Rằm tháng 8 luôn là dịp lễ quan trọng trong năm. Do đó, đọc bài văn khấn Trung Thu trong dịp này là một phần không thể thiếu. Thăng Long Đạo Quán xin giới thiệu với các bạn những bài văn khấn rằm tháng 8 năm 2023 để các bạn tham khảo dễ dàng trong dịp này.
1. Rằm tháng 8 năm 2023 diễn ra khi nào?
Rằm tháng 8 luôn là thời điểm được quan tâm nhất trong các năm. Đây là dịp có nhiều ý nghĩa đối với cả người lớn và con trẻ. Người xưa tin rằng, ngày này cũng đánh dấu thời điểm giữa mùa thu, đi qua khoảng thời điểm tâm linh nhất là tháng 7 âm lịch.
Vậy rằm tháng 8 diễn ra khi nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Năm 2023 này, ngày rằm tháng 8 sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 29 tháng 9 Dương lịch.
2. Bài cúng rằm tháng 8 tổ tiên
2.1. Văn khấn Trung thu trên bàn thờ tổ tiên số 1
Trung thu rằm tháng 8 chính là dịp để con cái tưởng nhớ cha mẹ tổ tiên đã khuất, do đó rất cần làm mâm cúng và đọc văn khấn. Thăng Long Đạo Quán xin đưa ra bài cúng rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam của NXB Văn hóa Thông tin để quý bách gia tiện tham khảo.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là… ngụ tại…
Hôm nay là ngày rằm tháng 8, gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
2.2. Bài văn khấn số 2 rằm tháng 8 tổ tiên
Đây là một phiên bản khác để bạn tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.
Tín chủ chúng con là….
Ngụ tại….
Văn khấn rằm tháng 8, Văn khấn rằm, Bài cúng rằm, Bài cúng rằm tháng 8, văn khấn, bài khấn rằm tháng 8 âm lịch, cúng rằm tháng 8, khấn rằm tháng 8, khấn rằm tháng tám
Hôm nay là ngày Rằm tháng 8 năm… Nhân dịp Trung Thu, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…
Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)
3. Văn khấn Trung Thu Thổ Công, Thần Linh
Văn khấn rằm tháng 8 Thần Linh Thổ Địa bắt nguồn từ tín ngưỡng Đạo Mẫu và vẫn còn ảnh hưởng đến thời bây giờ. Người dân vẫn tin rằng vào mỗi dịp mùng 1 hay ngày Rằm đều phải chuẩn bị mâm cơm cúng và văn khấn đầy đủ tới Thần linh thì mới được phù hộ, bình an và may mắn. Dịp quan trọng như rằm Trung thu cũng không ngoại lệ. Dưới đây là văn khấn Thần linh để quý bách gia tham khảo.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…… Ngụ tại………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bên cạnh Thổ công, Thần linh thì văn khấn Thần tài cũng được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, dạng văn khấn này cũng được sử dụng nhiều ở các cửa hàng.
4. Văn khấn rằm tháng 8 tại cơ quan
Văn khấn rằm tháng 8 tại cơ quan sẽ gần như tương tự với văn khấn thần tài vào ngày mùng 1, mùng 10 hay ngày rằm hàng tháng. Khác biệt duy nhất là cần phải thay đổi một chút nội dung và cách xưng hô sao cho phù hợp.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Là giám đốc công ty (hoặc chức danh khác)…… Ngụ tại………
Hôm nay là ngày 15 tháng 8 âm lịch năm Quý Mão
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Đọc văn khấn rằm tháng 8 xin đừng quên cần chuẩn bị mâm lễ chỉn chu. Tham khảo ngay bài viết mâm cúng rằm tháng 8 tại cơ quan của Thăng Long Đạo Quán để biết được những gì tốt nhất trong ngày này nhé.
5. Cúng rằm tháng 8 giờ nào đẹp?
Theo quan niệm thông thường, các quý gia chủ nếu muốn cúng rằm tháng 8 vào thời điểm chiều 14, chiều 15 âm thì phải hoàn thành trước 18 – 19 giờ tối, còn nếu là sáng 15 âm thì phải xong trước 9 – 10 giờ sáng.
Còn theo phong thủy, cũng có vài giờ hoàng đạo đẹp để tiến hành việc cúng bái:
- Giờ Mão (5 giờ – 7 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Quý Đăng Thiên Môn.
- Giờ Thìn (7 giờ – 9 giờ): giờ Hoàng Đạo, Tứ đại cát thời.
- Giờ Tỵ (9 giờ – 11 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn, Phúc tinh quý nhân.
- Giờ Mùi (13 giờ – 15 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn.
- Giờ Dậu (17 giờ – 19 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Thiên Ất Quý nhân Dương quý nhân.
6. Lưu ý khi đọc bài cúng rằm Trung Thu
- Đọc văn khấn rằm tháng 8 không nhất thiết quá phân biệt chuyện cúng trong nhà hay ngoài trời, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành thực của gia chủ với các vị tiền nhân.
- Trước khi đọc văn khấn luôn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Như vậy mới có thể thể hiện sự tôn trọng của gia chủ với các Thần linh, Thổ công và tổ tiên. Không được mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn.
- Bên cạnh đó, trong lễ cúng lẫn đọc văn khấn phải tiến hành với một thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc nhỏ nhưng rõ ràng, rành mạch nếu không sẽ bị cho là bất kính và gặp phải những điều không may mắn.
- Cần đọc to những điều mà tiền nhân nhắc nhở con cháu cũng như những điều quan trọng muốn con cháu thực hiện.
- Khi thắp hương cần không gian thanh tịnh, yên tĩnh, không để bị người khác quấy rầy.
Với các bài văn khấn rằm tháng 8 cụ thể như trên, hy vọng quý bách gia đã có đầy đủ những thông tin cần thiết nhất. Chúc các bạn có một mùa Trung thu an lành bên bạn bè của mình. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết văn khấn Trung Thu của chúng tôi.