Đền ông Hoàng Bảy, còn được gọi là đền ông Hoàng Bảy Bảo Hà, là một ngôi đền linh thiêng liên quan đến truyền thuyết về ông Hoàng Bảy. Đây là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, nằm trên con đường đi đến Sa Pa, Lào Cai. Ngày càng nhiều người biết đến nơi này bởi sự linh thiêng kỳ lạ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu chi tiết về đền ông Hoàng Bảy và những lưu ý khi dâng lễ ông!
1. Ông Hoàng Bảy là ai?
Ông Hoàng Bảy (ông Bảy Bảo Hà) là vị thần quan trọng trong hệ tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Tương truyền ông là con của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, vị vua đứng đầu ở Thuỷ Phủ. Ông Quan Hoàng Bảy thuộc hệ thần linh Tứ Phủ và xếp hàng thứ 7 trong số Thập vị Quan Hoàng.
Ông Hoàng Bảy giáng thế lập nhiều công lớn nên được nhân dân tôn kính lập đền thờ ở nhiều nơi và thờ tụng từ xa xưa tới bây giờ. Ông được biết đến là vị thần đem lại tài lộc cho nhân dân.
2. Sự tích đền ông Hoàng Bảy
Tương truyền, ông Hoàng Bảy theo lệnh của vua cha đã giáng thế trở thành người con trai thứ bảy của họ Nguyễn. Vào cuối triều Lê, nước ta bị giặc phương Bắc xâm lược ở vùng Quy Hóa (nay là tỉnh Yên Bái và Lào Cai). Đặc biệt là hai Châu: Châu Văn Bàn, Châu Thuỷ Vĩ bị giặc quấy nhiễu vô cùng, đời sống nhân dân khổ cực, nhân dân mất nhà mất đất lang bạt khắp nơi.
Trước tình hình nguy cấp, triều đình cũng không thể ngồi yên mà bỏ mặc nên liền hạ lệnh cử vị tướng họ Nguyễn thứ bảy lên vùng Quy Hóa để trấn thủ. Với chí lớn và tấm lòng thương dân vô hạn, ông Hoàng Bảy cũng không ngồi yên mà đã đem quân đuổi đánh giặc dọc theo bờ sông Hồng. Chiến tích đầu tiên là giành được Khẩu Bàn (ngày nay là Bảo Hà) và xây dựng căn cứ quân sự lớn ở vùng đất này.
Sau thành công ban đầu, ông kêu gọi các tù trưởng cùng chiêu mộ nhóm binh lính xuất thân là người dân địa phương. Toàn đội ngày đêm nỗ lực rèn binh múa kiếm để tìm thời cơ tốt tiến đánh vùng Lào Cai.
Đúng như kế hoạch lúc ban đầu, đội quân mà ông thống lĩnh đã giải phóng thành công Lào Cai và các châu của cùng Quy Hoá. Được lòng tin của nhân dân, ông Hoàng Bảy lại ra sức tập hợp dân binh, ông chiêu dụ nhiều anh hùng ở địa phương và các dân tộc ít người như Thổ, Dao, Nùng về để khai khẩn, lập điền và củng cố căn cứ, thành trì thêm vững mạnh.
Quân giặc phương Bắc bị giành lại Lào Cai nên rất bất mãn, chúng thường xuyên cho quân đi sâu vào đánh chiếm các khu vực ở biên giới. Với tài năng thao lược tuyệt vời của Ông Hoàng Bảy đã bảo vệ được vùng biên cương bờ cõi nước nhà.
Tuy nhiên, trong một lần tướng giặc Tả Tủ Vàng dồn lực tập trung xâm lược nước ta thêm một lần nữa, vì sự chênh lệch lực lượng đã khiến viên tướng họ Nguyễn hi sinh. Sau đó, thi thể ông trôi theo con suối về đến vùng đất Bảo Hà thì dạt vào bờ, được người dân đưa thi thể ông lên chôn trên sườn đồi núi Cấm. Người dân quanh vùng đều thương tiếc vô cùng với sự hy sinh của người tướng sĩ có tài và thương dân.
Sau này, để tưởng nhớ công của ông triều Nguyễn sau này đã truy phong cho ông danh hiệu là “Trấn an hiển quốc” và sắc phong “Thần Vệ Quốc”.
3. Đền ông Hoàng Bảy ở đâu?
Đền ông Hoàng Bảyhay còn gọi là Đền Quan Hoàng Bảy, Đền thờ ông Hoàng Bảy Bảo Hà. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Mẫu đứng thứ 7 trong Thập Nhị Thánh Mẫu trong hệ thống Tứ Phủ của Việt Nam.
Ông là một trong 10 vị Quan Hoàng trong Tứ Phủ Quan Hoàng được nhân dân ta kính trọng và thờ phụng. Hiện nay, hầu hết các đền, phủ trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu đều có bàn thờ Bà.
Tuy nhiên, đền thờ ông Hoàng Bảy chính thức nằm ở Bảo Hà, Lào Cai. Đền Quan Hoàng Bảy được xây dựng dưới chân núi Cấm, cạnh sông Hồng, thuộc xã Bảo Hà, huyện Yên Bảo, tỉnh Lào Cai và cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 60km về phía Nam. Đền ông Hoàng Bảy được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1977.
4. Những lưu ý khi dâng lễ đền ông Hoàng Bảy Bảo Hà
4.1. Lễ ông Hoàng Bảy diễn ra khi nào?
Lễ ông Hoàng Bảy thường được tổ chức vào ngày 17/7 âm lịch tức ngày giỗ của ông. Hàng năm, cứ đến ngày này, người dân thập phương lại tìm đến các ngôi đền thờ ông để dâng hương, tưởng nhớ ông. Trong buổi lễ sẽ có các hoạt động như rước kiệu ông Hoàng Bảy, lễ tế thần, lễ dâng hương,… Nhiều người đến đền để cầu mong sự bình an, may mắn, tài lộc.
4.2. Đi lễ đền ông Hoàng Bảy thời gian nào?
Thông thường đền ông Hoàng bảy diễn ra nhiều lễ hội trong năm, tuy nhiên bạn nên đi lễ vào những dịp lễ chính như:
– Lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng Giêng.
– Lễ tiệc quan tuần tranh vào ngày 25/5 Âm lịch.
– Lễ Tết muộn vào tất niên.
– Ngày giỗ chính của ông vào ngày 17/7 Âm lịch hằng năm.
4.3. Sắm lễ đền ông Hoàng Bảy
Theo dân gian tương truyền rằng, ông Hoàng Bảy nổi tiếng là người ăn chơi, cờ bạc, lô đề, thuốc phiện nên những người sát căn ông Hoàng Bảy nếu về dâng lễ bái Ông sẽ được Ngài ban lộc. Khi dâng lễ đền Ông Hoàng Bảy Lào Cai bạn có thể sắm lễ mặn hoặc lễ chay đều được, lễ cúng Ông không có quy định nào về phải sắm lễ to hay nhỏ quan trọng nhất vẫn phải là lòng thành tâm.
Lễ mặn gia chủ nên chuẩn bị xôi gà, trứng gà, rượu trắng, xấp tiền vàng,…
Đối với lễ chay gia chủ có thể chuẩn bị rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa thơm, quả tốt, bánh kẹo, thuốc lá, hương, nến, cau trầu,..
Nếu có điều kiện bạn có thể sắm thêm một cỗ ngựa tím cùng với minh nghi quần áo mũ giày đầy đủ.
Cứ tùy duyên, tùy điều kiện của gia chủ mà sắm lễ, Ông chứng tâm không chứng lễ, nhìn được xuyên thấu tâm can con người thật giả, lễ cao cỗ đầy mà không có lòng thì cũng coi như bỏ.
4.4. Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì?
Với những ai chưa từng đi lễ bái ở đền Ông Hoàng Bảy chắc chắn sẽ băn khoăn không biết nên cầu những gì. Trong dân gian có câu “Cầu Ông Bảy – Quan Ông Mười” nên đến đền Quan Hoàng Bảy là để cầu tài lộc.
Người dân sẽ đến đền ông Hoàng Bảy để cầu mong làm ăn thuận lợi, thành công. Đặc biệt, những người làm kinh doanh, bất động sản… thường dâng lễ cúng ông Hoàng Bảy để cầu mong gặp nhiều điều thuận lợi trong công việc. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đến chùa để cầu may mắn, bình an, gia đình bình an.
4.5. Chi tiết bài văn khấn đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà cho du khách
Nam mô a Di Đà Phật!
Nam mô a Di Đà Phật!
Nam mô a Di Đà Phật!
Con kính lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.
Con kính lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.
Con kính lạy Thánh Hoàng Bảy tối linh
Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….
Ngụ tại:……………………………
Hôm nay là ngày….tháng… năm….. Chúng con đến đây có chút lễ vật: hương hoa, phẩm quả, vàng mã, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó, không có lễ mặn thì không kêu lễ mặn nếu không là phải tội đó, nên chú ý tuyệt đối không bày lễ mặn ở nơi cúng Phật) xin dâng lên các vị chư Phật, chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức bao la của các Ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con trong suốt quãng thời gian qua.
Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các Ngài mà công việc của con đã hanh thông viên mãn. (Nếu gia chủ đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày). Chúng con xin được dâng lễ cảm tạ tất cả các Ngài.
Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả tấm lòng thành kính của mình xin các Ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: (Gia chủ nêu cụ thể các việc cần cầu xin, các khó khăn gặp phải và hướng định giải quyết cụ thể nếu có).
Một lần nữa, con thay mặt toàn thể gia chung của chúng con, xin Ngài thương xót, dang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ân đức …( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.
Nam mô a Di Đà Phật!
Nam mô a Di Đà Phật!
Nam mô a Di Đà Phật!
Ngoài ra, quý vị có thể tham khảo thêm bài ngắn gọn hoặc chi tiết hơn trong bài viết văn khấn ông Hoàng Bảy của chúng tôi.
4.6. Lưu ý khi đi đền ông Hoàng Bảy Lào Cai
Nếu bạn muốn đi lễ Đền Ông Hoàng Bảy Lào Cai thì cần lưu ý một số điều sau:
– Đi đến nơi về đến chốn: khi đi lễ Ông Hoàng Bảy thì bạn nên đi thẳng đường, không nên la cà các quán hoặc tiện thể đi thăm quan du lịch, như vậy sẽ không được linh thiêng. Nếu muốn thăm quan du lịch thì gia chủ nên đi thực hiện lễ xong hết các đền, rồi hẵng đi.
– Cúng lễ dâng Ông, hãy chờ hương cháy trong lư hương được 2/3 rồi mới hạ lễ để tránh phạm đến các Ngài. Không tranh giành, cướp lễ cúng của tín chủ khác: Khi đi lễ Ông Hoàng Bảy, hãy là một người sống có văn minh, chỉ nên hạ lễ cúng của nhà mình, không tự ý hạ lễ hay cướp giật lễ cúng của nhà khác.
– Tránh rải tiền lẻ khắp đền: gia chủ không nên đổi tiền lẻ rồi đi đến đâu cũng rải, gia chủ nên để góp vào một hòm công đức, vì chỉ cần có lòng là các Ngài chứng giám, công nhận cho rồi.
– Văn khấn Ông Hoàng Bảy, bạn nên chuẩn bị trước ở nhà, hoặc đọc thuộc càng tốt, nếu không thì ghi chép ra giấy sau khi cúng xong thì phải đi hóa luôn.
5. Công cụ tư vấn làm gì theo phong thủy
Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi những sự lựa chọn. Cũng như có những sự kiện đến mà ta không lường trước được. Chính vì thế mà khi biết được hôm nay nên làm gì, làm như thế nào sẽ giúp gia chủ có sự cân bằng về mệnh, tránh hung đón cát. Từ đó, tự bản thân biết được hôm nay là ngày tốt hay xấu và đưa ra lời khuyên đúng đắn cho ngày hôm đó. Đi đền chùa cũng là một trong những việc này. Công cụ của chúng tôi sẽ đưa ra tư vấn được cá nhân hóa chính xác tới bạn.
- Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán
- Bước 2: Chọn mục Bát Tự rồi tiếp đến Nên Làm Gì Theo Phong Thủy
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin và xem kết quả trả về
6. Lời kết
Trên đây là nội dung bài viết về Đền Ông Hoàng Bảy và những lưu ý khi dâng lễ. Hy vọng, bài viết đã giúp các bạn chuẩn bị được cho mình những thông tin hữu ích khi đến đền Ông Hoàng Bảy để xin lộc, cầu danh. Chúc cho gia chủ luôn bình an, mạnh khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình để tiện lợi hơn trong việc cập nhật các kiến thức tâm linh hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nào. Kính chúc toàn gia mọi sự hanh thông và vạn sự tốt lành!