Vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng, người Việt sẽ theo phong tục truyền thống sắm lễ vật để cúng tổ tiên, thần linh, đức Phật để cầu khỏe mạnh, bình an, may mắn. Mà muốn gửi gắm những lời thỉnh cầu, mỗi gia đình sẽ phải chuẩn bị chu đáo văn khấn. Sau đây, Thăng Long Đạo quán sẽ gợi ý cho quý vị bài văn khấn gia tiên mùng 1 ngày rằm ngắn gọn và dễ nhớ. 

1. Bài văn khấn gia tiên ngày rằm mùng một

Theo quan niệm lâu đời, rằm mùng 1 âm lịch hàng được dân ta gọi là ngày Sóc. Tức là ngày mặt trăng và mặt trời cùng soi thấu tâm hồn mỗi con người giúp xóa bỏ mọi dục vọng xấu xa, đen tối để trong sạch, sáng suốt. Chính vì lẽ đó, mùng 1 được coi là ngày tốt nhất trong tháng để dâng lễ tri ân ông bà tổ tiên.

Dưới đây là bài cúng gia tiên rằm mùng 1 theo đúng phong tục cổ truyền Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần kèm 3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……
Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Một bài cúng gia tiên mùng 1 hôm rằm khác mà quý bạn có thể tham khảo thêm:

Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Tín chủ con là …………………………………………..
Ngụ tại ………………………………………….. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này,
– Hương hồn gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!

2. Cách sắm lễ cúng Gia Tiên mùng 1 ngày rằm

Thông thường bài lễ cúng Gia Tiên sẽ được thực hiện vào 2 ngày Sóc (mùng 1) và ngày Vọng (ngày rằm). Mâm cúng thường là các món chay, mặn hoặc đồ lễ đơn giản tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Ngoài cúng Gia Tiên, nhiều nơi còn thực hiện cúng Thổ Công riêng với mong muốn gia đạo được bình an, sự nghiệp thăng tiến. Thăng Long Đạo Quán gợi ý bạn Văn khấn Thổ Công và Gia Tiên đầy đủ nhất để gia chủ có thể tự mình thực hiện khi ở nhà. Về mâm lễ Gia Tiên, gia chủ có thể chuẩn bị một số đồ dưới đây:

  • Một chai rượu
  • Một bình hoa
  • Một đĩa trầu cau
  • Một cốc nước
  • Mâm cỗ đơn giản: thịt gà luộc, các món mặn

3. Lưu ý khi đọc bài cúng gia tiên rằm mùng 1

Cúng gia tiên rằm mùng 1 âm lịch là để bày tỏ lòng biết ơn, tri ân đến những người thân đã khuất, đồng thời cầu mong sự phù hộ của ông bà tổ tiên trong tháng mới. Để thể hiện hết tâm ý này, mỗi gia đình không nên bỏ qua những chú ý sau khi đọc văn khấn gia tiên ngày mùng 1 hôm rằm. Cụ thể:

  • Người đọc bài cúng cần ăn mặc sạch sẽ, nghiêm trang, chỉnh tề. Không mặc quần áo cộc tay, hay màu sắc lòe loẹt.
  • Tốt nhất là học thuộc lòng bài khấn thay vì viết ra giấy để đọc. Bởi khi cúng ta cần chắp hai tay mới thể hiện được sự thành kính của con cháu.
  • Đọc văn khấn không quá to hoặc quá nhỏ. Bởi đọc quá to theo dân gian là phạm húy, khiến cô hồn dã quỷ bên ngoài nghe thấy sẽ vào tranh cỗ cùng ông bà tổ tiên. Còn đọc quá nhỏ thì ông bà ông vải sẽ không nghe thấy lời con cháu mời về.
  • Trong lúc khấn phải tránh tiếng cãi cọ, tiếng trẻ khóc, tiếng ti vi hay loa đài.

>>> Xem thêm:Hướng dẫn thắp hương ông Thần Tài chuẩn nhất

Trên đây là chia sẻ về bài văn khấn gia tiên ngày rằm mùng một do Thăng Long Đạo Quán tổng hợp. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp mọi người thuận lợi ứng dụng vào trong cuộc sống nhằm mang lại bình an, may mắn. Hãy cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán để thường xuyên cập nhật tin tức phong thủy Việt bổ ích khác. Bên cạnh đó, hàng loạt công cụ tra cứu của ứng dụng, bao gồm xem ngày giờ tốt – xấu, xem tuổi kết hôn, động thổ, chuyển nhà, tìm vật phẩm cải vận bổ khuyết,…. đang chờ mọi người trải nghiệm miễn phí.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hay iOS tại đây: