Ngoài Việt Nam, Tết Đoan Ngọ cũng là một trong những nét văn hóa dân gian cổ truyền của đất nước tỷ dân – Trung Quốc. Tuy diễn ra cùng ngày nhưng Tết Đoan Ngọ người Hoa khác hoàn toàn so với người Việt. Để hiểu rõ điều này, ta cùng khám phá ngay bài viết sau. 

1. Khám phá Tết Đoan Ngọ người Hoa

1.1. Tết Đoan Ngọ người Hoa có thắp hương không?

Tết Đoan Ngọ người Hoa còn gọi là Tết Đoan Dương và diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Khác với Việt Nam, ngày lễ này được lưu truyền bao đời và rộng rãi là từ truyền thuyết nhà thơ Khuất Nguyên. Sự tích kể rằng ông là người có tính khí cương trực, luôn căn ngăn vua nên bị gian thần hãm hại, buộc phải đi đày. Trên đường đi nghe tin nước Sở mất, ông đau buồn nên đã gieo mình tự vẫn đúng ngày mùng 5/5 âm lịch. Cho nên ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc chủ yếu là để tưởng niệm, bày tỏ lòng thương tiếc với vị trung thần này.

Vậy Tết Đoan Ngọ người Hoa có thắp hương không?

Dân Trung có câu: “Thiên đích giả, sinh chi bồn dã, tiên tổ giả, loại chi bồn dã”, nghĩa là trời đất là nền tảng của sự sống, còn tổ tiên là căn nguyên của sự phát triển của con người. Vì vậy, họ coi việc thờ cúng ông bà tổ tiên là điều con cháu phải làm. Đặc biệt, người Hoa tin rằng dâng hương trong ngày Tết Đoan Dương không chỉ là để bày tỏ lòng biết ơn với thế hệ trước mà còn nhằm cầu mong tổ tiên phù hộ, che chở, giúp vượt qua những hạn xui xẻo tiếp theo.

1.2. Tết Đoan Ngọ người Hoa thường làm gì?

Ngoài việc thờ cúng, vào dịp Tết Đoan Ngọ người Hoa còn thực hiện các tạp tục sau:

  • Ăn bánh bá trạng

Người Trung Quốc kể rằng sau khi thi sĩ Khuất Nguyên trầm mình xuống sông, người dân sợ tôm cá rỉa xác ông nên đã gói bánh bá trạng – một loại có hình dáng giống bánh ú tro Việt Nam nhưng chế biến từ gạo nếp, thịt, đỗ xanh, trứng mặn, long nhãn, hạt tiêu hay bột dẻ,…. Cũng từ truyền thuyết đó mà ăn bánh bá trạng trở thành một tập tục không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa.

  • Uống rượu hùng hoàng

Nếu ở Việt Nam, người dân ăn cơm rượu nếp thì ở Trung Quốc, người ta lại uống rượu hùng hoàng trong dịp Tết Đoan Ngọ. Được biết, rượu hùng hoàng được lên men từ lúa mạch và một lượng nhỏ bột nghiền làm từ cây thuốc hùng hoàng (đây là thành phần chính của thạch tín, cũng là chất độc).

Tuy nhiên, người Hoa lại cho rằng con người có thể tiêu thụ một lượng nhỏ rượu hùng hoàng nhưng tuyệt đối không được đun nóng rượu để tránh ngộ độc. Ngoài uống thì vào Tết Đoan Ngọ người Hoa còn dùng rượu này bôi lên trán, tay, chân, mũi cho trẻ em để trừ tà.

  • Đeo túi thơm

Vào buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ người Hoa sẽ thường đeo cho nhau một túi thơm có hình quả cầu hay con cọp hình ngũ sắc. Bên trong túi có thể đựng hùng hoàng, hạt mùi, hương dù hoặc một số hương liệu khác để đuổi rắn rết gây hại, xua đuổi tà ma, hỗ trợ khỏe mạnh.

  • Đua thuyền rồng

Tương truyền, khi được tin Khuất Nguyên vì nước ở tự vẫn xuống sông, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu nhưng không thành. Kể từ đó, vào đúng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, người Hoa lại tổ chức lễ hội đua thuyền rồng để ghi nhớ sự kiện này.

1.3. Tết Đoan Ngọ người hoa kiêng gì?

Trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, người Hoa kiêng kỵ rất nhiều điều nhằm mong ước một năm suôn sẻ, xuôi chèo mát mái. Theo đó, người thuộc đất nước tỷ dân này thường tránh những việc sau:

  • Tránh đi bơi

Do Tết Đoan Ngọ của người Hoa gắn liền với nhân vật Khuất Nguyên – một vị trung thần đã trầm mình xuống sông tự vẫn khi nghe tin nước Sở mất. Vì vậy, người Trung Quốc không đi bơi vào ngày này vì sợ gặp phải điềm chẳng lành.

  • Tránh nói lời chúc phúc

Trái ngược với Việt Nam, người Trung Quốc không chúc nhau hay dùng những từ ngữ biểu thị vui vẻ, hạnh phúc trong ngày Tết Đoan Ngọ. Bởi họ quan niệm rằng dịp lễ này là để tưởng nhớ tổ tiên, bày tỏ sự kính trọng đối với thế hệ tiền bối, việc dùng từ ngữ vui vẻ như lời chúc sẽ là sự bất kính.

  • Con gái đi lấy chồng không được ăn bánh chưng của nhà mẹ đẻ

Tính đến hiện tại, ở nhiều vùng nông thông Trung Quốc vẫn quan niệm cô gái đã lập gia đình thì sẽ không được ăn bánh chưng của nhà mẹ đẻ cho trong ngày Tết Đoan ngọ. Bởi họ tin rằng cô gái làm như vậy sẽ mang lại vận khí xui xẻo cho gia đình chồng. Mặt khác, vào thời xưa, lương thực khan hiếm, nhiều gia đình buộc con dâu về nhà mẹ đẻ ăn xin. Có lẽ vậy mà họ không cho con gái đi lấy chồng ăn bánh chưng vi sợ gây ra khó khăn cho gia đình.

  • Tránh ngũ độc

Hàng năm cứ vào dịp Tết Đoan Ngọ là người sẽ tuyệt đối tránh xa ngũ độc. Trong văn hóa Trung Quốc, người ta coi những loại động vật như rắn, rết, bọ cạp, cóc và tắc kè là ngũ độc. Tết Đoan Ngọ là thời điểm Mặt trời lên mạnh nhất, lúc này ngũ độc sẽ xuất hiện nhiều hơn và con người cũng dễ bị chúng tấn công hơn. Bởi vậy, người Trung Quốc ngoài việc uống rượu, treo ngải cứu, rắc vôi sống xung quanh nhà còn vẽ hình ngũ độc rồi đóng đinh chúng trên tường để ngũ độc không tìm đến nhà của họ.

2. Một số điều thú vị về Tết Đoan Ngọ người hoa sống tại Việt Nam

Được biết, người Trung Quốc di cư vào Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên (từ thời kỳ Bắc thuộc). Theo đó, vào thế kỷ XVII, nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh lên cai quản, một lượng lớn người Hoa do không phục triều đại mới nên đã bỏ quê di dân sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Họ chủ yêu đi theo đường biển vào miền Nam nước ta và được người dân bản địa gọi là người Tàu.

Đến đầu thế kỷ XIX, khi Pháp xâm chiếm Việt nam đã tạo điều kiện cho người Hoa định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kỳ này nhiều người Hoa khác cũng kéo sang Việt Nam theo nhu cầu tuyển mộ phu đồn điền của thực dân Pháp.

Đến khoảng 1939 – 1945, một người lớn người Hoa từ Quảng Đông chạy sang Việt Nam lánh nạn khi bị Nhật Bản xâm chiếm. Năm 1949, lại thêm người Hoa tháo chạy đến Việt Nam khi Quốc dân Đảng thua ở lục địa.

Tiếp đó, có rất nhiều đợt di cư nhỏ lẻ của người Hoa trong suốt 2000 năm với nhiều nguyên nhân như: di cư tránh chiến tranh, tránh thanh trừng của triều đình hoặc phản loạn, tù binh bỏ trốn,…. Sau khi hòa bình, họ không hồi hương mà ở tại Việt Nam, lấy vợ/ chồng người Việt và dần bị đồng hóa. Ngoài ra, có một phần thương nhân người Hoa cũng đến nước ta định cư và kinh doanh. Hiện nay, cộng đồng người Hoa tập trung lớn nhất ở các đô thị Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Sài Gòn – Chợ Lớn.

Tuy sinh sống lâu năm ở Việt Nam nhưng đến ngày Tết Đoan Ngọ người Hoa vẫn uống rượu hùng hoàng, gói bánh bá trạng để tưởng nhớ tổ tiên, quê hương. Bánh bá trạng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau nhưng thường sẽ có hình tam giác tương tự như bánh ú tro và được gói bằng lá tre. Có khi lại được gói vuông như bánh chưng nên một số người lầm tưởng người Hoa ăn bánh chưng của người Việt để mừng Tết Đoan Ngọ.

Ngoài ra, trong dịp mùng 5/5, một số gia đình người Hoa sống tại Việt Nam còn làm một mâm cỗ gồm thịt heo, gà, canh,… để bày cúng tạ ơn Thần Nông nhằm cầu mong về một mùa làm ăn tiến tơi, may mắn. Bên cạnh đó, người Hoa sống tại Sài Gòn còn mở tiệc, mời bạn bè, hàng xóm tham gia sau khi thắp hương xong.

>> Xem thêm:Sự khác biệt giữa Tết Đoan Ngọ của người Việt và người Hoa

Hy vọng thông qua những thông tin chia sẻ về Tết Đoan Ngọ người Hoa ở trên sẽ giúp mọi người phân biệt rõ với Tết Đoan Ngọ của Việt Nam. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về phong tục truyền thống Việt Nam, bạn hãy cài đặt ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng ngoài cung cấp tin tức còn hỗ trợ tra cứu miễn phí thông qua các công cụ (xem ngày giờ tốt xấu, xem vật phẩm cải vận bổ khuyết, xem Bát tự hay Tử vì,…). Đồng thời, mỗi ngày người dùng ứng dụng sẽ được nhận bản tin phong thủy chia sẻ về công việc, sức khỏe, tình duyên, tài lộc và đưa ra gợi ý những việc nên hoặc không nên làm nhằm giúp cuộc sống thuận lợi may mắn. 

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây: