Mệnh Kim là gì? Các loại mệnh Kim là gì? Hành Kim trong ngũ hành bản mệnh chia ra thành 6 loại nạp âm là Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạch Kim và Thoa Xuyến Kim. Những nạp âm này khác nhau như nào và có ý nghĩa gì? Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về mệnh Kim
Hành Kim ám chỉ về mùa Thu, là biểu tượng của sức mạnh, đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Khi tích cực, Kim thể hiện sự sắc sảo, thông minh, nhạy bén của mình. Khi tiêu cực, nó có thể là sự hủy hoại và phiền muộn. Kim tượng trưng cho quặng,kim loạivà kim khí tồn tại và được nuôi dưỡng bởi trời đất. Đất sản sinh ra các khoáng vật, và chính các khoáng vật, đất đá đó đã nuôi dưỡng, tôi luyện và kết tinh nên Kim. Chính vì thế mới có câu nói và quy luật Thổ sinh Kim.
Trong thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì Kim là yếu tố thứ 4.
XEM THÊM:Mệnh Kim hợp hướng nào?
2. Mệnh Kim gồm các tuổi nào? Nạp âm nào?
Tuổi | Năm sinh | Nạp âm mệnh Kim |
Giáp Tý | 1924, 1984 | Hải Trung Kim |
Ất Sửu | 1925, 1985 | Hải Trung Kim |
Nhâm Thân | 1932, 1992 | Kiếm Phong Kim |
Quý Dậu | 1933, 1993 | Kiếm Phong Kim |
Canh Thìn | 1940, 2000 | Bạch Lạp Kim |
Tân Tỵ | 1941, 2001 | Bạch Lạp Kim |
Giáp Ngọ | 1954, 2014 | Sa Trung kim |
Ất Mùi | 1955, 2015 | Sa Trung Kim |
Nhâm Dần | 1962, 2022 | Kim Bạch Kim |
Quý Mão | 1963, 2023 | Kim Bạch Kim |
Canh Tuất | 1970, 2030 | Thoa Xuyến Kim |
Tân Hợi | 1971, 2031 | Thoa Xuyến Kim |
3. Ý nghĩa các loại mệnh Kim
3.1. Hải Trung Kim – Vàng trong biển
Đào Tông Ngại đã viết: “Giáp Tý, Ất Sửu là Hải Trung Kim, Tý thuộc Thủy lại là hồ nên vượng Thủy, lại có thêm Kim tử bởi Tý, mộ của Sửu nên Thủy vượng mà Kim tử, vì thế gọi là Vàng dưới biển”.
Hải Trung Kim giấu khí, có danh mà lại vô hình, ẩn sâu giống như thai nhi trong bụng mẹ. Có tiếng mà không có thực, có Kim trong tên nhưng thực chất lại không có Kim, bị vùi lấp giữa đại dương mênh mông.
Hải Trung Kim còn mang ý nghĩa khoáng kim bị giấu dưới lòng đại dương. Dù óng ánh, phát ra những thứ ánh sáng lấp lánh nhưng bị vùi quá sâu dưới đáy biển nên phải chờ, chờ một người có duyên phát hiện.
Người mệnh Kim nạp âm Hải Trung Kim lòng dạ như biển, thâm sâu khó dò. Có thể biết được tâm tưởng, những suy nghĩ thể hiện ra bên ngoài của họ nhưng không thể biết được tâm cơ hay mục đích. Những người này có khả năng giao tiếp và làm việc rất tốt nhưng lại thiếu đi sự xông xáo, sự chủ động và phải dựa vào người khác đề bạt mới có thể thành công. Nếu cung bản mệnh thấy được nhiều sao do dự nhút nhát mà lại rơi vào nạp âm Hải Trung Kim thì lại càng nhút nhát hơn. Nữ Hải Trung Kim đối với tình yêu rất kín tiếng, ít bộc lộ hay thể hiện ra ngoài, chỉ giữ ở trong lòng.
Trước những tình huống khó khăn, những nghịch cảnh hiểm hóc, ý chí vươn lên của Giáp Tý mạnh hơn Ất Sửu rất nhiều, Ất Sửu dễ có xu hướng nản lòng, buông bỏ và chấp nhận số phận.
Hải Trung Kim sinh Kiếm Phong Kim. Hỏa Trung Kim sợ bị Hỏa khắc. Tuy nhiên có sách lại nói rằng Hỏa khắc Bạch Lạp Kim, Kim Bạch Kim nhưng lại khó khắc Hải Trung Kim, phải chăng là do một chữ Hải? Hải Trung Kim duy chỉ sợ có Tích Lịch Hỏa.
3.2. Kiếm Phong Kim – Vàng đầu kiếm
Đào Tông Ngại viết: “Nhâm Thân, Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Thân Dậu là Kim chính vị, lại kiêm thêm Quan, Thân là vượng đế, Dậu Kim sinh vượng trở nên cứng rắn vô địch như kiếm, nên gọi là Vàng mũi kiếm”.
Trong tất cả ngũ hành nạp âm của mệnh Kim thì Kiếm Phong Kim có kim khí mạnh nhất, thịnh nhất nên rất sắc bén, sắc đến nỗi lộ ra phong khí. Kiếm Phong Kim sắc bén nên cũng đã kinh quá trăm đao ngàn trảm, ánh kiếm vung vạn trượng, kiếm khí bức tử người khác.
Người mệnh Kim nạp âm Kiếm Phong Kim tự khắc bộc lộ những tài năng vốn có và nổi bật của bản thân mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của ai. Những người này có hành động và tư tưởng vô cùng nhạy bén, sắc sảo, có ý chí to lớn, tâm tính tàn khốc, cương nghị và tinh nhuệ.
Nếu được sao tốt hội vào mệnh, họ lại càng phất lên nhất là về phương diện quân đội hay chính trị. Ngược lại nếu gặp sao xấu gây hung hoạ thì lại càng tạo ra hung hoạ, khó có thể hay nói cách khác gần như là không thể xoay chuyển được.
Nhâm Thân và Quý Dậu đều thuộc Kim, bản tính kiên cường nên khi gặp nghịch cảnh, vận hạn đều có khả năng đối phó, chịu đựng và vượt qua như nhau.
So với Nhâm Thân, Quý Dậu là chính Kim vì có cả thiên can và địa chi đều thuộc Kim, còn Nhâm thân thì có thiên can Nhâm và địa chi Thân thuộc Thuỷ. Do đó người tuổi Quý Dậu thường sắc bén hành sự đúng chuẩn mực của Hành Kim, Nhâm Thân do có sự hòa trộn nên có hành sự mang tính linh động, uyển chuyển hơn.
Kiếm Phong Kim sinh Bạch Lạp Kim. Kiếm Phong Kim thì khắc hành Mộc, không sợ Hỏa Khắc trái lại còn cần phải nhờ vào hoả mà trở nên hữu dụng và có ích như trở thành các công cụ, dụng cụ. Nhưng nếu vào trường hợp Can Chi thiên khắc, Địa Xung thì lại xấu.
XEM THÊM: Mệnh Kim hợp hoa gì?
3.3. Bạch Lạp Kim – Kim Chân Đèn
Đào Tông Ngại viết: “Canh Thìn, Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim, Kim được dưỡng từ Thìn, sinh từ Tỵ hình thành sơ chất Kim ban đầu nên chưa thể cứng rắn nên gọi là Vàng chân đèn”.
Mệnh Kim nạp âm Bạch Lạp Kim có Kim trong khoáng, Kim khí vừa hình thành nên còn yếu vì vậy mà được ví như chất ngọc chưa được rèn giũa. Đây còn là hợp kim từ Kim Cương nên có thể xuyên qua những đồ thuộc Kim.
Những người mang số Bạch Lạp Kim là những người bộc trực, có tinh thần khẳng khái, tinh khiết nhưng cũng vì thế mà thiếu đi mất tâm cơ. Họ như những viên ngọc phải trải qua rèn rũa, huấn luyện trong khoáng chất “đắm chìm trong tinh hoa nhật nguyệt”.
Những người này có hai con đường để lập thân. Một là tập trung vào chuyên môn mà học thành tài, dùng những kiến thức đó gây dựng nên sự nghiệp. Hoặc là ra ngoài xã hội rèn luyện, bươn trải, sự bươn trải đó sẽ giúp họ đi đến những thành tựu to lớn.
Dù mệnh có sao tốt mà không tự mình vận động, trải nghiệm thì mai sau cũng chỉ sống trong cảnh thiếu thốn.
Canh Thìn thì Thìn là Thổ chất khả dĩ sinh kim, trong khi Tân Tỵ thì Tỵ là Hỏa làm tan chất Kim. Người mệnh Kim Canh Thìn sảng trực tâm ý trung kiên hơn, Tân Tỵ mưu chước hay lươn lẹo.
Bạch Lạp Kim truyền Tích Lịch Hỏa. Trên sách có ghi Bạch Lạp Kim sợ bị Hỏa Khắc nhưng trong một số trường hợp lại rất hợp với nạp âm Hỏa như mệnh Bạch Lạp Kim và mệnh Thiên Thượng Hỏa, đây là một nguồn lửa cung cấp cho mệnh nên được xem là sự liên kết mang lại nhiều điều thịnh vượng, vô cùng lợi.
3.4. Sa Trung Kim – Vàng trong cát
Đào Tông Ngại viết: “Giáp Ngọ, Ất Mùi là Sa Trung Kim. Ngọ là đất vượng Hỏa, Mùi là đất tang Hỏa. Hỏa tang thì Kim nhỏ giọt, bại mà nhỏ bé không thể thịnh vượng nên gọi là Vàng trong cát”.
Vàng trong cát do Kim khí mà thành khá yếu ớt, không đủ cứng cáp để chém, để đẩy, chỉ có thể trà trộn vào cát. Kim có chất cứng hơn cát, khi cả hai hòa trộn thì Kim trở nên khiêm tốn nhỏ bé, không thể mạnh mẽ mà nếu có thêm càng nhiều cát thì lại càng bạc nhược yếu mềm, chỉ một cơn gió là xóa nhòa tất cả.
Người mệnh Kim mang nạp âm Sa Trung Kim thường hay làm việc một cách đầu voi đuôi chuột. Mệnh cung mà có thêm sao Thiên đồng nữa thì càng vớ vẩn. Họ khởi đầu làm việc tràn đầy năng lượng và làm rất tốt, như đến gần cuối lại bị xao nhãng bởi chính bản thân mình. Những người này không ổn định vì có quá nhiều tư duy vụn vặt, như một người cá tính hay thay đổi. Nếu muốn thành công, Sa Trung Kim cần liên tục, ngoan cố theo đuổi mục đích nào đó mới đạt tới được.
Giáp Ngọ thì có Ngọ Hỏa khắc Kim, tước giảm khí thế. Trong khi Ất Mùi, Mùi Thổ sinh Kim. Vì thế người mệnh Kim Ất Mùi đương đầu với gian nan uyển chuyển hơn Giáp Ngọ.
Sa Trung Kim sinh Kim Bạch Kim. Sa Trung Kim giống Kiếm Phong Kim đều khắc hành Mộc, và không sợ Hỏa khắc, trái lại cần nhờ Hỏa mỗi trở nên hữu dụng (trở thành khí cụ) nhưng nếu lại rơi vào trường hợp Can Chi thiên Khắc, Địa Xung thì lại xấu.
3.5. Kim Bạch Kim – Vàng pha bạc
Đào Tông Ngại viết: “Nhâm Dần, Quý Mão là Kim Bạch Kim. Dần Mão vượng Mộc, Mộc vượng Kim tất suy, nay Kim lại tuyệt tự tại Dần, hoài thai tại Mão nên Kim bất lực còn gọi là Vàng pha bạc”.
Mộc vượng Kim suy nên Kim Bạch Kim sức yếu, mỏng manh nhạt nhòa, yếu đuối và không mạnh mẽ.
Kim Bạch Kim là những tấm kim mỏng manh, vừa mỏng vừa yếu khi được rèn luyện mài giũa mà trở nên rất dẻo dai do đó thường được dùng để làm trang sức hoặc dán ở tượng Phật và các loại vũ khí khiến vẻ bề ngoài trở nên đẹp đẽ lung linh và cũng làm tăng lên giá trị của đồ vật đó. Nhưng nếu được tay người khéo giỏi chạm khắc thì mới hay mới đẹp.
Người thuộc nạp âm là Kim Bạch Kim là người gắn với con đường học hành. Họ cần được mài giũa không ngừng mới mong thành tài. Muốn nên cơ đồ phải tìm thầy giỏi. Bởi vậy Kim Bạc Kim cần Xương Khúc, Hóa Khoa ở Mệnh mới hay.
Những người mang số Kim Bạch Kim có xu hướng thích mua thể diện, thích thể hiện qua vẻ bề ngoài nên luôn tìm cách trang trí vẻ tài lộc bên ngoài của mình, có chút hư vô, xa hoa không chân thật.
Nhâm Dần, Quý Mão là chất Kim còn lại ở đất tuyệt cho nên khí chất nhu nhược, mỏng như tơ lụa. Nhâm Dần thì Dần mộc bị kim khắc nên ở thế yếu, tinh thần tuy vượng nhưng là thứ vượng thịnh của dây cung quá căng bởi vậy khi ứng phó với hung vận không lì đòn bằng Quý Mão. Quý Mão cũng như Nhâm Dần, Mộc bị Kim khắc, nhưng âm mộc sức khắc chế chỉ có giới hạn trong khi chủ kiến tự mình lại mạnh, nên chống với hung vận đắc lực hơn.
Kim Bạch Kim sanh Thoa Xuyến Kim và kị Hỏa.
3.6. Thoa Xuyến Kim – Vàng trang sức
Đào Tông Ngại viết: “Canh Tuất, Tân Hợi là Thoa Xuyến Kim. Kim bức Tuất thành tang, bức Hợi thành bệnh, Kim mang bệnh tật mà trở nên yếu đuối nên gọi là Vàng trang sức”.
Thoa là cây trâm cho phụ nữ cài vào tóc. Xuyến là cái vòng đeo ở cổ tay của phái nữ. Vì Thoa Xuyến Kim là trang sức dành cho phái nữ nên có Kim khí ẩn giấu, hình thù biến đổi và tính cương mãnh của Kim bị nhuyễn nhược. Bởi vậy Kim của Tuất Hợi trở nên ẩn tàng, hình thể vỡ vụn, cho nên được bỏ vào chiếc hộp ở chốn khuê phòng, mới gọi là Thoa Xuyến Kim là vậy.
Người Thoa Xuyến Kim nếu số mà có Nhật Nguyệt Xương Khúc, Đào Hoa, Lương, Khoa thường đẹp đẽ bội phần bất cứ trai hay gái. Họ là người nếu âm trầm càng âm trầm, có tài thường giấu kín trong lòng; nhưng nếu một khi ưa khoe khoang thì lòng ham muốn hư vinh rất lớn. Họ giống như một tiểu thư khuê các nhìn có vẻ yếu đuối nhưng bên trong lại mạnh mẽ kiên cường.
Người mệnh Thoa Xuyến Kim thì cách hay nhất là nên sống cậy vào phái nữ như nương dựa vào vợ cùng sát cánh làm ăn thì dễ thành công hơn. Ngoài ra, người đàn ông có cách này thường có vợ giàu, hoặc giao thiệp với đàn bà con gái (buôn bán nữ trang, quần áo vẽ kiểu thời trang).
Thoa Xuyến Kim truyền Thiên Thượng Hỏa và sợ bị Hỏa khắc tuy nhiên có sách ghi rằng Thoa Xuyến Kim phải nhờ Hoả tôi luyện mới nên lợi khí.
4. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại mệnh Kim mà Thăng Long Đạo Quán muốn gửi đến quý vị. Để biết thêm về các bài viết phong thuỷ, vui lòng truy cập Thăng Long đạo Quán. Chúc quý vị có một ngày an lành, làm ăn phát đạt!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: