Mâm cỗ chay |
Thịt gà hoặc thịt lợn Xôi đỗ xanh, xôi gấc Giò lụa Nem rán (chả ram) Rau luộc hoặc xào Canh miến, canh măng hoặc canh mọc Một bát cơm trắng | Xôi trắng ruốc nấm hương hoặc xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò hạt sen… Giò, chả chay. Nem chay hoặc nem nấm. Canh nấm hoặc canh rau củ, canh bóng chay. Cải xào sốt nấm hương. Đậu sốt nấm. |
2.2 Rằm tháng 7 cúng gì cho Thổ Địa – Thần Tài
Thông thường vào Rằm tháng 7 thì mọi gia đình thường chỉ cúng Thần tài – Thổ Địa những lễ vật, mâm cỗ cúng đơn giản như sau:
– Lễ vật
- Bộ tam sên: một miếng thịt luộc nguyên khối, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm luộc hoặc 1 con cua.
- Một đĩa bánh kẹo
- Một ít tiền vàng mã, thỏi vàng giấy và tiền lẻ
- Một đĩa gạo, một đĩa muối
- Hoa tươi
- Một đĩa hoa quả
- Chén rượu và nước
- Thuốc lá
- Trầu, cau tươi
- Nến cốc, nhang thơm
– Mâm cỗ cúng
Nếu gia đình có nhiều thời gian thì có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ mặn hoặc chay cúng thần linh. Nếu không thì chỉ cần cúng những lễ vật như trên là được. Việc cúng lễ này không cần thiết phải mâm cao cỗ đầy mà chủ yếu là lòng thành tâm của gia đình. Bạn có thể chuẩn bị những món ăn sau cho lễ cúng:
Miền Bắc | Miền Nam |
Thịt heo quay Gà luộc Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh Giò lụa Bánh bao Chè đậu xanh | Thịt heo quay cả con hoặc cắt miếng Cá lóc nướng Thịt vịt quay Xôi đậu xanh Giò heo Bánh bao Chè đậu xanh |
2.3 Cúng chúng sinh Rằm tháng 7 gồm những gì?
Mâm lễ cúng chúng sinh tùy mỗi gia đình đều có những lễ vật, đồ cúng khác nhau. Nhưng bạn nên chú ý khi cúng chúng sinh không được cúng các món mặn. Vì chúng có thể khơi dậy lên lòng tham của các vong hồn. Rằm tháng 7 cúng chúng sinh nên có những món đồ cơ bản sau:
- Một ít tiền vàng
- Một ít tiền mặt lẻ
- Cháo trắng nấu loãng (không cho bất kỳ gia vị nào cả)
- Một đĩa muối, một đĩa gạo
- Khoai, sắn, ngô luộc
- Bánh kẹo, bỏng, oản
- Một đĩa hoa quả
- Nước lọc
- Nhang, nến
- Một lọ hoa tươi
Ngoài ra khi cúng những lễ vật này thì bạn cũng cần chú ý nên đặt lễ vật ngoài trời, đặt trước sân, trước cửa nhà. Đồng thời nên thực hiện vào buổi chiều tối, khi ánh nắng đã dịu bớt. Nhưng cần lưu ý không nên cúng quá muộn, âm khí có thể làm tổn hại đến sức khỏe, vận khí của gia đình bạn.
3. Lưu ý khi thực hiện lễ cúng Rằm tháng 7
Khi thực hiện lễ cúng tại nhà bạn cần chú ý những điều sau đây:
- Lễ cúng thần linh và gia tiền thì phải được tổ chức ở trong nhà. Nếu có ban Thần Tài, Thổ Địa riêng thì làm lễ cúng riêng còn không thực hiện trên bàn thờ gia tiên là được.
- Lễ cúng chúng sinh thì phải được tổ chức ngoài sân, ngoài cổng. Khi rắc muối gạo thì nên đứng từ trong nhà tung ra ngoài đường. Không nên thực hiện ngược lại vì có thể sẽ rước các vong hồn lạ vào nhà.
- Với những gia đình khi cúng Phật, thần linh, tổ tiên chung một bàn thờ thì nên đặt các lễ vật theo thứ tự sau đây: trên cao nhất là đồ thờ Phật, sau đó là thần linh, cuối cùng là gia tiên. Không cúng lễ mặn lên bàn thờ Phật.
- Tháng 7 có rất nhiều vong hồn vất vưởng. Vậy nên khi cúng cần viết tên người thân trong gia đình của mình và đọc khi hóa vàng. Như vậy sẽ không bị vong hồn khác “cướp” mất đồ.
- Muốn người nhà, thần linh chứng thực cho lòng thành của mình thì khi cúng và hóa vàng phải đọc văn khấn đúng và đủ. Khi cúng thì phải ăn mặc lịch sự, đọc vừa đủ nghe để tránh vong hồn ở ngoài nghe được lẻn vào nhà, cướp mất lộc.
Hy vọng với những thông tin trên đây bạn không còn thắc mắc về Rằm tháng 7 cúng gì nữa. Nếu còn muốn tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích khác thì hãy truy cập vào website. Hoặc tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại của mình để cập nhật các kiến thức phong thủy mỗi ngày.
Ngoài ra khi sử dụng ứng dụng bạn có thể xem và tải lá số về máy điện thoại miễn phí. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp với điện thoại tại đây: