Chè là món ăn người Việt thường cúng vào Rằm tháng 7. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Rằm tháng 7 cúng chè gì? Bài viết sau của Thăng Long Đạo Quán sẽ chia sẻ các loại chè thường cúng vào Rằm tháng 7 ở 3 miền.
1. Rằm tháng 7 cúng chè gì?
Vào ngày Rằm tháng 7, người Việt thường cúng chè cho Phật, thần linh, gia tiên và chúng sinh. Dưới đây là các loại chè cúng Rằm tháng 7 ở 3 miền Bắc – Trung – Nam:
– Các loại chè cúng Rằm tháng 7 ở miền Bắc
- Chè con ong: Đây là loại chè truyền thống của miền Bắc, thường được cúng trong các dịp quan trọng như Rằm tháng Giêng, rằm tháng 7. Vị ngọt của đường cùng mùi thơm, hơi cay của gừng có trong chè con ong mang ý nghĩa xua đi âm khí, đem lại những điều may mắn.
- Chè cốm: Cốm là đặc trưng của Hà Nội khi vào thu nên vào tháng 7 âm, người miền Bắc thường cúng loại chè này dâng lên ông bà, tổ tiên, như dịp để hồi ức lại những gì đẹp đẽ trong quá khứ.
– Các loại chè cúng Rằm tháng 7 miền Trung
- Chè long nhãn hạt sen: Đây là món ăn trong cung đình xưa nên đến nay, người miền Trung hay cúng ông bà tổ tiên Rằm tháng 7 bằng loại chè này.
- Ngoài những loại chè trên thì vào ngày Rằm tháng 7, người miền Trung thường cúng cả chè đậu xanh, chè đậu đen.
– Chè cúng Rằm tháng 7 ở miền Nam
Vào ngày Rằm tháng 7, người miền Nam thường cúng món chè đặc trưng là chè trôi nước. Chè trôi nước có chút ngọt ngào của đường, ấm nồng của gừng, tất cả hòa quyện vào tượng trưng cho tình cảm của gia đình.
Xem thêm:Rằm tháng 7 cúng hoa quả gì?
2. Gợi ý cách làm chè cúng Rằm tháng 7
2.1. Cách làm chè con ong cúng Rằm tháng 7
– Nguyên liệu:
- 1 kg gạo nếp.
- 100g đường vàng.
- 1 củ gừng tươi.
- Vừng trắng.
– Cách làm:
Bước 1: Nấu xôi.
- Vo sạch gạo nếp rồi ngâm qua đêm hoặc ngâm khoảng 6 – 8 tiếng.
- Rửa lại gạo nếp với nước sạch, sau đó vớt ra rổ, để ráo.
- Cho gạo nếp vào nồi nấu xôi. Nấu đến khi chín thì tắt bếp.
Bước 2: Nấu nước đường.
- Giã gừng thật nhuyễn, sau đó cho gừng cùng đường vàng và 400ml nước vào nồi, đun sôi đến khi đường tan chảy thì hạ nhỏ lửa cho đường sánh lại (khoảng 10 phút).
- Trong thời gian đang đợi nước đường sôi thì bạn nên đem vừng trắng rang thơm.
Bước 3: Cho xôi vào nước đường.
- Cho xôi vừa nấu chín vào nồi nước đường rồi đảo đểu.
- Cho tiếp một ít gừng rồi đảo đều tay.
Bước 4: Hoàn thành.
Bạn cho vừng trắng vào bát. Sau đó cho chè lên, úp ngược bát vào chiếc đĩa nhỏ rồi lấy bát ra là được.
2.2. Cách làm chè cốm cúng Rằm tháng 7
– Nguyên liệu:
- 300g cốm khô.
- 50g bột sắn dây.
- 200g đường phèn.
- Một ít nước cốt dừa.
- Một ít lá dứa.
– Cách làm:
- Rửa sạch cốm khô, ngâm với nước khoảng 10 phút để cốm mềm ra. Sau đó bạn vớt cốm ra xả với nước.
- Hòa bột sắn dây với nước lọc.
- Lá dứa rửa sạch, cắt thành khúc, cho vào máy xay cùng 1 lít nước rồi vắt lấy nước.
- Cho đường phèn vào nồi, nấu đến khi chảy đường ra thì cho khoảng 20ml nước lọc vào, khuấy đều.
- Cho tiếp nước lá dứa vào nồi, để lửa nhỏ. Đến khi nước sôi thì cho cốm vào, nấu cho đến khi nước sôi lại thì cho ⅓ thìa cà phê muối, khuấy đều.
- Cho bột sắn vào khuấy đều, đun sôi trở lại là được.
2.3. Cách làm chè long nhãn hạt sen
– Nguyên liệu:
- 100g hạt sen tươi.
- 100 quả nhãn.
- 1,5kg đường phèn.
- 3 ống vani.
– Cách làm:
Bước 1: Nấu hạt sen.
- Sau khi bóc vỏ, lấy tâm sen thì bạn cho hạt sen vào nước 30 phút.
- Luộc hạt sen với lửa nhỏ để hạt sen chín đều và không bị nát. Nấu đến khi chín thì vớt ra.
- Cho thêm nước vào nồi nước luộc hạt sen (trong nồi khoảng 1 lít nước là được). Cho thêm đường phèn rồi nấu cho đến khi đường tan chảy.
- Đổ hạt sen vào nồi nước đường, cho thêm 3 ống va ni vào nồi, khuấy đều.
- Vớt hạt sen ra bát để riêng.
Bước 2: Cho hạt sen vào long nhãn.
Sau khi bóc hết vỏ nhãn, hạt nhãn thì bạn lấy hạt sen nhét vào long nhãn
Bước 3: Nấu chè.
- Sau khi nhét hết hạt sen vào long nhãn thì bạn đổ vào nồi nước đường, đun với lửa nhỏ cho đến khi sôi thì tắt bếp.
- Để chè nguội thì múc ra bát đem cúng.
Xem thêm:Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?
2.4. Cách làm chè trôi nước cúng Rằm tháng 7
– Nguyên liệu:
- 550g bột nếp.
- 300g đậu xanh tách vỏ.
- 1 củ gừng tươi.
- 400g đường.
- 50g vừng trắng rang.
- 2 củ hành tím.
- Dầu ăn.
– Cách làm:
Bước 1: Làm nhân bánh.
- Rửa sạch đậu xanh, ngâm với nước ấm khoảng 2 tiếng thì vớt ra, cho vào nồi hấp chín. Sau đó cho đậu xanh vào máy xay để xay nhuyễn.
- Đập dập và băm nhỏ hành tím rồi phi thơm.
- Đổ đậu xanh vừa xay vào nồi, đảo đều cho đến khi sền sệt thì tắt bếp, vo thành từng viên.
Bước 2: Làm vỏ bánh và nặn bánh.
- Cho bột nếp vào âu cùng với một chút muối. Sau đó đổ nước ấm vào, dùng tay nhào bột.
- Đem bột bánh đi ủ trong 3 phút để bột nở ra.
- Lấy bột ra nhào liên tục, vo tròn thành từng viên, sau đó cán dẹt.
- Cho nhân đậu xanh vào giữa vỏ bánh rồi vê kín là được.
Bước 3: Luộc bánh.
- Cho 2,5 lít nước lọc vào nồi, đun sôi. Sau đó thả bánh vào nồi, đun đến khi bánh nổi lên thì vớt ra.
- Thả bánh vào chậu nước đá để bánh không bị dính nhau.
Bước 4: Nấu nước đường.
- Gừng cạo vỏ, nạo sợi.
- Cho nửa lít nước vào nồi, thêm đường vào đun sôi, tiếp tục cho gừng vào đun sôi rồi tắt bếp.
- Cho bánh trôi nước ra bát rồi múc nước đường vào là được.
Xem thêm:Rằm tháng 7 cúng chay hay mặn?
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi Rằm tháng 7 cúng chè gì. Để cập nhật nhanh chóng các kiến thức về phong thủy, phong tục Việt Nam, gia chủ hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại. Ngoài ra, khi dùng ứng dụng này, gia chủ còn được dùng miễn phí các công cụ hữu ích như luận giải lá số Bát tự/ Tử vi, xem ngày tốt – xấu, xem tuổi…
Cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại tại đây: