Từ xưa đến này cứ đến ngày mùng 3/3 âm lịch thì mọi gia đình đều chuẩn bị bánh trôi bánh chay để dâng lên tổ tiên, thần linh. Và 2 loại bánh này được coi là đặc trưng mỗi khi tổ chức ngày Tết tháng 3. Tuy nhiên để hiểu hết được ý nghĩa cũng như cách làm bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực là gì? Và thấy được sự khác biệt của 2 loại bánh này ở mỗi vùng miền thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Thăng Long đạo quán tìm câu trả lời trong bài viết này.

Sự tích bánh trôi bánh chay Tết Hàn Thực

Theo một số tài liệu, Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, gắn liền với điển tích từ thời Xuân Thu. Để tưởng niệm lòng trung thành của hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, vua nước Tấn đã lập miếu thờ, hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa trong 3 ngày. Bên cạnh đó, chỉ được ăn đồ ăn nguội từ ngày 3 – 5/3 âm lịch hàng năm. Từ đó, ngày 3/3 âm lịch được dân gian gọi là Tết Hàn thực.

Nguồn gốc bánh trôi bánh chay ngày tết hàn thực thăng long đạo quán
Nguồn gốc bánh trôi bánh chay

Tục lệ này sau đó đã du nhập vào Việt Nam theo chân những người đi lính thời kỳ Bắc thuộc. Nhưng kể từ thời Lý, Tết Hàn thực đã được Việt hóa, hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay, tức là Tết tháng 3 của người Việt. Vì vậy, bánh trôi, bánh chay là món ăn đặc trưng của Việt Nam vào ngày lễ này. Còn ở Trung Quốc, người ta không ăn bánh trôi, bánh chay ngày Tết Hàn thực mà chỉ ăn chè trôi nước, bánh thanh đoàn tử, bánh cuộn thừng, nem cuốn…

Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương lại cho rằng, Tết Hàn thực ở Việt Nam không bắt nguồn từ Trung Quốc mà liên quan đến nền văn minh của người Việt. Bởi vì, ngày 3/3 là đánh dấu ngày kết thúc của Mộc khí, tức là kết thúc cho mùa xuân. Do vậy, vào ngày này, người Việt tổ chức Tết Hàn thực, ăn và cúng đồ nguội, tiêu biểu là bánh trôi, bánh chay để mong mùa hè bớt nóng. Và Tổ tiên chúng ta sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay để thắp hương là hoàn toàn dựa trên nguyên lý âm dương ngũ hành chứ không hề liên quan tới Phật giáo, Đạo giáo. Mặc dù vậy, trung tâm cũng chưa dẫn được những sử liệu khoa học xác đáng và có nhầm lẫn về mặt lịch sử khi coi Tết Hàn thực chính là Tết Đoan ngọ, diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch.

1. Bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực có ý nghĩa gì?

Trong ngày Tết Hàn thực thì mọi người dân Việt Nam đều làm hoặc mua bánh trôi bánh chay để dâng lên Phật, thần linh, tổ tiên. Chính vì thế mà nhiều người sẽ quen gọi với cái tên Tết bánh trôi, bánh chay hơn. Khi cúng bánh trôi, bánh chay người dân hy vọng sẽ gặp nhiều may mắn, những điều tốt đẹp, viên mãn, tròn đầy, tinh khiết như viên bánh.tết hàn thực bánh trôi bánh chay

Bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực được làm từ gạo nếp – thành quả lao động vất vả của người dân sau mỗi vụ mùa. Điều này thể hiện nền văn minh lúa nước lâu đời của dân ta cùng với các loại bánh truyền thống khác như bánh chưng, bánh giầy.

Đặc biệt khi xếp các bánh trôi bánh chay tròn và trắng mịn lên đĩa còn khiến người ta nhớ đến sự tích bọc trăm trứng – con rồng cháu tiên của mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân. Vậy nên khi thắp hương 2 loại bánh này còn mang ý nghĩa tưởng nhớ về cội nguồn, nhớ về công lao sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, tổ tiên. Nhắc nhở con cháu không được quên đi nguồn gốc, công lai của người đi trước.

2. Bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực ở các vùng miền khác nhau thế nào?

Dù có chung ngày Tết mùng 3/3 tuy nhiên ở mỗi vùng miền khi làm bánh trôi bánh chay Tết hàn thực lại khác nhau. Cùng Thăng Long đạo quán tìm hiểu sự khác nhau trong văn hóa từng vùng miền qua bảng dưới đây:

Miền BắcMiền TrungMiền Nam
  • Người dân miền Bắc ngoài món bánh trôi có nhân đường nâu, bánh chay có nhân đỗ và được ăn với nước thì ở một số địa phương lại có những loại bánh đặc trưng riêng biệt như:
  • Cao Bằng, Lạng Sơn: Người dân lại có món bánh Coóng phù – bánh vẫn được làm bằng gạo nếp nhưng nhân là lạc rang giã nhỏ nấu với đường đỏ. Nhiều người lại làm nhân là đỗ xanh giã nhỏ trộn với đường trắng. Và khi ăn thì múc ra bát chan thêm nước đường mật mía đun nóng và vài lát gừng mỏng.
  • Ngoài ra người Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) người ta còn làm bánh nhót. Loại bánh có hình dài, không có nhân, sau khi luộc xong thì xào qua với mật mía và lạc rang.
Người miền Trung thì chỉ có món bánh trôi được làm bằng gạo nếp với đường đỏ. Bánh chay nhân đỗ xanh được chan với nước bột sắn dây nấu với hạt đỗ xanh, đường trắng như truyền thống.
  • Khác với người miền Bắc, miền Trung, người miền Nam chỉ làm chè trôi nước chứ không làm bánh trôi bánh chay theo kiểu truyền thống.
  • Chè trôi nước được nặn hình tròn, nhân bánh thường là đậu xanh nhuyễn với dừa khô, hành phi và đường. Sau khi luộc xong sẽ được múc ra bát ăn với nước đường gừng, có thêm nước cốt dừa, vừng rắc lên trên cho ngậy.

Xem thêm: Tết Hàn thực cần chuẩn bị những gì

3. Tại sao Tết Hàn thực lại ăn bánh trôi, bánh chay

Theo các chuyên gia văn hóa, người Việt ăn bánh trôi, bánh chay xuất phát từ việc cả 2 loại bánh này đều được làm từ bột gạo nếp – thành quả lao động vất vả của con người, thể hiện nền văn hóa lúa nước của Việt Nam.

Ngoài ra, bánh trôi, bánh chay có hình tròn, xếp cạnh nhau trên đĩa nên ăn 2 loại bánh này có ý nghĩa tưởng nhớ đến sự tích “Mẹ Âu Cơ cùng bọc trăm trứng”, nối tiếp truyền thống uống nước nhớ nguồn. Bánh trôi là biểu tượng cho 50 quả trứng, nở ra 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên rừng. Bánh chay biểu tượng cho 50 quả trứng, nở ra 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển.

Một số quan điểm khác cho rằng, ngày 3/3 âm lịch đánh dấu cho ngày kết thúc của mùa xuân, bắt đầu cho mùa hè. Do vậy, vào Tết Hàn thực, chúng ta ăn và cúng đồ nguội, tiêu biểu là bánh trôi, bánh chay thể hiện sự cầu mong mùa hè bớt nóng.

4. Cúng bánh trôi Tết Hàn thực mấy chén

Bánh trôi bánh chay là món ăn không thể thiếu khi cúng Tết Hàn thực. Và khi cũng cũng giống như thắp hương, người xưa quan niệm rằng chỉ nên cúng số lẻ: 1,  3 hoặc 5 bát. Bởi số lẻ là số tâm linh, có thể mang lại may mắn, tốt lành. Và đặc biệt không nên cúng số chẵn như 2, 4, 6 vì đây là số dương có thể mang lại những điều xui xẻo, không may mắn cho gia đình.

Ngoài ra một số gia đình cẩn thận hơn còn bày số lượng bánh trên đĩa và bát theo số lẻ. Vì họ cho rằng như thế sẽ mang lại may mắn tốt lành hơn cho gia đình.

Xem thêm: Tết Hàn thực có phải thắp hương không

bánh trôi bánh chay tết hàn thực

5. Cách làm bánh trôi bánh chay tết Hàn Thực

Hiện nay, ngoài bánh trôi, bánh chay là 2 loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết Hàn thực thì có nhiều người còn làm thêm cả bánh quả nhót. Dưới đây là cách làm các loại bánh trên.

5.1 Cách làm bánh trôi

cách làm bánh trôi thăng long đạo quán
Cách làm bánh trôi

Nguyên liệu:

  • 500g bột gạo nếp.
  • 50g bột gạo tẻ.
  • 100g đường phèn.
  • Nửa bát con vừng trắng rang.
  • Nửa bát con dừa nạo sợi.
  • Nước lọc.
  • 1 thìa cà phê muối ăn.

Thực hiện:

Bước 1: Nhào bột bánh

  • Bạn trộn bột gạo nếp với bột gạo tẻ theo tỷ lệ 1:4. Sau đó cho 1 ít nước và muối ăn vào trộn đều và nhào thành khối mềm, đến khi không bị dính tay nữa là được.
  • Bọc bột vào tấm vải sạch, ủ trong 30 phút.

Bước 2: Làm nhân bánh

  • Đường phèn bạn mang đi cắt thành từng miếng vuông (dài khoảng 1cm).
  • Rang vừng trắng đến khi vàng, thơm thì tắt bếp.

Bước 3: Nặn bánh

  • Lấy bánh vừa ủ ra, nặn thành hình tròn. Sau đó dùng ngón tay ấn vào giữa viên bột, cho đường phèn vào rồi vê viên bột cho kín là được.
  • Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột và nhân.

Bước 4: Luộc bánh

  • Đun 1 nồi nước vừa đủ. Sau khi nước sôi thì cho bánh vào, đun cho đến khi nước sôi trở lại thì giảm nhỏ lửa.
  • Bạn đun cho đến khi bánh nổi lên, vỏ bánh trong thì vớt ra, thả vào nồi nước đã đun sôi, để nguội khoảng 2 phút.
  • Vớt bánh để ra đĩa sao cho bánh không đè lên nhau. Tiếp theo rải vừng rang, dừa nạo sợi lên bánh là có thể thưởng thức.

5.2. Cách làm bánh chay

cách làm bánh chay thăng long đạo quán
Cách làm bánh chay

Nguyên liệu:

  • 200g bột gạo nếp.
  • 200g đậu xanh đã bóc vỏ.
  • 100g đường.
  • 2 thìa cà phê bột sắn dây hoặc bột năng.
  • Nửa bát con vừng trắng rang chín.
  • Nước ấm.

Thực hiện:

Bước 1: Làm nhân bánh

  • Vo sạch đầu xanh với nước, ngâm trong 2 – 4 tiếng. Sau đó vớt đậu xanh ra rổ, rửa sạch bằng nước và đem đi hấp đến khi hạt đậu mềm là được.
  • Để lại khoảng 1 bát đậu xanh. Chỗ còn lại thì cho vào máy xay sinh tố để xay mịn. Tiếp theo đổ đậu ra chảo, bật bếp lên sên cho đậu dẻo, mịn, khô ráo.
  • Chia đều đậu thành từng viên tròn, nhỏ, bọc kín lại để làm nhân.

Bước 2: Làm vỏ bánh và nặn bánh

  • Trộn đều bột gạo nếp với nước ấm cho đến khi bột thành khối mịn dẻo, không dính tay là được.
  • Vo tròn thành từng viên nhỏ rồi dùng ngón tay ấn giữa vỏ bánh, cho đậu xanh vào.
  • Vê viên bột lại cho kín là được. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết nhân và bột bánh.

Bước 4: Luộc bánh

  • Đun sôi nước, thả bánh vào luộc.
  • Khi thấy bánh nổi lên, vỏ có màu trong thì luộc thêm 1 – 2 phút rồi tắt bếp.
  • Vớt bánh ra, cho vào bát nước đun sôi để nguội khoảng 5 phút.

Bước 5: Nấu nước bánh

  • Cho đường vào nước luộc bánh, đun sôi lên.
  • Pha bột năng hoặc bột sắn dây với 1 bát nước. Sau đó cho hỗn hợp này từ từ vào nồi và khuấy đều.
  • Tiếp tục đun sôi 1 lần nữa. Tiếp theo, cho 1 bát đậu xanh đã hấp chín vào khuấy đều, tắt bếp.
  • Cho nước chè vừa nấu ra bát, sau đó cho bánh chay vào, rắc vừng lên là có thể thưởng thức.

5.3. Cách làm bánh quả nhót

cách làm bánh nhót thăng long đạo quán
Cách làm bánh nhót

Nguyên liệu:

  • 500g bột gạo nếp.
  • 1 bát mật mía.
  • 2 muỗng lạc rang giã nát.
  • Nước lọc.

Thực hiện:

Bước 1: Nhào bột bánh

  • Bạn trộn bột gạo nếp với nước, muối ăn và nhào thành khối mềm, đến khi không bị dính tay nữa là được.
  • Bọc bột vào tấm vải sạch, ủ trong 30 phút.

Bước 2: Nặn bánh

  • Lấy bánh vừa ủ ra, nặn thành hình quả nhót.
  • Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột và nhân.

Bước 4: Luộc bánh

  • Đun 1 nồi nước vừa đủ. Sau khi nước sôi thì thả bánh vào, cho đến khi nước sôi trở lại thì giảm nhỏ lửa.
  • Bạn đun cho đến khi bánh nổi lên, vỏ bánh trong thì vớt ra, thả vào nồi nước đã đun sôi, để nguội khoảng 2 phút.
  • Vớt bánh để ra, cho bánh vào nồi xào cùng mật mía đến khi mật mía sôi.
  • Cho bánh ra đĩa, rải thêm 1 chút lạc rang giã nát là có thể thưởng thức.

Xem thêm: Mâm cúng Tết Hàn thực

Ngoài 3 loại bánh trên thì vào Tết Hàn thực, người ta còn làm bánh cuốn, hay còn gọi là bánh xuân thái theo cách gọi của thời nhà Trần, Lý. Tuy nhiên, tục làm bánh cuốn ngày Tết Hàn thực là nét đặc trưng của người Việt ngày xưa, đến nay không còn phổ biến.

6. Những lưu ý khi làm bánh trôi, bánh chay Tết Hàn thực

Khi làm bánh trôi, bánh chay Tết Hàn thực, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên chọn nguyên liệu làm bánh sạch: Gạo nếp không bị mối mọt, đậu xanh không chứa chất bảo quản…
  • Nếu làm bánh trôi, bánh chay để cúng thì tuyệt đối không nêm nếm. Theo quan niệm dân gian, nêm nếm đồ cúng nghĩa là chúng ta đang ăn trước khi cúng tổ tiên, thần linh. Như vậy là bất kính.
  • Hiện nay, có một số gia đình làm bánh trôi, bánh chay, bánh quả nhót có nhiều màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…) và nhiều hình thù (hình con lợn, con cá…). Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa, làm bánh nhiều màu sắc như vậy là không đúng với ý nghĩa gốc rễ. Gốc rễ của các loại bánh này có màu trắng, hình tròn, biểu tượng cho sự tròn đầy, tinh khiết. Mặc dù vậy, tùy theo từng quan niệm, mục đích làm bánh (cúng, ăn…) của từng gia đình mà có thể làm bánh theo ý nghĩa gốc rễ của nó hoặc không.

Trên đây là những thông tin mà Thăng Long đạo quán muốn giúp bạn giải đáp về vấn đề bánh trôi bánh chay có ý nghĩa gìcách làm bánh trôi bánh chay tết Hàn Thực?. Nếu muốn tìm hiểu thêm các phong tục khác thì bạn có thể tham khảo các bài viết tại chuyên mục Phong tục Việt của Thăng Long Đạo quán nhé.

Có thể bạn chưa biết: