Ngoài lễ vật, văn khấn ngày mùng 1 đầu tháng luôn là 1 vấn đề mà nhiều người quan tâm, bởi văn khấn mùng 1 cho gia tiên khác với ông Công ông Táo, khác với khấn bàn Thần Tài, hay cúng ở nhà khác với cửa hàng hoặc nhà trọ.

Chưa kể đến không ít người thắc mắc nên đọc bài cúng mùng 1 như thế nào để gửi được những tâm tư nguyện vọng tới gia tiên, gia thần? Vậy nên hãy tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời.

1. Văn khấn mùng 1 đầu tháng tại nhà

Văn hóa thờ phụng ở Việt Nam rất phong phú đa dạng, mỗi gia đình lại có cách sắp xếp bàn thờ khác nhau. Song đa số các gia đình đều tách riêng bàn thờ gia tiên và bàn thờ thần linh.

Bởi thờ gia tiên là cách con cháu tưởng nhớ những người thân đã khuất và thể hiện lòng biết ơn tới những sự hy sinh của tổ tiên. Còn thờ thần (Thổ Công, Thổ Địa, Thần Tài,…) là nhằm cầu mong bình an, may mắn, phát đạt, thành công. Chính vì sự tách biệt này mà văn khấn thắp hương ngày mùng 1 và ngày rằm cũng được chia thành 2 loại:

  • Bài cúng ông công, ông táo, thần tài.
  • Bài cúng gia tiên.

1.1. Văn khấn thắp hương ngày mùng 1 cho các vị thần

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Ý nghĩa cúng mùng 1 thổ công
Bài cúng ngày mùng 1

>>Xem thêm: Ý nghĩa ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng

1.2. Văn khấn thắp hương ngày mùng 1 cho gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần kèm 3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết …. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần kèm 3 lạy).

Cách cúng mùng 1 thổ công
Bài thắp hương ngày mùng 1 chỉ cần hương, hoa, quả, nước, trầu, cau.

>>Xem thêm: Mùng 1 đầu tháng nên làm gì để may mắn

2. Vấn khấn mùng 1 tại nhà thuê

2.1. Ở nhà thuê có phải cúng mùng 1 không?

Thường thì các nhà trọ nhỏ, xác định thuê tạm bợ 1 thời gian thì không cần làm bàn thờ, rước chân nhang về cúng mà có thể thay vào đó là đến lễ chùa, đền đình tại khu vực mình ở.

Còn nếu bạn thuê nhà ở lâu dài, nhà đẹp thì nên lập bàn thờ để cúng bái vào các ngày như mùng 1, ngày rằm hàng tháng.

2.2. Văn khấn mùng 1 tại nhà thuê

Tại nhà thuê khi bạn lập bàn thờ, rước bát hương thì khi bạn thờ ai thì tương ứng với đó là văn khấn người đó, Nội dung văn khấn mùng 1 đầu tháng tại nhà thuê hay nhà chính thì không có sự thay đổi, vậy nên bạn hãy dùng bài cúng trên nhé.

3. 3 lưu ý khi thắp hương ngày mùng 1

3.1. Cách sắm lễ cúng mùng 1

Đồ cúng dâng lên tổ tiên, thần Phật trong ngày đầu tháng thường đơn giản hơn các dịp lễ khác như cúng Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên Đán, vía Thần Tài,…. Thông thường lễ vật trong ngày này chỉ gồm: hương, hoa, trái cây, trầu cau, nước, tiền vàng mã.

Nếu gia đình nào muốn thịnh soạn hơn thì có thể thêm một số món ăn như: xôi, thịt gà hoặc lợn luộc, canh (măng, mọc, bóng,…) hay các món xào khác. Song để chuẩn bị đồ cúng, các gia đình nên tùy theo điều kiện kinh tế của mình, “giàu thì làm kép, hẹp làm đơn”.

3.2. Tác phong của người cúng

Ngoài việc chuẩn bị văn khấn gia tiên, gia thần vào mùng 1 thì tác phong của người cúng cực kỳ quan trọng. Cho nên khi cúng bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề.
  • Thành tâm, trong lòng không có tạp niệm khi đọc văn khấn. 
Bài thắp hương ngày mùng 1 và ngày rằm
Những điều lưu ý khi thắp hương ngày mùng 1 và ngày rằm

3.3. Nghi thức cúng

Về nghi thức cúng mùng 1, ngày rằm hay bất kể ngày gì thì gia chủ cần đảm bảo các lưu ý như sau:

  • Dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, bày biện lễ vật thật chu đáo.
  • Bày mâm lễ vật thấp hơn bàn thờ.
  • Cúng ông Công trước rồi mới cúng tổ tiên sau.

>>> Xem thêm: Mùng 1 đầu tháng nên đọc kinh gì?

Trên đây là văn khấn mùng 1 cổ truyền mà bạn có thể tham khảo. Nếu còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của Việt Nam thì bạn có thể cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán.

Ứng dụng ngoài việc hỗ trợ miễn phí các công cụ tra cứu (xem ngày tốt xấu, giờ hoàng đạo, hắc đạo, giờ xuất hành, xem Bát tự, Tử vi,…) còn cung cấp tư vấn giải đáp thắc mắc trực tiếp từ các chuyên gia phong thủy.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS dưới đây: