Tết Hàn thực là một ngày lễ vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm của người Việt. Vào ngày này, mọi người thường đi dọn dẹp mộ phần và dâng lễ lên tổ tiên. Bạn có biết, văn khấn Tết Hàn thực ngoài mộ như thế nào là đúng chuẩn? Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Ý nghĩa của việc khấn Tết Hàn thực ngoài mộ
Tết Hàn thực hay có nghĩa là “thức ăn lạnh”. Đây là ngày lễ Tết truyền thống xuất hiện tại một số tỉnh ở Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Hàng năm, vào ngày Tết Hàn thực người dân Việt thường chuẩn bị những món ăn truyền thống như bánh trôi, bánh chay để dâng lên các vị bề trên.
Đây có thể được coi là cách mà người dân tưởng nhớ đến những người thân trong gia đình. Nó đã trở thành ngày Tết truyền thống lâu đời, thể hiện lòng hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn của dân ta.
Cúng Tết Hàn thực ngoài mộ là một trong những công việc cúng lễ vào ngày Tết Hàn thực, tưởng nhớ nguồn cội.
>>> Xem thêm:Tết Hàn thực là ngày gì?
2. Văn khấn Tết Hàn thực ngoài mộ
Khi thực hiện nghi lễ cúng ngoài mộ, các gia đình cần biết bài cúng lễ đúng chuẩn để không phạm phải những sai lầm, thất lễ với các vị bề trên.
Văn khấn Tết Hàn thực ngoài mộ như sau:
2.1. Văn khấn Tết Hàn thực theo văn khấn Nôm truyền thống
Theo NXB Thanh Hóa, văn khấn Tết Hàn thực ngoài mộ như sau:
“Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:………..
Ngụ tại:………………………
Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận…
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!”
2.2. Văn khấn Tết Hàn thực cổ truyền
Theo văn khấn Tết Hàn thực cổ truyền trong Văn khấn cổ truyền Việt nam – NXB Văn hóa thông tin chi tiết như sau:
“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…
Hôm nay là ngày 3.3, gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật”
3. Những điều cần lưu ý khi khấn Tết Hàn thực ngoài mộ
Khi cúng Tết Hàn thực ngoài mộ cần lưu ý những điều sau:
- Không nhất thiết phải chuẩn bị mâm cao cỗ đầy, nhưng không được quá xuề xòa trong khâu chuẩn bị lễ vật cúng.
- Bánh trôi bánh chay dâng cúng nên có màu trắng tinh khôi. Nó thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy cũng như những hạnh phúc vẹn toàn trong cuộc sống.
- Phải mặc quần áo gọn gàng khi khấn.
- Không nên có tiếng nói tục chửi bậy xung quanh khi khấn.
- Đặc biệt cần nghiêm trang khi thực hiện nghi lễ để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
Nghi lễ khấn ngoài mộ là nghi lễ không thể thiếu của nhiều gia đình Việt hiện nay. Trên đây là bài văn khấn chi tiết chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ tới bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ được bạn áp dụng vào trong cuộc sống.
Đừng quên theo dõi Thăng Long Đạo Quán để cập nhật nhiều hơn các kiến thức bổ ích về phong thủy cũng như phong tục của người Việt nhé!