Quẻ Trạch Phong Đại Quá là quẻ số 28 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy quẻ này là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và các ứng dụng của nó trong đời số hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Trạch Phong Đại Quá là gì?

Quẻ Trạch Phong Đại Quá là quẻ tốt hay xấu trong Kinh Dịch
Quẻ Trạch Phong Đại Quá là quẻ tốt hay xấu trong Kinh Dịch

Quẻ Trạch Phong Đại Quá, đồ hình:||||: còn gọi là quẻ Đại Quá (大過 da4 guo4), là quẻ thứ 28 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風).
  • Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).

Giải nghĩa: Họa dã. Cả quá. Cả quá ắt tai họa, quá mực thường, quá nhiều, giàu cương nghị ở trong. Nộn thảo kinh sương chi tượng: tượng cỏ non bị sương tuyết.

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Trạch Phong Đại Quá

2.1. Thoán Từ

Đại Quá, đống nạo, lợi hữu du vãng, hanh.

彖 曰:大 過,棟 橈,利 有 攸 往,亨。

Tượng viết: Đại Quá, Đại giả Quá dã.

象 曰:大 過,大 者 過 也。

Đống nạo, bổn mạt nhược dã.

棟 橈,本 末 弱 也。

Cương quá nhi trung, tốn nhi duyệt hành,

剛 過 而 中,巽 而 說 行。

Lợi hữu du vãng, nãi hanh.

利 有 攸 往,乃 亨。

Đại quá chi thời, đại hĩ tai!

大過之時,大矣哉。

Quẻ Đại Quá, gồm 4 hào dương ở giữa, hai hào âm hai đầu, tượng một cây đà (đống nạo 棟 橈), phía giữa thì dầy cứng (trung cương 中 剛); còn phía đầu và phía gốc (tức là 2 đầu cây đà) lại quá mong manh (bổn mạt, nhược 本 末 弱).

Đống 棟 , là cây đà; Nạo 橈 , là èo uột, cong quẹo; “đống nạo” là cây đà cong quẹo, không được ngay thẳng, hai đầu rất mỏng.

Câu trên đây, có hai nghĩa:

  • Lấy riêng nghĩa 2 chữ “trung cương” 中 剛 là để ám chỉ thời của người quân tử; bởi Âm nhược Dương cường, nên “lợi hữu du vãng” 利 有 攸 往 .
  • Nhưng “trung cường” mà “bổn, mạt, nhược”, gốc và ngọn yếu, e không sao gánh nổi hay đỡ nổi nóc nhà (tức là đảm đương nổi đại sự!).

Giải rộng hơn Lời Thoán, thì hai hào chánh trung của Nội Tốn, Ngoại Đoài đều là dương cương mà là dương cương cực thịnh (bởi 2 hào đều được đắc Trung cả), gọi là “Cương quá nhi trung 剛 過 而 中”. Tức là 2 hào Nhị và Ngũ “Cương quá nhi trung” nghĩa là có Trung mà lại mất Trung, hay nói cách khác “có tài” mà “thiếu đức”!

Theo thể quái: Hạ Tốn (là thuận); thượng Đoài là duyệt (vui vẻ), cả 2 nhị ngũ mà cùng vui vẻ hòa thuận mà làm việc đại sự thì sao không thành công? Nên mới nói “lợi hữu du vãng, nãi hanh”, thời đại quá mà thành công thật là đại kỳ sự vậy! (đại hỉ tai!).

Nhưng chỉ đại tài thôi, nếu còn thiếu đức, thì coi chừng “bổn mạt nhược dã 本 末 弱 也”, sự thành công đâu có lâu dài!

Lịch sử cả Đông lẫn Tây, đều đã chứng minh rõ ràng luật “Đống nạo” này của Kinh Dịch. Ta thử tỉ dụ ở Âu và Á: về trường hợp đại cách mạng nước Pháp (1789) với Nã Phá Luân Đệ nhất (Napoléon 1er), Đại đế Alexandre (Alexandre le Grand) và Tần Thủy Hoàng đế… nay là Hitler.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2.2. Đại Tượng

Trạch diệt Mộc: Đại quá.

澤 滅 木,大 過。

Quân tử dĩ độc lập bất cụ: độn thế vô muộn.

君子以獨立不懼,遯世無悶。

Nước hồ (đầm) ngập đến ngọn cây, là Đại Quá. Người quân tử theo đó mà đứng một mình không biết sợ, lánh đời cũng không buồn như cội cây, không lay động.

Đó là thái độ điềm đạm của bậc Thánh nhơn trước mọi biến cố nguy hiểm đến bực nào![1] Đó là “độc lập tinh thần” hay “tinh thần nội thủ” thì sẽ không có tai họa gì đến với mình được cả! Mà dù tai họa có đến, có sao đâu, vì Sống hay Chết, đối với bậc Thánh nhơn điềm đạm thì có nghĩa lý gì phải hoảng hốt!

Dám đứng một mình, không chạy hoảng theo ai cả; dù có ai không hiểu mình, mà phải sống “cô độc” hay “cô đơn” cũng chẳng có gì phải buồn!

Hoàn cảnh bị ngập lụt, là muốn nói về bất cứ hoàn cảnh nguy hiểm nào, hãy như cội cây đứng vững gốc, chờ nước rút!

Trên đây, là “tượng” nói bóng để gợi ý, chứ không phải bảo người ta phải như cội cây không lay động! “Cội cây không lay động” là đừng hốt hoảng, vội vàng… bình tĩnh xem thời cuộc để đối phó. Phải hiểu như vậy, thì mới có thể đọc Dịch và hiểu Dịch, vì Dịch là bất đắc dĩ phải dùng đến văn từ, nên phải biết đừng “mắc” trong danh từ, là vì nói về đạo Biến như Kinh Dịch, lẽ ra phải nói như Lão Tử: “Tri giả bất ngôn!” còn đọc Kinh, phải đọc “Kinh vô tự”! Bởi vậy Thiền chủ trương: “Bất lập văn tự” rất đúng!

2.3. Tiểu Tượng

2.3.1. Hào Sơ Lục

Sơ Lục: Tạ dụng, bạch mao, vô cựu.

初六:藉用白茅,無咎。

Tượng viết: Tạ dụng bạch mao, nhu tại hạ dã.

象曰:藉用白茅,柔在下也。

Sáu hào trong quẻ, đại diện cho những người ở vào sáu thời của Đại Quá.

Đành rằng, ở thời Đại Quá có nhiều biến cố lớn xảy ra, ai là người thấy quốc gia hữu sự mà chẳng muốn ra gánh vác không nhiều cũng ít với thiên hạ? Nhưng, sơ lục đây là âm nhu, bất chánh (âm cư dương vị), còn xử sự thì ở cấp nhỏ bé nhất và vô vị, nếu miễn cưỡng mà lãnh một công việc lớn nào, làm sao mà không hư hỏng được!

Dịch Hệ từ hạ có nói: “Đức bạc nhi vị tôn, trí tiểu nhi mưu đại, lực tiểu nhi nhiệm trọng, tiễn bất cập hỉ!” (Đức mỏng mà ngôi cao, trí nhỏ mà lo làm việc lớn, sức nhỏ mà gánh vác việc nặng, ít khi thành công vậy, nếu không nói là bị tai họa!)

Thánh nhân răn Sơ rằng: nếu Sơ mà muốn làm việc lớn, hãy cẩn thận, dè dặt… như khi mình muốn để một vật nặng gì trên mặt đất, trước hết nên trải lên mặt đất một lớp cỏ tranh trắng (bạch mao) để cho món đồ đừng động mạnh trên đất mà bị nứt mẻ (Tạ, là lót). Được vậy thì không có gì hối lỗi.

Bất cứ việc gì, lớn nhỏ gì cũng vậy, hãy cẩn thận và làm một cách nhẹ nhàng êm dịu! (nhu tại hạ dã 柔 在 下 也).

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.3.2. Hào Cửu Nhị

Cửu Nhị: Khô dương sinh đề, lão phu đắc kỳ nữ thê, vô bất lợi.

九二:枯楊生梯,老夫得其女妻,無不利。

Cửu Nhị, dương cương đắc trung đắc chánh, nên có cái tài xử dụng nhu thuật bởi dương mà nằm trên nhu.

Ở thời đại quá, nếu cương trên cương sẽ thành quá cương, mà quá cương thì phải gãy (thái cương tắc chiết). Duy có hào Nhị là cương cận Sơ âm nên được âm dương tương hợp, cương nhu tương tế, lại cư âm vị nên khỏi cái nạn quá cương, khác nào cành dương tuy đã khô lại sinh rễ mới! 枯楊生梯.

Rễ mới nở thêm ở dưới, thì cành lá cũng được thịnh vượng bên trên.

Lại còn một tượng nữa: Cửu Nhị là cương hào, được kết hợp với Sơ nhu có khác nào người trai đã lớn mà cưới được một cô vợ rất trẻ.

Phàm Cô dương thì không làm sao sinh được, nay là lão phu mà đắc “nữ thê”, thời chắc chắn cơ có sinh dục… Có đủ 2 điều ấy, thì mới thật là đâm được rễ mới mà ngành lá xanh tươi, âm dương sinh dục, không có gì bất lợi cả (vô bất lợi 無 不 利).

2.3.3. Hào Cửu Tam

Cửu Tam: Đống nạo, hung.

九 三:棟 橈。凶。

Tượng viết: Đống nạo chi hung bất khả dĩ hữu phụ dã.

象曰:棟橈之凶,不可以有輔也。

Theo lệ, thì ở thời Đại Quá, phải là người “đắc trung” mới có thể đảm đương đại sự, vì có cả cương nhu.

Tam, là dương cương lại cư dương vị, là quá cương, không sao làm nổi công việc đại quá được!

Tất nhiên phải hỏng, vì “thái cương tắc chiết”, có khác nào trường hợp “đống nạo”, thứ cây đà mà cong cong hai đầu! làm sao đỡ nổi nóc nhà… Nên mới nói: “đống nạo, hung”.

Nếu có kẻ giúp… may ra!

Nhưng Hào Tam này quá cương, là người tự cao tự đại, có coi ai ra gì đâu mà nói đến việc giúp đỡ, nên mới nói: “bất khả dĩ hữu phụ”.

2.3.4. Hào Cửu Tứ

Cửu Tứ: Đống long, kiết, hữu tha, lẫn.

九 四:棟 隆,吉,有 它,吝。

Tượng viết: Đống long chi kiết, bất nạo hồ hạ dã.

象曰:棟隆之吉,不橈乎下也。

Long 隆 , là lớn và vững vàng, tức là cây cột cao.

Cửu Tứ là dương cương mà ở vị âm, nên tuy cương mà không quá cương; nhu mà không quá nhu. Có thế thì ở thời Đại Quá mới có thể đỡ nổi gánh nặng, như cây cột lớn (đống long) đỡ nổi mái nhà!

Cửu Tứ tuy cương nhưng ở vị âm, nên nhu hoàn toàn, lại còn hạ ứng với Sơ nhu nữa, thành ra quá nhu, nếu lại đi hạ ứng với Sơ. Thánh nhơn mới căn dặn Tứ: “Chớ bận bịu với Sơ”! Trong thời “đại quá” mà đi chơi thân với tiểu nhơn, thì việc phải hỏng!

Chỗ “Kiết” của Cửu Tứ, là phải giữ dương tánh của mình, không nao lòng mà đi xuống với hào Sơ (bất nạo hồ hạ dã) để phải biến thành “đống nạo” (cây cột cong) không sao giữ vững được công việc đại quá của mình.

2.3.5. Hào Cửu Ngũ

Cửu Ngũ: Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kỳ sĩ phu: vô cựu, vô dự.

九五:枯楊生華老婦得其士夫,無咎,無 譽。

Tượng viết: Khô dương sinh hoa, hà khả cửu dã.

Lão phụ sĩ phu, diệc khả xú dã.

象曰:枯楊生華,何可久也, 老婦士夫,亦可丑也。

Cửu Ngũ là tượng cây dương khô rồi, mà còn sinh hoa, bà lão lấy chồng, tuy không lỗi lầm, nhưng cũng không danh dự gì (vô cựu, vô dự 無 咎,無 譽 !)

Hào Cửu Ngũ, là vị chí tôn đắc trung đắc chánh, lẽ ra phải làm được việc lớn, trong thời đại quá! nhưng bởi ở thời Đại Quá mà lại là dương cư dương vị thành ra quá cương, mà quá cương không nên, sợ bị gãy đổ (thái cương tắc chiết). Hào Thượng Lục bên trên cũng không giúp gì cho Ngũ là bởi nó là nhu, lại là cực nhu vì ở chót vót quẻ Đại Quá.

Hào Cửu Ngũ, tượng như một cây dương đã khô héo rồi, lại còn cố sinh ra một búp hoa… ngày tàn đã sắp đến, chỉ tổ làm hao thêm sinh lực, nghĩa là mau chết (khô dương sinh hoa, hà khả cửu dã).

Lại cũng có khác nào một bà lão lại còn đi lấy chồng, làm gì còn sinh đẻ nữa mà mong? (lão phụ sĩ phu) không xấu hổ sao? (diệc khả xú dã).

2.3.6. Hào Thượng Lục

Thượng Lục: Quá thiệp, diệt đính, hung.

上 六:過 涉,滅 頂,凶。

Tượng viết: Quá thiệp chi hung, bất khả cựu dã.

象曰:過涉之凶,不可咎也。

Thượng Lục, bản chất âm nhu, lại bất trung bất chánh, quả là một hạng bất tài, nhưng vì ở thời Đại Quá nên cũng bắt chước thiên hạ chung quanh lo việc đại sự. Mới liều lĩnh lội qua sông lớn và sâu, đến ngập cả đầu (quá thiệp diệt đính 過 涉 滅 頂) thật là hung.

Khi biết mình bất tài mà dám liều lĩnh làm việc đại sự, nên phải bị chết chìm, nghĩ cũng đáng thương! Thì có khác nào như hào Sơ Lục: “Đức bạc nhi vị tôn, trí tiểu nhi mưu đại, lực tiểu nhi nhiệm trọng tiển bất cập hĩ!”

3. Quẻ Trạch Phong Đại Quá là quẻ HUNG hay CÁT?

“Đại quá” có nghĩa là “vượt mức quá nhiều”. Quá mức, quá nhiều là tai hoạ, vì thế nó có hình tượng của “nằm ngủ ban đêm mơ thấy tiền bạc”. “Dạ mộng”: đêm mơ, “Kim tiền”: vàng, tiền. “Dạ mộng kim tiền” là chuyện một kẻ luôn nghĩ đến tiền nhưng không kiếm được, đêm nằm mơ thấy tiền vàng rất nhiều, lấy được rất dễ, tỉnh dậy vẫn tay trắng. Kẻ gieo phải quẻ này có điềm “Không vẫn hoàn không”.

Như vậy Quẻ Trạch Phong Đại Quá có điềm “Không vẫn hoàn không”, là quẻ xấu trong kinh dịch. Quẻ Đại Quá chỉ thời vận khó khăn, nhiều tầng lớp trung gian cản trở, mọi việc khó thành. Trong xã hội nhiều việc trọng đại rơi vào tay những kẻ bất tài, tài nhỏ chí to, kế hoạch không sát thực tế nên gây đổ vỡ, như chiếc cột chống nhà không vững. Tài vận kém, kinh doanh kém phát đạt. Thi cử gặp khó khăn. Xuất hành bất lợi. Bệnh tật tưởng nhẹ hoá nặng. Tình duyên trắc trở, lắm kẻ trung gian rèm pha. Hôn nhân không thuận, khó có kết quả.

XEM THÊM:Quẻ 27 – Sơn Lôi Di

4. Ứng dụng của quẻ Trạch Phong Đại Quá trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Trạch Phong Đại Quá trong đời sống là gì?
Ứng dụng của quẻ Trạch Phong Đại Quá trong đời sống là gì?
  • Ước muốn: Hy vọng đặt ra quá cao. Sẽ không thực hiện được.
  • Hôn nhân: Hôn nhân không xứng đôi. Cho dù hôn nhân có diễn ra, sẽ chẳng có tình cảm giữa vợ chồng, hoặc cả hai sẽ xa lạ nhau trong cuộc sông và tan vỡ.
  • Tình yêu: Đã trở nên thân mật. Không thể chia tay nhau, mặc dù bên kia không phù hợp với bạn.
  • Gia đạo: Gia sản suy vi, khó khăn và gian khổ. Phải canh tân việc nhà và giảm bớt chi tiêu trước khi có thể thay đổi được cơ đồ.
  • Con cái: Đông con. Việc nuôi dưỡng sê khó khăn. Có sự thiếu hiểu biết và tha thứ giữa cha mẹ và con cái. Phải kiên trì trong việc dạy bảo và dẫn dắt chúng. Có như vậy, hạnh phúc và may mắn sẽ thuộc về bạn. Thai nghén: con trai.
  • Vay vốn: Ngỡ thành công, nhưng tất cả chỉ là sự nói suông. Việc thực hiện sẽ hết sức khó khăn.
  • Kinh doanh: Giá cao nhưng tình hình bất ổn. Hãy bán nhanh và bạn có thể thu được lợi nhuận.
  • Thị trường chứng khoán: Giá cao. Sẽ giảm giá thảm hại trong vòng vài ngày.
  • Tuổi thọ: Khỏe mạnh tự nhiên, nhưng có khả năng bạn sẽ lạm dụng bản thân mình quá đáng bởi làm việc quá sức, gây ra bệnh tật và thậm chí còn chết sớm. Hãy tránh làm việc quá sức và quá vất vả, và bạn sẽ bảo vệ được mình; thậm chí có thể sống thọ.
  • Bệnh tật: Nghiêm trọng nhưng không phải không còn hy vọng. Những vùng bị bệnh: cột xương sống và phổi.
  • Chờ người: Sẽ không đến.
  • Tìm người: Ở xa. Sẽ không dễ gì tìm được những chỗ thường lui tới của người này. Hãy tìm ở hướng tây hoặc hướng đông nam.
  • Vật bị mất: Không dễ gì tìm thấy.
  • Du lịch: Có thể gặp trở ngại và nguy hiểm. Tốt nhất hãy từ bỏ.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Có thể bị thất bại. Tốt nhất hãy tìm cách hòa giải.
  • Việc làm: Khó khăn.
  • Thi cử: Những câu hỏi khó sẽ khiến bạn lo âu.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Khó khăn ban đầu nhưng sau một thời gian mọi việc sẽ ổn.
  • Thời tiết: Nhiều mây lúc bình minh và hoàng hôn, quang đãng ở giữa ngày.
  • Hy vọng: không như ý.
  • Tài lộc: có nhưng ít.
  • Sự nghiệp: không thành công vì sai về phương hướng. Xem nhậm chức: không toại ý.
  • Nghề nghiệp: chuyển nghề có kết quả tốt.
  • Tình yêu: không thành Xem hôn nhân: khó thành.
  • Đợi người: họ không đến.
  • Đi xa: chuyến đi bất lợi.
  • Pháp lý: sự dây dưa kéo dài.
  • Sự việc: không thể giải quyết vì đôi bên không nhượng bộ nhau.
  • Bệnh tật: bệnh nặng lên.
  • Thi cử: kết quả không như dự kiến.
  • Xem mất của: khó tìm, nếu thấy không còn nguyên vẹn. Xem người ra đi: họ bỏ đi vì giận dữ, khó trở về.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa quẻ Trạch Phong Đại Quá chi tiết nhất! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: