Ông Công, ông Táo cưỡi cá chép là hình tượng rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lý do vì sao các vị thần này lại cưỡi cá chép về trời. Do đó, bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc trên.
1. Phong tục cúng và phóng sinh cá chép vào ngày 23 tháng Chạp
Truyền thuyết xưa kể lại, ông Công, ông Táo là những vị thần được Thiên đình phái xuống trần gian để theo dõi việc làm tốt – xấu của con người. Cứ tới 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những sự việc đã xảy ra trong năm để Ngọc Hoàng định đoạt công – tội cho con người.
Chính vì vậy, cứ tới 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt lại cúng cá chép. Ở miền Bắc, người dân sẽ thả 2 hoặc 3 con cá chép sống vào chậu nước để cúng trên bàn thờ ông Táo, sau đó sẽ phóng sinh cá ra sông, ao, hồ. Tại miền Trung, người dân sẽ thay cá chép bằng cúng ngựa giấy. Còn người miền Nam sẽ cúng cá chép bằng giấy.
2. Tại sao ông Táo cưỡi cá chép về trời?
Để lý giải lý do vì sao ông Táo lại cưỡi cá chép về trời thì cần dựa vào sự tích “Cá chép vượt vũ môn để hóa rồng”. Trong dân gian kể lại rằng, một năm nọ, do bị hạn hán nên Ngọc Hoàng đã mở cuộc thi tìm một con vật ở dưới nước có thể lên làm rồng. Cuộc thi được chia làm 3 vòng tương ứng với 3 đợt sóng dữ dội. Nếu con nào vượt qua 3 đợt sóng đó thì sẽ được hóa rồng.
Bằng sự quyết tâm, kiên trì, cá chép đã vượt qua những loài vật tham gia và đi thẳng đến cửa vũ môn, giành chiến thắng. Sau đó, cá chép đã hóa thành rồng, bay trên trời và phun mưa xuống trần gian, khôi phục cuộc sống ấm no cho dân chúng.
Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian cho rằng, người Việt xưa quan niệm, cá chép có thể hóa rồng và bay lên trời được. Còn Giáo sư Trần Lâm Biền chia sẻ, trong âm dương, cá chép tượng trưng cho phần âm, đồng nhất với mặt trăng nên người Việt đã chọn cá chép làm phương tiện để Táo Quân bay về trời.
3. Ý nghĩa hình tượng cá chép
Cá chép được xem là con vật của Thiên đình vì đã trở thành rồng. Vì vậy, đây là con vật linh thiêng, được người Việt sùng bái. Hình tượng cá chép mang ý nghĩa như:
- Tượng trưng cho sức khỏe, sự bình an.
- Cá chép cũng được xem như rồng, giúp đem lại bình an, giàu có, tài lộc và thành công cho con người.
- Trong Phật giáo, cá chép là con vật rất được coi trọng, kỵ sát sinh.
4. Những lưu ý khi chọn và phóng sinh cá chép ngày 23 tháng Chạp
Trong ngày cúng ông Công, ông Táo, nếu bạn đã chọn cúng bằng cá chép giấy thì thôi cá chép sống. Khi cúng cá chép sống, bạn nên lưu ý về cách chọn và cách thả cá.
- Khi phóng sinh cá, bạn nên chọn ao hồ sạch, không thả cá từ trên cao xuống vì sẽ làm cho cá dễ chết. Cách chuẩn nhất để phóng sinh cá là nghiêng túi/ bát đựng cá vào mép nước gần để cả tự bơi vòng dòng nước.
Xem chi tiết cách thả cá chép ngày ông Táo đúng nhất, giúp mang lại may mắn, tài lộc.
- Khi chọn cá, không nhất thiết phải chọn cá to, chỉ cần khỏe mạnh, không bị mất vảy là được. Bạn có thể thử độ khỏe mạnh của cá chép bằng cách chạm nhẹ vào mặt nước của chậu đựng cá, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh thì đó là con cá khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu kỹ hơn thì bạn có thể lật nhẹ mang cá lên. Nếu thấy mang cá có màu đỏ tươi thì đó cá con cá khỏe, còn màu đỏ thẫm thì đó là con cá yếu, chỉ để một thời gian ngắn là có thể chết.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ lý do tại sao ông Công, ông Táo lại cưỡi cá chép về trời. Mong rằng với những kiến thức do Thăng long Đạo quán tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho cẩm nang phong thủy của quý vị. Để dễ dàng theo dõi thêm nhiều bài viết về phong tục, phong thủy Việt, hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo quán về điện thoại.
Khi dùng ứng dụng này, gia chủ không những cập nhật nhanh chóng các kiến thức trên mà còn có cơ hội trải nghiệm miễn phí các công cụ tra cứu bổ ích như xem Tử vi, lá số Bát tự, cách cải vận bổ khuyết (đặt tên, biệt danh, xem số tài khoản, số điện thoại hợp phong thủy, đá hợp mệnh…). Ngoài ra, quý gia chủ sẽ nhận được bản tin hàng ngày để biết được hôm nay mình nên – không nên làm gì, nên chú ý gì về sức khỏe, tài lộc, tình duyên, từ đó tránh hung, đón cát.