Bài viết bàn về triết lý của 2 học thuyết kinh điển âm dương ngũ hành. Các bạn sẽ thấy được tư duy thâm sâu và giá trị của việc cải tạo thế giới mà các cổ nhân khi xưa đã đúc rút. Đây là những triết lý kinh điển về sự ra đời tồn tại của vũ trụ và con người. Hơn hết đó chính là nguyên lý của tạo hóa. Ở đó con người nếu muốn tồn tại và phát triển văn minh hơn thì phải tôn trọng tự nhiên và tôn trọng các quy luật. Và điều này không có gì to tát cũng không mông lung xa lạ. Nó bắt đầu từ chính những sự vật hiện tượng đơn giản và gần gũi nhất.
1. Triết lý sâu xa của thuyết âm dương
1.1. Triết lý về mặt bản chất của phạm trù âm dương
- Không có sự vật hiện tượng nào hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương
- Trong âm luôn có dương, trong dương luôn có âm.
Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối trong sự so sánh với một vật khác.
1.2. Triết lý về quan hệ giữa các thành tố của âm dương
- Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau
- Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.
Triết lý này nói lên sự tương giao và sự biến đổi không ngừng của sự vật.
Ngày và đêm, tối và sáng, nóng và lạnh… luôn chuyển hóa cho nhau. Cây màu xanh từ đất “đen”, sau khi lớn chín “vàng” rồi hóa “đỏ” và cuối cùng lại rụng xuống, trở lại màu “đen” của đất. Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên (dương). Và ngược lại, nếu nước được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (âm).
Tất cả các quy luật trên được thể hiện đầy đủ trong biểu tượng âm dương. Điều đó nói lên bản chất và sự chuyển hóa của âm và dương.
Triết lý sâu xa ở đây, chính là ý thức về sự tồn tại của cuộc sống cũng như con người. Luôn tuân theo quy luật biến đổi và nó cần một sự cân bằng để tồn tại và phát triển.
Từ đó con người ta biết coi trọng, đề cao sự hài hòa âm dương trong cơ thể và sự hài hòa trong giới tự nhiên. Biết cân bằng các yếu tố đời sống tạo ra khả năng thích nghi cao trước mọi biến cố, hoàn cảnh. Triết lý âm dương trong đời sống biểu hiện ở mọi góc độ từ tự nhiên, xã hội và cả tín ngưỡng. Nó góp phần tôn vinh giá trị truyền thống mà vẫn dung hòa với vẻ đẹp hiện đại trong mỗi con người chúng ta.
2. Triết lý của thuyết ngũ hành
Các quy luật hiện hữu của Ngũ hành như tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành các quy luật chế hoá, sự biến hóa phức tạp của sự vật.
Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó là nền tảng cho vạn vật luôn trong trạng thái tồn tại và phát triển.
- Tính tương sinh: có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ thúc đẩy. Trong tính tương sinh của ngũ hành còn phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra.
- Tính tương khắc: có nghĩa là áp chế, cản trở, bó buộc lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng. Nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá thành thoái) và tương vũ (khắc không nổi mà bị phản phục lại).
Ý nghĩa
Triết lý được nhắc đến chính là ý thức về sự liên kết và tương tác giữa các thành tố vật chất hữu hình cũng như vô hình. Từ đó con người nắm được quy luật biến đổi và vận dụng nó để chế hóa tự nhiên và đưa ra các giải pháp cho những vấn đề cuộc sống.
Hiểu về Ngũ Hành để cân bằng mọi thứ trong cuộc sống, được mất hay thịnh suy là tự nhiên. Chỉ cần một tâm bình an suy ngẫm về nguyên tắc của người xưa sẽ thấy cuộc sống này đơn giản vô cùng. Ngũ hành chính là biểu tượng của quá trình vận động không ngừng. Sự vận động chính là cái chung nhất của mọi sự vật trên thế gian này. Những sự vật khác nhau mà có đặc tính vận động giống nhau, hình thức vận động giống nhau, kết quả vận động vẫn là giống nhau…
3. Giá trị học thuyết âm dương ngũ hành
- Nền tảng của các học thuyết mệnh lý, phong thủy và ứng dụng của nó
- Góp phần cải tạo môi trường sống và sự an lạc con người
- Một hệ giá trị quý báu của cổ nhân cần được lưu truyền rộng rãi và khám phá sâu rộng hơn nữa
Triết lý âm dương ngũ hành mang trong mình giá trị to lớn về nhân sinh quan và thế giới quan của tư duy duy tâm của người Á Đông. Âm dương hài hòa tạo ra nhất khí, nhất khí sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái tạo ra 64 quẻ dịch.
Và từ đó thông điệp của vũ trụ của đại thiên thế giới là tiền đề được khai sáng. Nó giúp con người lấy làm cơ sở lý luận để tìm ra những đáp án mà vũ trụ truyền tới. Hơn hết đó là một công cụ hữu ích giúp con người nắm bắt quy luật sống, biết cân bằng, biết cải thiện dung hòa và sống hòa hợp với tự nhiên hơn. Nhờ đó, kiến tạo nên một cuộc sống an lạc, hanh thông và làm chủ cuộc sống của mình.
Vì thế, tôn trọng tự nhiên, tôn trọng quy luật của tạo hóa cũng chính là tôn trọng chính mình.
Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về âm dương, ngũ hành, những triết lý cũng như giá trị của nó. Chúc quý bách gia cùng toàn gia trung vạn sự lành, cầu tài đắc tài , cậu lộc đắc lộc , cầu bình an đắc bình an, nhà nào phúc đấy, người nào lộc đó, đắc tài sai lộc.