Quẻ Địa Sơn Khiêm là quẻ số 15 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ tốt hay quẻ xấu? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và các ứng dụng của nó vào trong đời sống hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Quẻ Địa Sơn Khiêm là gì?
Quẻ Địa Sơn Khiêm, đồ hình::|::: còn gọi là quẻ Khiêm (謙 qian1), là quẻ thứ 15 trong Kinh Dịch.
- Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
- Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).
Giải nghĩa: Thoái dã. Cáo thoái. Khiêm tốn, nhún nhường, khiêm từ, cáo thoái, từ giã, lui vào trong, giữ gìn, nhốt vào trong, đóng cửa. Vì vậy mới được hanh thông. Thượng hạ mông lung chi tượng: tượng trên dưới hoang mang.
XEM THÊM: Quẻ Kinh Dịch là gì?
2. Luận giải ý nghĩa quẻ Địa Sơn Khiêm
2.1. Thoán Từ
Khiêm hanh; quân tử hữu chung.
謙 亨,君 子 有 終。
Hễ khiêm tốn, tất được thành công, việc khó gì cũng sẽ được xuôi trót! Người quân tử mà thực hiện được đức Khiêm đến đâu thì kết quả càng được hanh thông đến đó!
Tại sao bảo “quân tử hữu chung”? Là bởi chỉ có bậc quân tử mới chân thành có tánh khiêm tốn, họ không còn có cái Ngã của họ nữa, họ là kẻ vô kỷ, nên việc làm của họ không bao giờ lấy đó mà kể công, không bao giờ xem đó là danh vọng gì hơn người mà khoe khoang.
Lòng hiếu danh, có những cái “trò giả dối”, mà sớm muộn gì cũng bị khám phá… Người ta đã bảo: Từ chối một lời khen, thấy như là một sự khiêm tốn, kỳ thực biết đâu đó là một sự giả vờ để được người ta khen lại một lần nữa… Một “trò” đạo đức giả! Người quân tử mà khiêm tốn, là thực sự không thấy có mình, trước như sau (“quân tử hữu chung”), chứ không phải muốn được đề cao thêm một lần nữa!
2.2. Đại Tượng
Địa trung hữu sơn: Khiêm.
象 曰:地 中 有 山:謙。
Quân tử dĩ biều đa ích quả, xứng vật bình thí.
君 子 以 裒 多 益 寡,稱 物 平 施。
(Trong đất, có Núi, nghĩa là Núi cao chôn sâu trong lòng đất, là Khiêm vậy. Người quân tử noi theo đó mà “bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu” (tổn hữu dư, bổ bất túc) để giữ mức Quân bình của Tạo Hóa “xứng vật bình thí”.
Luật tắc này của Dịch Đại Tượng thật hết sức quan trọng, cho nên Lão Tử đã phải dành riêng một chương (chương 77, Đ. Đ. K) để giảng giải! Tại sao Đại Tượng bảo người “Quân tử”, mà không nói chung “người ta”? Là vì, chỉ có người quân tử “vô kỷ, vô công, vô danh” mới có thể làm nổi việc này, chứ thế nhân làm sao làm cho nổi? Lão Tử nói: “Thiên chi đạo: Tổn hữu dư nhi bổ bất túc. nhân chi đạo, tắc bất nhiên: Tổn bất túc dĩ phụng hữu dư. Thục năng hữu dư dĩ phụng thiên hạ? Duy hữu Đạo giả!” 天 之 道,損 有 餘 而 補 不 足, 人 之 道 則 不 然。。。損 不 足 以 奉 有 餘。孰 能 有 寓 意 、有 餘 以 奉 天 下。唯 有 道 也。(Đạo của Trời, bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu. Đạo của Người, không như vậy, bớt chỗ thiếu, bù chỗ dư. Ai đâu biết lấy cái dư để bù cho thiên hạ, nếu không phải kẻ đã đắc Đạo!).
XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!
2.3. Tiểu Tượng
2.3.1. Hào Sơ Lục
Khiêm khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên, kiết.
初 六:謙 謙。君 子 用 涉 大 川,吉。
Tượng viết:
Khiêm khiêm, quân tử, ti dĩ tự mục dã.
象 曰:謙 謙,君 子 卑 以 自 牧 也。
Người quân tử ở hào Sơ, là kẻ hết sức khiêm nhượng (khiêm khiêm) nghĩa là bậc quân tử mà xem mình thấp kém (quân tử ti), thì dù có đi qua sông lớn đầy nguy hiểm cũng chẳng hề chi, nên gọi là tốt (kiết). Lại nữa, nếu người quân tử mà biết lấy đạo Khiêm để tu đức. Chữ “tự mục” có nghĩa là “tự trị”, trị cái lòng kiêu căng ngạo mạn của mình, thì đạo hạnh sẽ còn cao hơn trước vô cùng!
2.3.2. Hào Lục Nhị
Minh khiêm, trinh kiết
六 二:明 謙,貞 吉。
Tượng viết:
Minh khiêm, trinh kiết, trung tâm đắc dã.
象 曰:明 謙,貞 吉,中 心 得 也。
Lời nói khiêm tốn, không phải đủ cho ta tin là lời nói chí thành, vì chỉ có người quân tử như hào Lục Nhị mới có thể thốt ra những lời nói khiêm tốn chân thành mà thôi, là bởi Nhị là hào được đắc trung đắc chính…mà thôi! Cho nên mới nói “Lục Nhị minh khiêm, trinh kiết, trung tâm đắc dã” (Lời nói khiêm cung của Lục Nhị là lời nói tự đáy lòng, nên tốt, vì được chân thành mà thốt ra) “Minh, là tiếng nói, lời nói”. “Minh khiêm” là lời nói khiêm cung nhũn nhặn.
Cho nên, cần phải cẩn thận xét đoán kẻo lầm phải những kẻ giả vờ khiêm tốn mà thực sự là những lời nói ngoài môi cốt để lừa phỉnh vì một mục đích vị lợi gì đây? Lời nói khiêm tốn, do lòng chí thành thốt ra, mới thật là “lời khiêm” (minh khiêm 明 謙). Lời xưa có câu khuyên ta: “Mạc tín trực, trung trực, tu phòng nhân bất nhân”.
2.3.3 Hào Cửu Tam
Lao khiêm, quân tử hữu chung, kiết.
九 三:勞 謙,君 子 有 終,吉。
Tượng viết:
Lao khiêm quân tử, vạn vật phục dã.
象 曰:勞 謙 君 子,萬 民 復 也。
Cửu tam, là dương cương, dương cư dương vị, đắc chính, hào Dương thống lãnh quần âm, tức là hạng người quân tử, địa vị thật cao, (ở chót vót nội quái, là Cấn (núi cao), có tài năng thực sự, có công lao thật lớn… nhưng lại biết giữ mình, xử thế rất khiêm cung, chẳng khoe tài, chẳng khoe công, chẳng khoe danh. Có đại công lao với thiên hạ như thế mà giữ được đức Khiêm dường ấy, thật là “quân tử hữu chung”. “Lao Khiêm” là đại công lao mà khiêm tốn; làm, mà không để cho ai thấy công lao của mình. (“Lợi trạch ư vạn thế, thiên hạ mạc năng tri dã” ban ân huệ nhuần thấm khắp mọi người đến muôn đời, mà thiên hạ chẳng ai hay biết). Đó là đức Khiêm đến cực độ cao siêu! Gánh vác việc khó khăn lao nhọc như thế mà chẳng cậy công, chẳng khoe khoang, đức thật dầy… như thế mà bảo là chẳng có công gì của mình, nhân dân đừng thán phục sao được
Đây là bậc người “vô kỷ, vô công, vô danh”! là bậc Thánh nhân của thời Khiêm! Cho nên, một mình nó, làm chủ cả ngũ âm.
2.3.4. Hào Lục Tứ
Vô bất lợi, huy Khiêm
無 不 利,撝 謙。
Tượng viết:
Vô bất lợi huy khiêm, bất vi tắc dã.
象 曰:無 不 利,撝 謙,不 違 則 也。
Hào Lục Tứ, âm cư âm vị là đắc chính, người có công với xã hội, nhưng bởi ở cận hào Lục Ngũ là vị chí tôn nên phải có vẻ ái ngại, kiên sợ, còn ở dưới lại phải nể hào Tam… nên ở phải địa vị khó khăn không được hoàn toàn thoải mái. Vậy, phải biết giữ thế Khiêm thật hoàn toàn, nếu chẳng đến nơi, khó được vẹn toàn! “huy Khiêm”.
Thánh nhân vì thế mà răn Tứ: Nên lo mà phát huy đức Khiêm của mình đến nơi đến chốn thì mới có thể tận thiện, không có gì là không lợi (vô bất lợi). Ở giữa thế kẹt, trên là Lục Ngũ rất nhân hậu, dưới là một kẻ đại tài đại đức trên người: phải làm sao cho xứng đáng! với người trên kẻ dưới! “Bất vi tắc” là đúng với bổn phận, chứ đâu phải là việc vượt ra ngoài bổn phận! Sự tín nhiệm của bề trên đừng để mất lòng tin; còn công lao kẻ dưới (hào Tam) cũng phải làm sao đừng bị thiệt thòi. Hoàn cảnh của vì tể tướng Tiêu Hà giữa Cao Tổ và Đại Tướng Quân phá Sở là Hàn Tín!
2.3.5. Hào Lục Ngũ
Bất phú dĩ kỳ lân, lợi dụng xâm phạt vô bất lợi.
六 五:不 富 以 其 鄰,利 用 侵 伐 無 不 利。
Tượng viết:
Lợi dụng xâm phạt, chinh bất phục dã.
象 曰:利 用 侵 伐,征 不 服 也。
Hào Lục Ngũ, ở vị đắc trung đắc chính, ngôi vị chí tôn có tánh nhu thuận, có đức khiêm nhu nên được người quy phục. Nhưng hãy coi chừng. Ở bậc chí tôn, có Ân mà chẳng có Uy thì dễ bị khinh lờn, chưa đủ tư cách làm nhà lãnh đạo.
Nếu gặp phải có những kẻ ngang ngạnh chưa chịu thần phục, thì phải biết dùng đến uy vũ mà chinh phục mới được (lợi dụng xâm phạt, chinh bất phục dã 利 用 侵 伐,征 不 服 也。)
2.3.6. Hào Thượng Cửu
Minh Khiêm, lợi dụng hành sư, chinh ấp quốc
上 六:鳴 謙,利 用 行 師,征 邑 國。
Tượng viết:
Minh Khiêm chí vị đắc dã. Khả dụng hành sư, chinh ấp quốc dã.
象 曰:鳴 謙 志 未 得 也。可 用 行 師,征 邑 國 也。
Hào Lục âm (thượng lục) là âm ở ngôi âm, là cực âm. Cực âm, là cực nhu đối với thời Khiêm, không nên. Bởi ở ngôi cao mà cực Âm, là kẻ bất tài, còn nhu nhược là khác nữa! Không thể chế được những phần tử ngoan cố!
Khiêm mà chân chính, chẳng bao giờ mất đạo Trung của nó, phải biết dùng Cương mà chế trước sự nhu nhược của mình, tức là phải có ý chí mạnh rồi phải có đủ sức để “hành sự” chỉnh đốn lại thiên hạ, nghĩa là phải lập lại trật tự quân bình nơi mình và nơi người; người mà chưa làm chủ được mình, không sao làm chủ được người!
XEM THÊM:Quẻ 14 – Hỏa Thiên Đại Hữu
3. Quẻ Địa Sơn Khiêm là quẻ HUNG hay CÁT?
Khiêm” có nghĩa là “khiêm tốn, nhường nhịn”, không tự cao tự đại, tự cho mình là đúng, vì thế nó có hình tượng của hai kẻ chia vàng. Đây chính là thái độ khiêm tốn. Khiêm tốn sẽ khiến cho mọi việc trở lên thuận lợi. Lúc đầu mọi việc có thể không suôn sẻ như ý, nhưng về sau do đức tính khiêm tốn mà sẽ nhận được sự trợ giúp của mọi người và cuối cùng sẽ có được thành công.
“Nhị nhân” là hai người, “Phân kim” là chia tiền. “Nhị nhân phân kim” là chuyện hai kẻ nghèo khổ, cùng chung hoạn nạn vui buồn có nhau, bỗng nhặt được cục vàng, vui vẻ chia đôi, không hề tranh nhau. Gieo được quẻ này là điềm “vạn sự hanh thông”.
Như vậy Quẻ Địa Sơn Khiêm có điềm “vạn sự hanh thông” là QUẺ CÁT trong kinh dịch. Quẻ Khiêm chỉ thời vận tiến tới chỗ bình ổn vô sự, điều chỉnh chỗ thái quá, sự vật tiến tới chỗ cân bằng hơn, Là thời cơ tốt cho triển khai công việc, tuy chưa thể thành công ngay nhưng dần sẽ tiến tới. Tài vận tương lai sẽ đến, nôn nóng sẽ hỏng việc. Sự nghiệp về sau thành đạt, muốn nhanh cũng không được. Xuất hành thuận lợi. Kiện tụng kéo dài, nên hòa giải thì hơn. Bệnh tật dây dưa nhưng về sau khỏi. Thi cử không có gì trở ngại. Tình yêu nên lấy khiêm nhường, tôn trọng lẫn nhau thì có nhiều thuận lợi. Hôn nhân không thể nôn nóng nhưng có thể trở thành lương duyên.
4. Ứng dụng của quẻ Địa Sơn Khiêm trong đời sống hàng ngày
- Ước muốn: Hành vi ích kỷ, suy nghĩ hạn hẹp và không rộng lượng sẽ mang đến thất bại. Hãy đối xử với người khác bằng thái độ thành thật và thành tựu sẽ đến.
- Hôn nhân: Xứng đôi vừa lứa. Suông sẻ và tốt đẹp.
- Tình yêu: Thành công.
- Gia đạo: Đáng hài lòng. Vận may gia đình sẽ dần dần phát triển.
- Con cái: Tất cả đều ngoan hiền, biết vâng lời, có hiếu. Thai nghén: con trai.
- Vay vốn: Có thể thương lượng được đối với khoản tiền bạn cần, nhưng đừng hy vọng có nhiều hơn thế nữa.
- Kinh doanh: Mức lời nhỏ trong doanh số sẽ tăng nếu bán được số nhiều.
- Thị trường chứng khoán: Trong ĩủc này thì trì trệ, sẽ tăng giá về sau.
- Tuổi thọ: Với sự nghỉ ngơi và chăm sóc cẩn thận, bạn có thể có cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.
- Bệnh tật: Với sự kiên nhẫn, bạn sẽ dần dần bình phục thông qua việc dưỡng bệnh. Những bệnh liên quan đến bụng hay dạ dày, bệnh huyết áp thấp.
- Chờ người: Sẽ đến.
- Tìm người: Người đó sẽ tự động trở về.
- Vật bị mất: Có thể tìm thấy. Đang nằm bên dưới vật gì đó ở hướng đông bắc hoặc tây nam.
- Du lịch: Chuyến đi an toàn và tốt lành.
- Kiện tụng và tranh chấp: Tốt nhất nên tìm cách hòa giải, cố chấp sẽ gặp điều không may.
- Việc làm: Hanh thông.
- Thi cử: Điểm cao.
- Kinh doanh môi, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Có thể tiến bước, nhưng hấp tấp và manh động sẽ dẫn đến bất hạnh.
- Thời tiết: Trời nhiều mây, thỉnh thoảng có thể quang đãng.
- Thế vận: hiện tại bình an vô sự.
- Hy vọng: chưa thể thực hiện ngay. Sẽ đến lúc như ý.
- Tài lộc: chờ lâu sẽ có.
- Sự nghiệp: càng ngày càng tốt, không nên nôn hóng.
- Nhấm chức: tuần tự như tiến, nên nhờ người trên giúp.
- Nghề nghiệp: giữ việc cũ thì tốt.
- Tình yêu: cần tôn trọng lẫn nhau sẽ tốt.
- Hôn nhân: chờ thời gian kết thành lương duyên.
- Đợi người: đến chậm.
- Đi xa: chuyến đi bình an vui vẻ.
- Pháp lý: nên hòa giải, tranh chấp bất lợi.
- Sự việc: khiêm nhường mới giải quyết được.
- Bệnh tật: không nặng.
- Thi cử: bình thường.
- Mất của: khó đoán, khó tìm.
- Xem người ra đi: đi gần, bình an vô sự.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Địa Sơn Khiêm vào trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: