Đền Trần thờ ai? Đền Trần ở đâu? Nếu bạn đã nhiều lần nghe đến mọi người nhắc đến “đền Trần” nhưng vẫn chưa biết được ngôi đền này ở đâu và được thờ những ai. Vậy đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán để có thêm thông tin nhé!

1. Đền Trần ở đâu?

Đền Trần hay còn được gọi là Trần Miếu, hay vẫn được nhiều người gọi với cái tên là “đền Trần Nam Định. Nơi đây là một trong những quần thể đền thờ nổi tiếng ở phía Bắc. Ngôi đền được tọa lạc trên đường Trần Thừa, Lộc Vượng, Nam Định (bên cạnh là quốc lộ 10).

Quang cảnh bên ngoài đền Trần

Lịch sử hình thành đền Trần

Phủ Thiên Trường xưa, nay là Đền Trần là nơi lưu lại dấu ấn của Vương triều nhà Trần. Đây được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Vào năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất. Vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long. Quân và dân ta rút lui về phủ Thiên Trường nhằm huy động sức mạnh toàn dân.

Về sau, quân ta đã đánh bại quân Nguyên Mông. Vào ngày 14 tháng Giêng năm đó, vua Trần Thái Tông mở tiệc chiêu đãi và phong tước cho những người có công đánh giặc tại phủ Thiên Trường. Kể từ đó, cứ vào ngày này, nghi thức “khai ấn” được tổ chức tại đây. Vào ngày lễ, các vua Trần cho cúng tế tổ tiên trời đất, ban bổng lộc những người có công. Đồng thời mở đầu cho một năm mới của triều nhà Trần.

Đến thế kỷ XV, Phủ Thiên Trường bị phá hủy bởi quân Minh. Sau này, tại nền phủ lúc trước, chính quyền và nhân dân đã xây dựng Khu di tích Đền Trần Nam Định. Tại đây, người dân địa phương vẫn duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ các vua Trần đã có công bảo vệ đất nước.

Xem thêm bài viết: Miếu Ngũ Hành ở đâu?

2. Đền Trần thờ ai?

Đền Trần thờ 14 vị vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá

Đề Trần là nơi thờ 14 vị vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá và là nơi dâng ân cho nhà Trần. 

Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ dâng hương khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng Tám âm lịch hàng năm.

3. Kiến trúc đền Trần

Khu di tích đền Trần – Nam Định bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa. Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu về 3 công trình lịch sử này ở phần bên dưới nhé!

3.1. Đền Thượng

Đền Thượng hay còn gọi là đền Thiên Trường, được tọa ở trung tâm của đền Trần Nam Định. Đền được xây trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ tộc của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các Thái Thượng Hoàng nhà Trần sống và làm việc.

Đền Thượng hay còn gọi là đền Thiên Trường

Đền Thượng hiện nay gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. 

Tiền đường là nơi để ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Trung đường đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần. Chính tẩm thờ tự 4 vị thủy tổ họ Trần, và các phu nhân, hoàng phi. Tòa thiêu hương (kinh đàn) đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần.

Xem thêm bài viết: Phủ Tây Hồ thờ ai?

3.2. Đền Hạ

Đền Hạ hay còn được gọi là đền Cố Trạch, nằm ở mặt Đông của khu di tích Đền Trần Nam Định. Nơi đây đặt 3 bài vị của 3 vị tướng thân tín Trần Hưng Đạo là: Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.

Đền Cố Trạch

Trung đường thờ bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, 4 người con trai, Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Chính tẩm đặt bài vị cha mẹ, Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), 4 con trai và 4 con dâu, con gái và con rể.

3.3. Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa được xây dựng lại từ năm 2000, trên nền cung Trùng Hoa – nơi các hoàng đế nhà Trần đến tham vấn các vị Thái Thượng Hoàng. Tại đây, đặt 14 pho tượng được đúc bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.

4. Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày nào?

Hàng năm, đền Trần Nam Định diễn ra hai lễ hội lớn, là lễ khai ấn đền Trần (đầu Xuân) và hội đền Trần (tháng tám). Đây là lễ hội lớn được người dân Nam Định nói riêng và nhân dân cả nước nói chung mong ngóng, chờ đợi. Để được bày tỏ lòng tri ân công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp, phước lành,…

Lễ hội đền Trần

Lễ khai ấn sẽ được tổ chức vào ngày 14 –  15 tháng Giêng. Chiều ngày 14, làm lễ đưa hòm ấn từ nội điện đền Cố Trạch đến đền Thượng… Sáng sớm ngày 15 sẽ có lễ phát ấn cho người dân.

Còn hội đền Trần sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 20 tháng Tám âm lịch. Ngày Lễ bắt đầu với các đoàn rước từ đình chung và các đền xung quanh về dâng hương tại đền Thượng. Phần hội có các hoạt động văn hóa dân gian hấp dẫn như biểu diễn võ thuật, đấu vật, đánh cờ, cầu kiều, hát văn, múa Bài Bông, múa lân và nhiều chương trình văn nghệ hấp dẫn khác.

Tuy nhiên, nếu khách thập phương muốn đến tham quan vào các ngày khác trong năm, thì nên chọn những ngày tốt, tránh đi ngày xấu. Và nếu bạn chưa chọn được ngày tốt, thì đừng quên trên Thăng Long Đạo Quán có XEM NGÀY TỐT XẤU hoàn toàn miễn phínhé!

5. Cần lưu ý gì khi đi lễ tại đền Trần

Nên chọn trang phục phù hợp khi đến nơi linh thiêng

Điều đầu tiên mà du khách đến đền Trần Nam Định đó là trang phục lịch sự, ưu tiên quần dài, tuyệt đối không mặc đồ quá ngắn, hở hang, gợi cảm.

Không văng tục, nói chuyện mất lịch sự.

Nếu đến đền vào dịp lễ hội thì nên hỏi giá trước khi mua bất cứ thứ gì để tránh bị chặt chém, đặc biệt là thuê người viết sớ phải hỏi giá trước khi viết. Không nên mang theo quá nhiều tiền để tránh bị kẻ gian móc túi.

Xem thêm bài viết: Những lưu ý khi đi Chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu

6. LỜI KẾT

Qua những thông tin trên mà Thăng Long Đạo Quán chia sẻ, mong rằng bạn đọc đã có được lời giải cho câu hỏi “đền Trần thờ ai?”. Và những lưu ý khi đến với ngôi đền này.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại di động để cập nhật tin tức về Tử vi, Phong thuỷ, xem ngày….

Xem thêm về: