Tuy diễn ra cùng một ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch nhưng Tết Đoan Ngọ và Trung Quốc lại khác nhau hoàn toàn. Mỗi bên lại mang đặc điểm riêng từ nguồn gốc, tập tục thờ cúng, hoạt động trong ngày,…. Tất cả những điều đó sẽ được làm rõ trong bài viết sau. 

1. Tết Đoan Ngọ xuất phát từ đâu? Việt Nam hay Trung Quốc có trước?

Theo các nhà nghiên cứu, rất khó để đánh giá Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam hay Trung Quốc có trước. Bởi hiện tại vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác thời gian xuất hiện của tập tục dân gian này, mà chỉ biết rằng nó bắt nguồn từ những truyền thuyết.

  • Ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5) còn được gọi là Tết giết sâu bọ. Dân gian kể rằng ngày xưa khi vào đầu tháng 5 âm lịch, dân chúng mới thu hoạch xong vụ lúa Chiêm thì bất ngờ sâu bọ kéo tới phá hoại hoa màu. Đang lúc điêu đứng vì không biết xử lý vấn nạn sâu bọ ra sao thì một ông lão tự xưng là Đôi Truân xuất hiện, giúp bà con nông dân giải cứu vụ mùa.

Ông chỉ cho dân chúng rằng mỗi nhà phải lập 1 bàn cúng gồm bánh tro, trái cây đặt trước cửa nhà minh thì sâu bọ sẽ sợ hãi bỏ chạy. Người dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đàn lũ té ngã rồi đi mất. Lão ông họ Đôi nói: “Sâu bọ vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”. Dân làng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.

Song cũng có tài liệu ghi rằng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch thực tế là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ và được lưu truyền bằng câu ca dao ” Tháng năm ngày Tết Đoan Dương/ Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”. Bên cạnh đó, ở miền Nam Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày “Vía Bà” trong tín ngưỡng thờ Linh Sơn thánh mẫu trên núi Bà Đen.

  • Ở Trung Quốc

Tết Đoan Ngọ lại gọi là Tết Đoan Dương, Tết Ngũ Nguyệt,… và có khá nhiều giả thuyết giải thích về nguồn gốc của tập tục này. Chẳng hạn như từ tục thờ Thủy thần, tục đón tiếp Ngũ Tử Tư, tục Hạ Chí,…. Song trong đó, được lưu truyền rộng rãi nhất phải kể đến truyền thuyết về Khuất Nguyên – một nhà thơ, một vị đại thần của nước Sở thời Chiến Quốc.

Tương truyền Khuất Nguyên vì ngăn cản Hoài Vương mà bị các gian thần hãm hại, khiến ông bị lưu đày. Khi trên đường đi đày, ông nghe tin nước Sở mất đâm ra đau buồn, liền ôm tảng đá nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn, ngày đó rơi đúng vào mùng 5 tháng 5 âm lịch. Dân chúng địa phương nghe tin bèn chèo thuyền ra sông cứu giúp nhưng không kịp. Từ đó, cứ đến mùng 5/5 người Hoa lại tế bái vị trung thần này và vì dâng hương vào giờ Ngọ nên sau này được gọi là Tết Đoan Ngọ.

tết đoan ngọ người hoa

Có thể khẳng định Tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Quốc là hai tập tục cùng ngày nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, chứ không hề giống như một số người vẫn từng nghĩ.

2. Tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Quốc khác nhau như thế nào?

2.1. Tập tục thờ cúng Tết Đoan Ngọ

Tuy cùng là các nước phương Đông, nhưng việc thờ cúng Tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Quốc không giống nhau.

Thờ cúng Tết Đoan NgọViệt NamTrung Quốc
Ý nghĩaNgười dân Việt thường thắp hương cúng Tết Đoan Ngọ nhằm bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà tổ tiên và cầu mong thần linh phù hộ cho mùa màng sáng tới bội thu.Người Trung Quốc rất coi trọng tổ tiên, họ cho rằng tổ tiên là nền tảng của sự phát triển đời sau. Nên thường dâng hương tế bái tưởng nhớ về vị trung thần Khuất Nguyên và cầu mong thần linh phù hộ tránh xa xui xẻo.
Cách thức tiến hànhĐể dâng lên gia tiên, thần linh, người dân Việt thường chuẩn bị một mâm cỗ đơn giản gồm: bánh tro, hoa tươi, trái cây (mận, vải xoài, dứa,…), cơm rượu nếp và xôi chè.

Bên cạnh đó, tùy vào từng vùng miền mà các gia đình chọn ra đặc sản, thức quà thích hợp để làm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ.

Còn người Hoa lại thường dâng lên tổ tiên trong ngày Tết Đoan Dương gồm: bánh bá tráng, hoa quả tươi, rượu, thịt heo quay,…

Nhưng đa số các gia đình Trung Quốc hiện chủ yếu chỉ làm mâm cúng đơn giản bánh trái và hoa quả, thậm chí ở một số nơi đã bỏ tập tục thờ cúng này.

2.2. Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Quốc không chỉ khác nhau ở nguồn gốc, ý nghĩa, tập tục thờ cúng mà đến các hoạt động trong ngày này cũng hoàn toàn không giống nhau. Cụ thể:

Việt NamTrung Quốc
  • Khảo cây/ Đánh cây

Phong tục đánh cây hay còn gọi là khảo cây thường được diễn ra vào 12 giờ trưa. Các cây thường bị khảo chính là cây ăn quả trong vườn, cây trước cổng, cây ít trái, cây bị sâu bệnh,… Tục lệ này được tiến hành với mong muốn xua đi những điều không tốt, mong cuộc sống thuận buồm xuôi gió, làm ăn tiến tới và đơm hoa kết trái tốt.

  • Hái lá thuốc

Người Việt cho rằng những củ, cành, lá hái và đào được trong ngày 5/5, vào khoảng giờ Ngọ (tức là từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều) đều là những vị thuốc tốt, công dụng tốt và có thể chữa được nhiều bệnh. Các loại lá được chọn hái: lá ngải cứu, kinh giới, tía tô, bưởi, cam thảo, đinh lăng, lá mùi,…. Ngoài ra, tục

  •  Diệt sâu bọ

Trong quan niệm dân gian, con người luôn có sâu bệnh lẩn trốn quanh năm trong cơ thể và chỉ đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch mới lộ diện. Cho nên ông bà ta nhân cơ hội này để diệt trử chúng, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, ít ốm đau. Bên cạnh đó, dân gian thường giết sâu bọ bằng rượu nếp hoặc trái cây có vị chua là chủ yếu (vải, mận). Trong đó, cơm rượu nếp sẽ làm chúng say, vị men cay của rượu còn có tác dụng trừ khử sâu bọ. Tương tự, vải hay mận cũng mang tính nóng, lại có vị chua khiến sâu bệnh trong cơ thể bị chết.

  • Tắm lá mùi 

Trong ngày giết sâu bọ, nhiều gia đình sẽ đun nước lá mùi để tắm trừ độc. Theo quan niệm dân gian, tắm nước lá mùi trong ngày mùng 5/5 âm lịch sẽ tránh không trúng gió, cảm mạo và giúp cơ thể dịu mát, khỏe mạnh do khí trời oi bức của tiết Hạ Chí gây ra. Ngoài ra, một số người dân sống tại ven sông, ven biển thay vì tắm lá mùi, họ lại rủ nhau đi tắm sông, tắm biển đúng vào giờ Ngọ.

3.5. Con rể đi biếu bố vợ

Đối với các gia đình ở Nghệ An, tết Đoan Ngọ không chỉ là tết diệt sâu bọ mà còn là tết nhà ngoại. Trong ngày này, ngoài quây quần bên nhau cùng ăn cơm rượu nếp, thưởng thức miếng vải, quả mận, bánh tro, các chàng rể hiền lại chuẩn bị lễ vật sang nhà để trả ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ vợ. Tục lệ này hiện vẫn chỉ phổ biến ở các tỉnh miền Trung. Ở một số nơi vào ngày 5/5 còn giữ tục tết thầy học, tết thầy lang để trả ơn dạy dỗ và đền ơn cứu bệnh.

  • Ăn bánh bá trạng

Người Trung Quốc kể rằng sau khi thi sĩ Khuất Nguyên trầm mình xuống sông, người dân sợ tôm cá rỉa xác ông nên đã gói bánh bá trạng – một loại có hình dáng giống bánh ú tro Việt Nam nhưng chế biến từ gạo nếp, thịt, đỗ xanh, trứng mặn, long nhãn, hạt tiêu hay bột dẻ,…. Cũng từ truyền thuyết đó mà ăn bánh bá trạng trở thành một tập tục không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa.

  • Uống rượu hùng hoàng

Nếu ở Việt Nam, người dân ăn cơm rượu nếp thì ở Trung Quốc, người ta lại uống rượu hùng hoàng trong dịp Tết Đoan Ngọ. Được biết, rượu hùng hoàng được lên men từ lúa mạch và một lượng nhỏ bột nghiền làm từ cây thuốc hùng hoàng (đây là thành phần chính của thạch tín, cũng là chất độc).

Tuy nhiên, người Hoa lại cho rằng con người có thể tiêu thụ một lượng nhỏ rượu hùng hoàng nhưng tuyệt đối không được đun nóng rượu để tránh ngộ độc. Ngoài uống thì vào Tết Đoan Ngọ người Hoa còn dùng rượu này bôi lên trán, tay, chân, mũi cho trẻ em để trừ tà.

  • Đeo túi thơm

Vào buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ người Hoa sẽ thường đeo cho nhau một túi thơm có hình quả cầu hay con cọp hình ngũ sắc. Bên trong túi có thể đựng hùng hoàng, hạt mùi, hương dù hoặc một số hương liệu khác để đuổi rắn rết gây hại, xua đuổi tà ma, hỗ trợ khỏe mạnh.

  • Đua thuyền rồng

Tương truyền, khi được tin Khuất Nguyên vì nước ở tự vẫn xuống sông, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu nhưng không thành. Kể từ đó, vào đúng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, người Hoa lại tổ chức lễ hội đua thuyền rồng để ghi nhớ sự kiện này.

Hy vọng thông qua những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp mọi người phân biệt Tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Quốc. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về phong tục truyền thống Việt Nam, bạn hãy cài đặt ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng ngoài cung cấp tin tức còn hỗ trợ tra cứu miễn phí thông qua các công cụ (xem ngày giờ tốt xấu, xem vật phẩm cải vận bổ khuyết, xem Bát tự hay Tử vì,…). Đồng thời, mỗi ngày người dùng ứng dụng sẽ được nhận bản tin phong thủy chia sẻ về công việc, sức khỏe, tình duyên, tài lộc và đưa ra gợi ý những việc nên hoặc không nên làm nhằm giúp cuộc sống thuận lợi may mắn. 

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây: