Cứ đến ngày Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch là mọi gia đình lại chuẩn bị một mâm lễ nhỏ với bánh trôi, bánh chay để dâng lên các vị thần linh, tổ tiên. Nhưng không phải ai cũng biết rõ về ngày tết này. Hãy cùng Thăng Long đạo quán tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, mâm cúng và văn khấn của ngày tết bánh trôi bánh chay qua những thông tin dưới đây.

1. Tết Hàn thực là ngày gì?

  • Nguồn gốc Tết Hàn thực

Tết Hàn thực bắt nguồn từ Trung Quốc, chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu 770 – 221, vua nước Tấn là Tấn Văn Công vì gặp loạn nên phải đi lưu vong ở các nước láng giềng. Lúc bấy giờ có 1 hiền sĩ hộ tống là Giới Tử Thôi, ông đã hiến rất nhiều kế sách, mưu lược cho vua. Thậm chí khi lưu vong vì hết thương thực Tử Thôi đã cắt thịt đùi của mình nấu ăn dâng vua.

Sau này khi Tấn Văn Công trở về làm vua nước tấn đã phong thưởng rất hậu cho những người phò tá vua lúc lưu vong rất hậu, nhưng lại quên mất Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán trách mà coi đây là việc nên làm và ông cùng với mẹ vào rừng ở ẩn. Sau này khi vua nhớ ra cho người đi tìm nhưng ông nhất quyết không quay về. Để ép ông quay trở về vua sai người đốt rừng, nhưng ông quyết trí, không màng danh lợi nên 2 mẹ con bị chết trong đám cháy.

Vì vậy nên vua rất hối hận và cho lập đền thờ. Cứ đến ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ đến vị thần hiền tài, nhà vua cấm người dân đốt lửa nấu ăn, muốn nấu đồ cúng thì phải thực hiện từ hôm trước.

  • Ý nghĩa Tết Hàn thực ở Việt Nam

Theo chữ Hán thì “Hàn” là lạnh, “thực” là thức ăn, Tết hàn thực là tết ăn đồ ăn lạnh. Dù nó được bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng người dân Việt thờ cúng không phải để tưởng nhớ đến vị quan của Trung Quốc mà nó mang nhiều ý nghĩa, bản sắc riêng của dân ta.

Không như người Trung Quốc kiêng đốt lửa, người dân Việt Nam lại có phong tục riêng vào ngày 3/3 âm lịch. Mọi gia đình chuẩn bị bánh trôi, bánh chay dâng lên các vị thần linh, gia tiên với ý nghĩa tưởng nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục, hy sinh của người đã mất.

Ngoài ra nó còn có ý nghĩa nhắc nhở con cháu nhớ về sự tích của Âu Cơ và Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo mẹ lên rừng, bánh chay là để tưởng nhớ đến 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Tết Hàn thực nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn dân tộc, ghi nhớ công lao của những người đã mất. Và đây còn là dịp để con cháu đi xa được trở về, quây quần bên mâm cơm ấm áp của gia đình.

Xem thêm: Ý nghĩa Tết Hàn thực là gì ở Việt Nam và các nước châu Á?

2. Tết Hàn thực 3/3 âm lịch vào ngày nào dương?

Tết Hàn thực được ấn định diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Và nó thường diễn ra trước Tết Thanh Minh (04/04 dương lịch) Nhưng năm nay theo lịch vạn niên thì năm 2021 Tết bánh trôi chay mùng 3/3 sẽ trùng vào thứ 4, ngày 14/04/2021 dương lịch. Và Tết 3/3 năm nay diễn ra sau Tết Thanh Minh.

3. Mâm lễ cúng Tết Hàn thực gồm những gì?

Mỗi một vùng miền, địa phương sẽ có phong tục, cách cúng Tết Hàn thực khác nhau nhưng trong mâm cúng cần có những món cơ bản như sau:

  • Bánh trôi, bánh chay 
  • Mâm ngũ quả: Tùy vào từng vùng mà bạn nên bày các loại quả khác nhau. Nên chọn 5 loại quả có màu sắc khác nhau để đại diện cho ngũ hành giúp thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính và hy vọng gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
  • Hoa tươi: Cũng giống với mâm ngũ quả thì tùy vào từng vùng miền mà bạn có thể mua những loại hoa khác nhau. Tuy nhiên không nên cúng các hoa ị dập nát, héo úa. Nó thể hiện điều không tốt có thể xảy ra với gia đình.
  • Một chén nước sạch, rượu
  • Trầu cau tươi
  • Nhang thơm, đèn cầy (nến)
  • Một chút tiền vàng

Nếu gia đình có nhiều thời gian, điều kiện kinh tế thì có thể chuẩn bị thêm các món ăn mặn hoặc chay. Tuy nhiên điều này là không bắt buộc nên không có cũng không sao. Điều quan trọng nhất khi cúng Tết bánh trôi bánh chay là lòng thành kính của gia chủ dâng.

Xem thêm: Bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực có ý nghĩa gì? Mỗi vùng miền khác nhau thế nào?

4. Văn khấn Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Dì, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …………………………………………………………………………………..

Ngụ tại: ……………………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày………………………… gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

(Vái lạy 3 lần)

Trên đây là những thông tin mà Thăng Long đạo quán muốn giải đáp cho bạn về ngày Tết Hàn thực. Nếu vẫn còn các câu hỏi cần giải đáp thì bạn có thể Comment bên dưới hoặc tham khảo thêm các bài viết khác tại chuyên mục Phong tục Việt của chúng tôi.

Hiện nay Thăng Long đạo quán đã có ứng dụng trên điện thoại di động để giúp cho bạn đọc cập nhật các thông tin về phong thủy mỗi ngày. Khi sử dụng thì bạn không chỉ nhận được thông báo mỗi ngày mà còn có thể dùng các công cụ miễn phí mà không phát sinh bất kỳ chi phí nào. Cài đặt và sử dụng ứng dụng Thăng Long đạo quán ngay hôm nay để áp dụng phong thủy vào cuộc sống tốt hơn: