Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng là quẻ số 25 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy quẻ này là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và các ứng dụng của nó trong đời số hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng là gì?

Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng là quẻ HUNG hay CÁT trong Kinh Dịch?
Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng là quẻ HUNG hay CÁT trong Kinh Dịch?

Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng, đồ hình |::||| còn gọi là quẻ Vô Vọng (無妄 wu2 wang4), là quẻ thứ 25 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).
  • Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).

Giải nghĩa: Thiên tai dã. Xâm lấn. Tai vạ, lỗi bậy bạ, không lề lối, không quy củ, càn đại, chống đối, hứng chịu. Cương tự ngoại lai chi tượng: tượng kẻ mạnh từ ngoài đến.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Thiên Lôi Vô Vọng

2.1. Thoán Từ

Vô Vọng, Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.

Kỳ phỉ chánh hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng.

無 妄,元,亨,利,貞。

其匪正有眚,不利有攸往。

“Vô vọng” là “Tâm không bị vọng động”, tức là đã được cái “động” của Chân tâm (tượng quẻ Nội Chấn (nhất dương sinh ở hào Sơ) cái động của Tiên Thiên Nhất Khí (cũng gọi là Chơn Khí) mà “Nội Kinh Tri Yếu” thiên Đạo Sinh đã nói:

“Điềm đạm Hư Vô,

“Chơn khí” tùng chi…”

恬憺虛無, 真氣從之。。。

Cái “động” của lòng ta, cũng phải cùng hợp với cái “động” của Thiên Lý, gọi là “Thiên Nhơn tương hợp nhi dĩ hỉ”; trái lại, nếu để cho “tư ý”, “tư lợi” xen vào, thì không còn phải là chánh đạo, mà là “tà” đạo: “hành động dĩ nhơn ý, tắc vi “vọng” dã” 行動以人意,則 為 安 也。

Nếu lấy 2 chữ “Vô Vọng” này mà giải thích cho đến nơi đến chốn, thì có lẽ chỉ có bậc “Thánh nhơn” mới hành nổi “thiên đạo” này mà thôi! vì phải diệt Ngã, đâu phải việc dễ làm?

Trong Vũ Trụ, vốn có sẵn một cái Lý Tự nhiên, theo “đó” mà hành động thì cần gì phải cậy đến “nhơn vi” tạo tác thêm cho đa sự?

“Vô vọng” là tạo được “nhân” tốt, tức là cái mà nhà Đạo gọi là “nhân vô nhân”, nên mới được “Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh” như Thiên đạo (tức là Kiền đạo).

Được “Vô Vọng”, là được cùng với Thiên Lý; trái lại, nếu không được vậy (kỳ phỉ chánh, hữu sảnh) thì không lợi gì cả cho công phu tu tập của mình! (Hữu sảnh, là có lỗi)

Quẻ Vô Vọng gốc ở quẻ Khôn, bị biến ở Sơ hào mà thành quẻ Chấn, đó là “Chánh biến”, chứ không phải là “Tà biến”, đó là hành động của Vô Ngã, gọi là Vô Vi, đó là “Mạng Trời” vậy: “Thiên chi Mạng dã”.

2.2. Đại Tượng

Thiên hạ lôi hành, vật dữ vô vọng.

Tiên vương dĩ mậu đối thời, dục vạn vật.

象 曰:天 下 雷 行,物 與 無 妄。

先王以茂對時,育萬物。

Dưới Trời, có sấm lưu động. Vạn vật cùng động với sức động của Sấm mà đâm mồng nứt mộng một cách tự nhiên, sống lên cái sống tự nhiên của mình…

Thánh nhơn, nhân theo “tượng tự nhiên động” của cái sống tự nhiên của mỗi loài… mà để cho mỗi vật đều được sống theo cái bản tánh của mình, chứ không sống theo các vật khác, sống theo những khuôn thức do xã hội tạo nên và bắt buộc! (Đọc lại kỹ, quẻ Kiền: “Kiền đạo biến hóa, Các Chánh Tánh Mạng, Bảo hợp Thái Hòa, nãi lợi trinh”).

“Vô vọng”, là không vọng tâm, không vọng niệm, thì cái khiếu linh giác linh thị tự nhiên của mình được phát động tự nhiên, cái Vô Thức của cái “Tâm Vô Vọng” (hay Tâm hư) được hoạt động tự nhiên nơi Đan điền, mà nhà Đạo gọi là Phúc não (cerveau abdominal). Do danh từ “phúc não”, người sau mới có dùng đến danh từ “phúc cảo” nghĩa là viết văn hay thảo văn trong bụng.

Không vọng tâm, không vọng niệm thì cũng không còn những việc càn bướng trái xa với Đạo tâm, như Lão Tử đã bảo: “Tri thường viết minh; bất tri thường, vọng tác hung”.

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.3. Tiểu Tượng

2.3.1. Hào Sơ Cửu

Sơ Cửu: Vô vọng, vãng kiết.

初九:無妄,往吉。

Tượng viết: Vô vọng chi vãng, đắc chí dã.

象曰:無妄之往得志也。

Hào Sơ Cửu quẻ Vô Vọng, là hào đầu của nội quái Chấn, và cũng là Chủ của quẻ Chấn, hào dương cương đắc chánh (dương cư dương vị) là hạng người chí thành, chân thật, không tà tâm, không thủ đoạn, đó là “con người vô vọng”, đi đâu mà không tốt (vãng kiết), con người còn giữ trọn cái “tâm xích tử” của mình.

Cửu Sơ, Cửu là Kiền Khí, gốc của quẻ Kiền, còn Sơ thuộc về thể Chấn, nhất dương sinh, nên động mà hợp với Lẽ Trời. Có được đức chí thành vô vọng như thế, đi đâu mà không thỏa chí (đắc chí dã 得 志 也).

Đây, là bậc “chí nhơn vô kỷ”, chỗ mà Lão Tử đã dành một chương riêng để nói về nó: cái Tâm của đứa con đỏ “xích tử chi tâm”.

2.3.2. Hào Lục Nhị

Lục Nhị: Bất canh hoạch, bất trị dư, tắc lợi du vãng.

六二:不耕穫,不菑畬,則利有攸往。

Tượng viết: Bất canh hoạch, vị phú dã.

象曰:不耕穫,未富也。

Lục Nhị, âm cư âm vị, đắc trung đắc chánh, lại được chính ứng với hào Cửu Ngũ cũng dương cư dương vị, đắc trung đắc chánh, đó là một bậc đại hiền, mà Trang Tử gọi là “thần nhơn vô công”. “Bất canh hoạch” nghĩa là không phải làm công việc cày cấy để mà chờ ngày gặt lúa… làm thì làm, chứ không phải làm để mong một kết quả cụ thể có lợi gì cho mình, một hành động hoàn toàn vô tư lợi, hành động vô cầu, “hành vi vô vọng” của bậc thánh nhân “làm vì làm”…

Phần đông chúng ta, bất cứ làm một điều gì cũng cân lợi hại…, nghĩa là làm để được hưởng một cái gì? Có khi, một mà lời một không bao giờ bằng lòng, mà phải “nhất bổn vạn lợi” mới bằng lòng cho. Tu, là để thành Thánh, thành Thần, thành Tiên, thành Phật… Tệ nhất, làm lành để gặp lành, làm phước để được phước, toàn là những công việc lời lỗ bán buôn, mua may bán đắt! Làm cho ai một cái ân gì, thì phải được ân đền nghĩa trả… Thậm chí, cha mẹ nuôi con, cũng mong được có ngày đền đáp! óc con buôn như thế là quá rồi! mất cả ý nghĩa thiêng liêng của Tình Mẫu Tử! hay của Tình Thương nói chung.

2.3.3. Hào Lục Tam

Lục Tam: Vô vọng chi tai, hoặc hệ chi ngưu, hành nhơn chi đắc, ấp nhơn chi tai.

六三:無妄之災,或系之牛, 行人之得,邑人之災。

Tượng viết: Hành nhơn đắc ngưu, ấp nhơn tai dã.

象曰:行人得牛,邑人災也。

“Vô vọng” là tốt, làm sao lại còn gọi là có “cái họa của vô vọng” ? “vô vọng chi tai”?

Chỉ có hào nào “đắc trung” hay “đắc chánh” mới là “vô vọng”, thì hào nào bất trung bất chánh phải gọi nghịch lại là “hữu vọng” mà hữu vọng là hữu tai! Hào Lục Tam, là hào bất trung bất chánh trong thời Vô Vọng nên phải bị cái tai họa của sự “hữu vọng” của mình. Gọi là “vô vọng chi tai” “bị tai họa trong thời Vô Vọng”!

Ở trong thời Vô Vọng mà chỉ có mình là Vọng, nên phải mang tai, mà tai này cũng là vô cố mà mắc phải!

2.3.4. Hào Cửu Tứ

Cửu Tứ: Khả trinh, vô cựu.

九四:可貞,無咎。

Tượng viết: Khả trinh vô cựu, cố hữu chi dã.

象曰:可貞無咎,固有之也。

Hào Cửu Tứ, là hào dương cương, là ở vào thể ngoại Kiền, tức là người ở vào cảnh giới “vô tư”, “vô vọng”!

Vậy, cố mà giữ lấy lòng “vô tư”, “vô kỷ” của mình (cố hữu chi dã 固 有 之 也 .

2.3.5. Hào Cửu Ngũ

Cửu Ngũ: vô vọng chi tật, vật dược hữu hỉ!

九五:無妄之疾,勿藥有喜。

Tượng viết: vô vọng chi dược, bất khả thí dã.

象曰:無妄之藥,不可試也。

Cái “bệnh” của Vô vọng, là một thứ “bệnh” của Thánh nhân, mà thế nhơn không làm sao hiểu nổi. Chính như câu nói này của Văn hào Tây phương, Maurice Maclerlunch: “Trong một cái nhà thương điên, dưới con mắt của các bệnh nhơn điên, chính ông Bác sĩ Giám đốc nhà thương điên, là người điên nhất.” Có người “điên” nào mà cho rằng mình điên? Kẻ nào giống ta là kẻ “tỉnh”, kẻ nào không giống ta, là người “mê”.

Trong cái đời mà tất cả đều sống trong “mê vọng” thì kẻ nào “không mê” phải bị thiên hạ loại vào hạng mê, nhưng thực sự đó là cái mê của bực thánh nhơn “độc tỉnh”! Đó là cái bệnh của người Vô vọng “vô vọng chi tật” 無 妄 之 疾 , chính là hào Cửu Ngũ này, được Liệt Tử gọi là “Bệnh MÊ”.

“Mê” đến đỗi không còn phân biệt Thiện Ác, Thị Phi, Vinh Nhục… trong khi tất cả mọi người trong thiên hạ đều rất để ý phân biệt Thiện Ác, Thị Phi, Vinh Nhục… để tranh nhau về lẽ Phải đến đỗi không tha thứ được cho ai dám nghĩ khác mình! Cái Họa của Nhị Nguyên.

2.3.6. Hào Thượng Cửu

Thượng Cửu: Vô vọng hành, hữu sảnh, vô du lợi.

上九:無妄,行有眚,無攸利。

Tượng viết: Vô vọng chi hành, cùng chi tai dã.

象曰:無妄之行,窮之災也。

Hào này, là đã đi đến chỗ cùng cực của Vô Vọng rồi! bởi vậy Thánh nhơn tác Dịch, e rằng hào Thượng Cửu này, là hào Dương nhưng lại “Dương cư Âm vị”, không được đắc chánh, mà sợ rằng lại hành động quá trớn, mất cái Chánh trung mà hỏng việc, vừa bị cái tai họa do hành động sái thời này gây ra! Thời quá độ, cần yên lặng là tốt; nếu động càn, là vọng động, là vọng tác thì hung họa đến liền, như Lão Tử đã cảnh cáo: “Tri thường viết Minh, bất tri Thường, vọng tác hung”.

“Vô vọng chi hành, cùng chi tai dã!” là thế!

3. Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng là quẻ HUNG hay CÁT?

Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng có điềm “Tù túng buồn lo” thuộc nhóm quẻ xấu nhất kinh dịch. Quẻ Vô Vọng chỉ thời vận xấu, mọi việc không có cơ may thành công. Chỉ lợi cho những người ẩn dật, tu hành, không lợi cho những ai muốn thi thố tài năng. Sự nghiệp trắc trở, được mất do may rủi, khó tính trước. Tài vận kém, kinh doanh thất thường, chỉ cầu may, không thể đoán trước. Thi cử khó đỗ. Đi xa bất lợi. Kiện tụng khó thắng. Bệnh tật khi tăng, khi giảm, vô chừng. Tình yêu và hôn nhân trắc trở, không đúng như sở nguyện.

XEM THÊM:Quẻ 24 – Địa Lôi Phục

4. Ứng dụng quẻ Thiên Lôi Vô Vọng trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Thiên Lôi Vô Vọng trong đời sống hàng ngày
Ứng dụng của quẻ Thiên Lôi Vô Vọng trong đời sống hàng ngày
  • Ước muốn: Hành động hay cư xử thích hợp theo chuẩn tắc sẽ dẫn đến thành công. Những kiểu làm tắt hay những xoay xở không chính đáng sẽ dẫn đến thất bại.
  • Hôn nhân: Thành công thông qua sự thật thà, trung hậu và chân thành. Nếu đôi vợ chồng cư xử với nhau bằng lòng thành thật, khi đó hạnh phúc và may mắn sẽ bền vững.
  • Tình yêu: Thành công tùy thuộc ở thái độ thành thật và trung hậu của cả hai.
  • Gia đạo: Vận may, yên bình.
  • Con cái: Đông con và may mắn. Nhưng không được nuông chiu chúng, đồng thời cũng không lơ là việc giáo dục và đào tạo chúng, vì như vậy là làm hại cho chúng. Thai nghén: con trai.
  • Vay vốn: Có thể thực hiện theo mong muốn. Tuy nhiên, những phương cách không chính đáng sẽ dẫn đến thất bại.
  • Kinh doanh: Làm ăn chân chính sẽ dẫn đến lợi nhuận. Nếu chỉ biết nghĩ đến việc thu lợi cho thật nhiều, tất yếu sẽ gặp thất bại hay thua lỗ.
  • Thị trường chứng khoán: Giá đang tăng.
  • Tuổi thọ: Khỏe mạnh tự nhiên. Sẽ sống thọ.
  • Bệnh tật: Biết quan tâm đến việc bồi dưỡng sẽ dẫn đến bình phục. Xem thường việc điều trị phục hồi sẽ dẫn đến bất hạnh. Các bệnh nội tạng và hệ hô hấp, các rối loạn về thần kinh.
  • Chờ người: Người này sẽ đến.
  • Tìm người: ở xa. Hãy tìm ở hướng đông hoặc hướng tây bắc.
  • Vật bị mất: Bị thất lạc bởi việc gì đó có liên quan đến một phụ nữ. Đang bị vùi trong chỗ tối và hẹp. Sau cùng .sẽ tìm thấy.
  • Du lịch: Có thể được.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Nếu có lý lẽ chính đáng, bạn sẽ chiến thắng. Sự kiện tụng phi lý sẽ dẫn đến thất bại.
  • Việc làm: Sẽ tìm được nếu quyết tâm.
  • Thi cử: Nghiêm chỉnh chuyên cần sẽ dẫn đến điểm cao. Thái độ cầu may sẽ dẫn đến thất bại.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Đừng cưỡng cầu. Những gì phát triển tự nhiên thì cát tường.
  • Thời tiết: Trời trong và về sau có nhiều mây. Nhiều gió.
  • Thế vận: mọi việc không như ý, dễ xảy ra bất trắc, bế tắc.
  • Hy vọng: không có hy vọng gì, phải chờ thời.
  • Tài lộc: hiện thời chưa thấy.
  • Sự nghiệp: chưa có thời cơ.
  • Nhậm chức: không thể như ý.
  • Nghề nghiệp: nên vẫn nghề cũ, thay đổi nghề là bất lợi.
  • Tình yêu: hiện tại thuận lợi, sau bất lợi.
  • Hôn nhân: không phải lương duyên nên khó thành.
  • Đợi người: họ không đến.
  • Đi xa: không tới nơi, giữa chừng dừng lại.
  • Pháp lý: bất lợi cho mình, nên hòa giải.
  • Sự việc: cứ để cho tiến triển tự nhiên.
  • Bệnh tật: nguy hiểm, người già thận trọng giữ gìn.
  • Thi cử: không đạt.
  • Mất của: tìm được.
  • Xem người ra đi: không nên đi chuyến này.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa quẻ Thiên Lôi Vô Vọng chi tiết nhất! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: