Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ Trừ Tịch. Nghi lễ này thường được thực hiện vào đêm 30 tháng Chạp Âm lịch với ý nghĩa tiễn năm cũ, đón năm mới. Mong cầu và hứa hẹn một tân niên may mắn, nhiều khởi sắc. Vậy, cúng giao thừa gồm những gì? Lễ vật cúng giao thừa đầy đủ nhất như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán để được giải đáp nhé!
1. Cúng giao thừa gồm những gì?
Ngoài việc đón các vị thần về ăn Tết, lễ cúng giao thừa còn mang ý nghĩa mời tổ tiên về sum họp cùng gia đình. Vì thế, người Việt thường chuẩn bị hai mâm cỗ trong nhà và ngoài trời để làm lễ.
1.1. Cúng giao thừa trong nhà gồm những gì?
1.1.1. Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà
Thông thường, lễ cúng giao thừa trong nhà cần được chuẩn bị chu tất. Lễ cúng bao gồm mâm cỗ và những vật phẩm khác. Mâm cỗ cúng giao thừa theo từng vùng miền là khác nhau. Dưới đây là mâm lễ mặn phổ biến nhất tại 3 miền gia chủ có thể tham khảo.
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
Thịt gà luộc Giò lụa Bánh chưng Xôi đỗ hoặc xôi gấc Bát canh măng hầm giò heo, canh mọc hoặc canh miến Nem rán Nộm Hành muối Thịt đông Đĩa rau luộc hoặc xào | Thịt gà luộc Gỏi gà bóp rau răm Thịt heo luộc hoặc kho Giò lụa Bánh chưng hoặc bánh tét Xôi đỗ hoặc xôi gấc Đĩa chả lụa Thịt đông Canh măng khô ninh hoặc canh miến Chả ram (nem rán) Cá chiên Củ kiệu, dưa hành | Thịt gà Chả giò Bánh tét Xôi đỗ hoặc xôi gấc Củ kiệu Canh khổ khoa nhồi thịt Canh măng tươi Thịt kho hột vịt Gỏi tôm thịt Chả ram (nem rán) |
Ngoài ra, nếu gia chủ cúng mâm lễ chay trong nhà thì cần chuẩn bị:
- 1 đĩa xôi
- 1 đĩa hoa quả
- Nước ngọt
Mâm cỗ cúng giao thừa
1.1.2. Các loại đồ cúng khác
Ngoài mâm cỗ cúng, gia chủ cần chuẩn bị những đồ cúng khác không thể thiếu:
- 1 đĩa trầu cau
- 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả
- Nhang, đèn dầu
- 1 đĩa muối
- 1 đĩa gạo
- 3 hoặc 5 ly trà
- Bánh mứt các loại tùy vào gia đình
- 1 bình hoa cúng
- Vàng mã…
2.1. Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?
2.1.1. Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời
Theo phong tục từ xưa của người Việt, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có:
- 1 con gà trống hoa luộc nguyên con
- 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng)
- Bánh kẹo
Gia chủ có điều kiện thành tâm cúng lễ, có thể chuẩn bị thêm những món như cúng trong nhà.
Nếu gia chủ muốn cúng lễ cúng chay thì có thể không sử dụng gà luộc. Tuy nhiên vẫn cần những món chay khác để mâm lễ thêm phần thịnh soạn, chu đáo.
2.1.2. Các loại đồ cúng khác
Mâm lễ cúng ngoài trời cũng cần phải đảm bảo những vật dụng không thể thiếu là:
- 1 đĩa trầu cau
- 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả
- Nhang, đèn dầu
- 1 đĩa muối
- 1 đĩa gạo
- 3 hoặc 5 ly trà
- Bánh mứt các loại tùy vào gia đình
- 1 bình hoa cúng
- Vàng mã…
3. Những lưu ý khi bày mâm lễ cúng giao thừa
- Thời gian cúng: Theo tục của người Việt xưa, cúng giao thừa tốt nhất vào 23 giờ 10 phút đến 00 giờ 40 phút của đêm giao thừa. Đây được coi là thời gian tốt nhất chuyển giao năm cũ và năm mới. Lúc này, đất trời như có sức sống mạnh mẽ, cũng như hứa hẹn một năm an khang thịnh vượng, khởi sắc. Do đó, các gia đình cần chuẩn bị đồ cúng đầy đủ cho thời khắc Giao thừa thiêng liêng.
- Gia chủ trước khi thắp hương phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề.
- Trước khi cúng không ăn thịt chó, mèo…
- Mâm cỗ không cần quá cầu kỳ nhưng lễ cúng phải có sự thành tâm của gia chủ.
- Tránh các món cúng nặng mùi như dê, cho, mực…
- Đặt lễ phải đặt trên bàn nhỏ, không đặt trực tiếp dưới đất
- Nên đặt bàn thờ theo hướng Nam, Đông.
Hy vọng với những chia sẻ về lễ cúng giao thừa trên đây, gia chủ sẽ có một mâm lễ cúng tươm tất. Chúc quý vị có một năm mới nhiều may mắn, vạn sự hanh thông.
>> Xem thêm:Văn khấn giao thừa năm 2021 chuẩn xác nhất
Nếu còn thắc mắc điều gì thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Các chuyên gia phong thủy của Thăng Long đạo quán sẽ hỗ trợ giải đáp giúp quý vị.