Nhiều người bày tỏ quan ngại về việc phóng sinh cá chép không đúng cách, chỉ làm theo phong trào….nghĩ là tốt nhưng thực ra lại làm xấu đi nét văn hóa đẹp đẽ và ý nghĩa này, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của các loài cá khác.

Phóng sinh cá chép thể hiện ước mơ, sự kỳ vọng về những điều tốt đẹp của một năm mới đến và xua đi những điều muộn phiền của năm cũ, bằng tất cả sự sự từ bi, khoan dung và an lành trong năm mới…

 Vậy hãy hiểu, ý thức và tôn trọng nét văn hóa này.

Ý nghĩa của việc phóng sinh cá

Phóng sinh cá chép trong ngày ông Công ông Táo được xem là 1 nét đẹp văn hóa thể hiện lòng hiếu kính và lòng biết ơn đối với các vị thần. Nó cũng biểu trưng cho việc giải thoát và mang lại may mắn, sự bình an cho gia đình trong năm mới.

Ngoài ra, phóng sinh cá chép thể hiện ước mơ, sự kỳ vọng về những điều tốt đẹp của một năm mới đến và xua đi những điều muộn phiền của năm cũ, bằng tất cả sự sự từ bi, khoan dung và an lành trong năm mới.

Tại sao lại chọn cá chép

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, cá chép được xem là loài vật linh thiêng, có khả năng biến hình và vượt qua các chướng ngại. Hình ảnh cá chép vượt Vũ Môn để hóa rồng là biểu tượng của sự chuyển mình, vươn lên. Do đó, cá chép được chọn làm phương tiện để ông Công ông Táo "cưỡi" lên trời.

Trong tiềm thức người Việt, “Cá chép vượt Vũ môn” hay “Cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa khẳng định sự cố gắng, kiên trì, vượt khó, hướng tới sự thay đổi hoàn thiện bản thân của mỗi cá nhân chúng ta.

Những ngày cuối năm này, chúng ta không chỉ nhìn nhận những thứ đạt được, mà còn là lúc tổng kết những mất mát, khó khăn của năm cũ, của thời vận, để hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

Ai cũng cần được động viên, an ủi và công nhận bản thân. nhưng thực tế chúng ta rất hay tiết kiệm lời khen cho nhau, và ngại ngần tung hô, công nhận người khác. Thay vì nhận những lời khen khiên cưỡng từ những người xung quanh, chúng ta có thể gửi những tâm tư ấy theo những chú cá chép, cùng những nguyện ước tâm linh, thiêng liêng và đẹp đẽ kia.

Lưu ý khi chọn cá chép

Quan trọng nhất là cá phải khỏe mạnh, không bị tổn thương gì. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với sinh mạng mà còn phản ánh mong muốn gửi gắm sự may mắn và tốt lành qua việc phóng sinh.

Khi cúng thì có phải để cá trên ban thờ không?

Trong lễ cúng, cá chép thường không được đặt trực tiếp trên bàn thờ mà được chuẩn bị riêng. Sau khi cúng xong, cá sẽ được phóng sinh vào môi trường tự nhiên.

Phóng sinh cần lưu ý điều gì?

Việc phóng sinh cá cần phải lưu ý đến nguồn nước. Nguồn nước phải sạch, không ô nhiễm và phù hợp với môi trường sống tự nhiên của cá chép. Điều này không chỉ giúp cá sống sót sau khi phóng sinh mà còn tránh ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước.

Khi thả cá thì để túi bóng cá còn nước xuống bề mặt nguồn nước để 2 nguồn nước hòa vào nhau cho cá đường bơi ra 1 cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối không thả hay ném cá xuống khi ở xa mặt nước.

XEM THÊM: Thả cá ông Công ông Táo thế nào cho chuẩn?

Góc nhìn chuyên gia

Có nhiều người bày tỏ quan ngại về việc phóng sinh cá chép không đúng cách có thể ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của các loài cá. Do đó, ngày nay nhiều người chọn cách thả cá chép giấy hoặc thực hiện nghi lễ một cách biểu trưng thay vì thả cá thật vào môi trường tự nhiên.

Nhưng, suy cho cùng thì phương pháp hay cách thức nào cũng có ưu điểm hay tồn tại của nó. Phong tục hay nét đẹp văn hóa, nó đã ăn sâu vào tiềm thức dân gian ta lâu đời rồi.

Thay vì nghĩ đến những thay đổi về mặt phương pháp, cách thức. Hãy lưu tâm đến ý thức hệ và nhất là hệ lụy từ việc cố gắng thay đổi những điều đã thành văn hóa rồi. 

Định nghĩa văn hóa là gì? Chắc nhiều vị còn chưa hiểu! Văn hóa đơn giản là những nét đẹp còn lại qua thời gian. Đẹp tới tận ngày nay, đẹp tới không thể bị thay đổi qua bao thăng trầm lịch sử! Thì có cần thay đổi nữa chăng? Vậy có thể làm nó đẹp hơn không? CÓ! Hãy làm nó đẹp hơn từ ý thức hệ và văn hóa tối thiểu nhất!