Trong quan niệm của một số người, Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch chỉ là dịp gia đình quây quần bên nhau cùng “giết sâu bọ”, cùng thưởng thức miếng bánh tro, quả vải, miếng mận chứ không cần thiết phải làm lễ cúng. Vậy Tết Đoan Ngọ có phải thắp hương không? Hãy tham khảo ngay bài viết sau. 

1. Tết Đoan Ngọ có phải thắp hương không?

Thắp hương (hay còn gọi là dâng hương, đốt hương, thắp nhang, đốt nhang) là một trong những phong tục đẹp được nước ta gìn giữ qua hàng nghìn năm và cũng là khâu quan trọng nhất trong 6 bước lễ. Dựa theo nếp nghĩ của người Việt, thắp nhang sẽ tạo ra những làn khói và đó chính là sợi dây vô hình giúp kết nối con người ở trần gian với gia tiên, thần, Phật. Cho nên vào những ngày cúng giỗ, nhà có hiếu – hỷ, ngày rằm, mùng 1 hay lễ Tết, người Việt có thói quen thắp hương để tưởng nhớ tổ tiên hay muốn gửi gắm một tâm nguyện nào đó tới các bậc bề trên.

Vì vậy, Tết Đoan Ngọ có phải thắp hương không? Câu trả lời là Có. Việc dâng hương ngày mùng 5 tháng 5 không chỉ thể hiện sự kính trọng, biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ trước mà còn là cách giáo dục con cháu “uống nước nhớ nguồn”, biết giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Mặt khác, đây còn là dịp cảm tạ trời đất, thần phật, tổ tiên cầu mong sức khỏe và một năm mùa màng bội thu.

2. Tết Đoan Ngọ thắp hương như thế nào?

2.1. Lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ

Theo phong tục truyền thống Việt, khi thắp hương Tết Đoan Ngọ, các gia đình cần chuẩn bị những lễ vật cơ bản sau:

  • 1 đĩa hoa quả ( tùy đặc sản từng miền như vải, mận, xoài, dưa hấu, dứa, thanh long, chôm chôm,…).
  • 1 lọ hoa tươi (thường chọn hoa may mắn như sen, hồng, cúc,…).
  • 1 chén nước, 1 chén rượu và 1 chén chè.
  • 1 bát cơm rượu nếp
  • 1 đĩa bánh tro (hay còn gọi là bánh gio, bánh ú, bánh nắng).
  • Một ít tiền vàng mã và nhang hương, đèn cầy.

Bên cạnh đó, ngoài những lễ vật cơ bản trên thì các gia đình sẽ dựa vào đặc sản nơi mình sinh sống để dâng cúng ngày Tết Đoan Ngọ. Dưới đây là gợi ý mâm cỗ theo 3 miền Bắc – Trung – Nam mà bạn có thể tham khảo để dâng lên trong ngày giết sâu bọ:

Miền BắcMiền TrungMiền Nam
Hoa tươi (hồng, cúc,…)

Trái cây (vải, mận, dưa hấu, xoài, chuối, đào,…)

Bánh gio

Cơm rượu nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng xới tơi.

Chè đậu xanh

Xôi, gà luộc, trứng luộc, canh rau củ

Chén rượu, nước, chè

Hương (nhang)

Nến

Hoa tươi (sen, đồng tiền, hồng, cúc,…)

Trái cây (vải, mận, thanh long, cam, quýt, xoài,…)

Bánh ú tro

Cơm rượu nếp ép thành khối

Chè kê, chè đậu xanh, chè hạt sen

Thịt vịt, canh măng, xôi hạt sen, chả ram

Chén rượu, nước, chè

Hương (nhang)

Nến

Hoa tươi (huệ, hồng, cúc,…)

Trái cây (vải, mận, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ,…)

Bánh ú bá trạng

Cơm rượu vo tròn

Chè trôi nước

Bánh bao

Chén rượu, nước, chè

Hương (nhang)

Nến

2.2. Văn khấn Tết Đoan Ngọ

Dưới đây là bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

3. Lưu ý khi thắp hương Tết Đoan Ngọ

Ngày Tết Đoan Ngọ thắp hương những gì không quan trọng bằng việc bạn thể hiện lòng thành tâm của mình đến gia tiên, thần phật. Khi thực hiện cúng thì cần chú ý những điều sau để nghi thức dâng hương diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp. Cụ thể:

  • Nên thắp hương ngày ngày Tết giết sâu bọ vào giờ đẹp để mang lại may mắn cho gia đình. Bạn có thể xem ngày giờ tốt – xấu qua công cụ của Thăng Long đạo quán.
  • Trước khi dâng hương, người cúng phải rửa tay sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
  • Khi tiến hành nghi lễ, gia đình nên tránh mâu thuẫn, cãi cọ, trẻ con khóc.
  • Đồ cúng nên dùng đồ thật, tránh dùng đồ giả như hoa quả nhựa, đồ chay giả thịt,… điều này cho thấy sự lừa dối, bất kính với các bậc bề trên.
  • Đèn, nến dùng để thắp hương không nên dùng đèn điện, vì nó chỉ sáng chứ không mang lại hơi ấm, tạo ảnh hưởng xấu đến việc thờ cúng.
  • Sau khi hương cháy được 2/3 thì nên đi hóa vàng. Như vậy thì tổ tiên mới nhận được đồ mà gia chủ gửi.
  • Để thể hiện sự thành tâm, người cúng nên học thuộc lòng bài văn khấn. Khi khấn đọc vừa phải, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ, tránh ngắt ngứ.

>> Xem thêm:Tất tần tật những điều cần biết về Tết Đoan Ngọ

Trên đây là những thông tin chia sẻ về Tết Đoan Ngọ có phải thắp hương không mà bạn có thể tham khảo. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về phong tục truyền thống Việt Nam, bạn hãy cài đặt ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng ngoài cung cấp tin tức còn hỗ trợ tra cứu miễn phí thông qua các công cụ (xem ngày giờ tốt xấu, xem phong thủy nhà cửa, xem tuổi, Bát tự hay Tử vì,…). Đồng thời, mỗi ngày người dùng ứng dụng sẽ được nhận bản tin phong thủy chia sẻ về công việc, sức khỏe, tình duyên, tài lộc và đưa ra gợi ý những việc nên hoặc không nên làm nhằm giúp cuộc sống thuận lợi may mắn. 

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây: