Quẻ Hỏa Trạch Khuê là quẻ Hạ Dịch thứ 38 trong tổng số 64 quẻ Kinh Dịch. Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Hỏa Trạch Khuê này trong mọi mặt của cuộc sống nhé! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Hỏa Trạch Khuê là gì?

Quẻ Hỏa Trạch Khuê là gì?

Quẻ Hỏa Trạch Khuê, đồ hình ||:|:| còn gọi là quẻ Khuê 睽 (kui2), là quẻ thứ 38 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).
  • Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火).

Giải nghĩa: Quai dã. Hỗ trợ. Trái lìa, lìa xa, hai bên lợi dụng lẫn nhau, cơ biến quai xảo, như cung tên. Hồ giả hổ oai chi tượng: con hồ (cáo) nhờ oai con hổ.

“Khuê giả, quai dã”

睽 者,乖 也。

Quẻ Ly (trên) là lửa bay lên cao

Quẻ Đoài (dưới) là nước lắng xuống sâu.

Một cái lên cao, một cái trầm xuống, hai con đường nghịch hẳn nhau như quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Xấu ư? Hẳn là không, như ta sẽ thấy sau đây. Lại nữa, Đoài là thiếu nữ (gái nhỏ), còn Ly là gái giữa (trung nữ).

Con gái út, thì tâm tư lo cho gia đình vì còn nhỏ sống chung với cha mẹ; còn đứa con gái giữa (trung nữ) lớn rồi, có chồng, nên lòng lo nghĩ cho bên chồng (nữ sinh ngoại tộc). Cùng sống trong một gia đình mà chí hướng chống nhau, một bên hướng nội (con gái út), một bên hướng ngoại (con gái giữa). Nên xem lại quẻ Cách để so sánh: Khuê, chỉ chống nhau về khuynh hướng; còn Cách là muốn lột da nhau, chống nhau “một còn một mất”, như trong các cuộc Cách Mạng có tánh cách thay đổi cả chế độ.

XEM THÊM:Quẻ 37 – Phong Hoả Gia Nhân

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Hỏa Trạch Khuê

2.1. Thoán từ

Khuê, tiểu sự, kiết.

睽,小 事,吉。

Người ở thời Khuê, tâm chí bất đồng, đường lối không chung nhau, khó thể cùng làm việc lớn, chỉ hội hợp nhau trong những công trình nho nhỏ thôi, thì mới tốt! (tiểu sự, kiết).

Người con gái nào cũng vậy, lúc nhỏ ở chung với cha mẹ anh em, nên để hết tâm tư lo cho gia đình; kịp khi lớn lên, thì lòng tự nhiên lo cho bên mình bớt đi mà chú tâm về bên nhà chồng nhiều hơn, có khi quá bận việc bên nhà chồng, không sao còn thời giờ nghĩ đến cha mẹ và gia đình mình nữa, đó là hai khuynh hướng khác nhau. Người phương Đông gọi: “nữ sinh ngoại tộc” là vì thế! Bù lại sự mất mát ấy, con dâu lại thành con gái của gia đình.

Tuy nhiên, Dịch tuy thấy mâu thuẫn, mà thực sự không có mâu thuẫn. Nghĩa là Âm Dương tuy Hai mà Một, nên bất cứ ở trường hợp nào hễ Dị thì lại Đồng, Loạn thì lại Trị, Hoán tán thì lại Tụy tụ… Câu này của Thoán truyện rất là sâu sắc: “Khuê chi thời “dụng”, đại hĩ tai! 睽 之 時 用,大 矣 哉。” (Chỗ Dụng sự của thời Khuê, lớn vậy thay!) Là bởi chính có sự chống đối nhau (Khuê) mà hễ có Loạn liền có sự bù vào cái Loạn, là Trị. Hễ có động thì có phản động để lập lại quân bình. Động nhẹ thì phản động nhẹ, động mạnh thì phản động mạnh để lập lại quân bình một cách tự nhiên không cần phải có sức người xen vào!

2.2. Đại Tượng

Thượng Hỏa, Hạ Trạch: Khuê

Quân tử dĩ Đồng nhi Dị.

上 火 下 澤,睽。

君 子 以 同 而 異。

Trước đây, nơi Lời Thoán nói đến Dị mà Đồng, nay lại nói Đồng mà Dị. Thì danh từ Dị mà Đồng hay Đồng mà Dị đều để nói lên nguyên lý Nhất Nguyên luận của Dịch Lý. Như nói về Âm Dương, thế nhơn thấy theo Nhị Nguyên rằng Âm Dương khác nhau, tức là Hai cái khác nhau, không thể lầm lộn với nhau. Thánh nhơn với cặp mắt Nhất Nguyên luận bảo rằng tuy thấy có Hai mà thực sự chỉ có Một.

Còn Đại Tượng thì nói Đồng mà Dị, là bảo tuy cả hai Đồng nhau (Một) mà sự thật cũng là Hai, vì mỗi bên đều có những đặc tánh không thể lẫn lộn với nhau được. Ở đây chủ trương Đồng mà Dị, Dị mà Đồng, rất giống với chủ trương của nhà Phật: “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc” và “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”, một vấn đề siêu việt nhất của triết lý Đại thừa. (Đọc “Phật Học Tinh Hoa”).

“Quân tử dĩ Đồng nhi Dị” 君 子 以 同 而 異. Quẻ Khuê, nói lên quan niệm Nhất Nguyên của Kinh Dịch, đả phá quan niệm Nhị Nguyên mà nói Đồng mà Dị, và Dị mà Đồng, cả Hai là Một. Giá trị của một Hội, bất cứ lớn nhỏ gì, đều do giá trị của từng cá nhân trong đó! Hội Nhà Văn quan trọng là những cá nhân hội viên, nếu có được nhiều danh sĩ thì hội nhà văn ấy cao hơn tất cả các hội nhà văn khác gồm những văn sĩ hạng tầm thường! hay hạng bét!

2.3. Tiểu tượng

2.3.1. Hào Sơ Cửu

Sơ Cửu: Hối vong, táng mã, vật trục tự phục,

kiến ác nhơn, vô cựu.

初 九:悔 亡,喪 馬,勿 逐,

自 復,見 惡 人,無 咎。

Hào Sơ Cửu, tuy là hào dương cương nhưng còn rất nhỏ yếu, ở nhằm thời “Khuê” lại hành động, dĩ nhiên chưa đủ sức nên bị có điều “hữu hối” (ăn năn). Nhưng, có Tứ (đắc chánh) chính ứng với Sơ giúp sức, nên được “hối vong” không phải ăn năn (Sơ Cửu, hối vong 初 九 悔 亡).

2.3.2. Hào Cửu Nhị

Cửu Nhị: Ngộ chủ, vu hạng, vô cựu.

九 二:遇 主,于 巷,無 咎。

Tượng viết: Ngộ chủ vu hạng, vị thất đạo dã.

象 曰:遇 主 于 巷,未 失 道 也。

Cửu Nhị là dương cương, đắc trung đắc chánh, ứng với Lục Ngũ âm nhu, đắc trung đắc chánh, như vậy, tốt biết chừng nào! Nếu ở thời như thời Thái, hoặc ở vào các thời khác… sáng sủa. Ở đây, lại ở phải vào thời Khuê quai, là “sinh bất phùng thời”, gặp phải thời của sự chống đối, quai lệ! Ngũ, vì vậy, có vẻ tránh né gặp Nhị bởi mình là Nhu mà Nhị là Cương. Cho nên Nhị phải tự mình đi tìm Ngũ (ngay ngoài ngõ hẻm (“ngộ chủ vu hạng” (chữ “hạng 巷” là ngõ hẻm). Chữ “ngộ” đây là nói một sự gặp gỡ tình cờ! Không phải như chữ “kiến 見” là đến viếng. Cần phải lưu ý kỹ đến lối dùng chữ của Dịch học. Ta thấy, ở thời thường mà lại đi ngang ngõ tắc, hoặc rình mò lúc nào bất thần để gặp bậc cao quý chí tôn, thì đâu còn là chánh đạo! Ở đây, có khác, đi ngang đi tắc để hội kiến với bậc cao quý mà hào từ lại khen là “vô cựu” (không lỗi), là không mất đạo (vị thất đạo dã 未 失 道 也).

2.3.3. Hào Lục Tam

Lục Tam: Kiến dư duệ, kỳ ngưu xiết, kỳ nhơn thiên thả tỉ, vô sơ, hữu chung.

六 三:見 輿 曳,其 牛 掣, 其 人 天 且 劓,無 初,有 終。

Tượng viết: Kiến dư duệ, vị bất đáng dã.

象 曰:見 輿 曳,位 不 當 也。

Hào Lục Tam, là hào Âm – –, lại cư dương vị, là bất chánh, tuy được chính ứng với hào Thượng Cửu, mà Thượng Cửu lại bất chánh (dương cư âm vị) nên cũng bất lực! Nhưng, ở thời Khuê ly (bị ly tán) mà Lục Tam lại bị ở kẹt vào hai Dương, nên muốn đi lên thì dưới bị Nhị kéo lại, còn trước mặt, thì Tam bị Tứ cản lại nên sự đi tới thật là nhiều nỗi khó khăn!

Tam, bị kẻ trước người sau gây nhiều cản trở nên bị bắt buộc tranh đấu đến xô xát mà phải bị “dập mặt bể mũi” khác nào kẻ bị mắc phải những hình phạt cắt mặt xẻo mũi. Nhị và Tứ là bọn tà tâm (dương cư âm vị cả) mà rốt cuộc Tam và Lục vẫn cũng được hòa hợp với nhau, dù mình cũng là phường bất chánh. “Vô sơ, hữu chung”, là không có trước, mà lại có sau! 無 初,有 終。

Lời Tượng nói: “Kiến dư duệ, vị bất đáng dã” 見 輿 曳,位 不 當 也 . Sở dĩ thấy xe mình bị kéo lui lại, là vì mình ở phải địa vị bất chánh (lục tam cư dương vị). Sau lưng kéo lại, phía trước bị chận đường đi, chung quy bởi mình “bất đương vị” 不 當 位 也 . Còn như “vô sơ, hữu chung” 無 初,有 終 là dù bị trở ngại, nhưng sau cùng lại được cùng hợp với hào Thượng Cửu, đó là “ngộ cương dã”.

2.3.4. Hào Cửu Tứ

Cửu Tứ: Khuê cô, ngộ nguyên phu giao phu, lệ vô cựu.

九 四:睽 孤,遇 元 夫,交 孚,厲,無 咎。

Tượng viết: Giao phu, vô cựu, chí hành dã.

象 曰:交 孚 無 咎,志 行 也。

Hào Tứ, bị cô lập (đứng cô lập giữa 2 hào âm cặp trên dưới, nên gọi “Cửu Tứ khuê cô”) nhưng lại gặp được hào Sơ Cửu là đồng chí tốt, có thể tin được! (ngộ nguyên phu), là gặp được nguyên phu, cho nên tuy “lệ” (nguy) mà “vô cựu” (không lỗi).

Cửu Tứ tuy thuộc hào Dương nhưng Dương cư Âm vị, bất chánh, dưới chẳng có chính ứng, bởi Sơ lại là cũng một loại dương, còn mình thì lại bị lạc vào đám âm (nhị và ngũ), và nhất là ở thời Khuê quai (ai cũng xây lưng với mình) thì quả là “cô đơn” rồi!

Vậy, Tứ cần phải có bạn đồng tâm đồng chí (tức là hào Sơ) thì hoàn cảnh đỡ nguy, hào từ mới nói: “ngộ nguyên phu, giao phu” 遇 元 夫,交 孚. Bạn đồng thanh đồng khí, tức cùng là bạn đồng hành nên hào từ nói thêm: “chí hành” 志 行 , và “giao phu, vô cựu” 交 孚 無 咎 .

2.3.5. Hào Lục Ngũ

Lục Ngũ: hối vong, quyết tông phệ phu vãng hà cựu.

六 五:悔 亡,厥 宗 噬 膚,往 何 咎。

Tượng viết: Quyết tông phệ phu, vãng hữu khánh dã.

象 曰:厥 宗 噬 膚,往 有 慶 也。

Sở dĩ gọi “Lục Ngũ hối vong” là vì Ngũ là Âm ở vị Dương, nhờ ở hào Ngũ mà được đắc Trung nên cũng được đắc Chánh nữa, và được chính ứng với hào Cửu Nhị, nên được “không gì ăn năn cả” (hối vong)! Đâu phải nhờ tài âm nhu của Ngũ mà Ngũ làm nên việc đâu, mà chính nhờ đến cái tài dương cương của Nhị.

Câu “quyết tông phệ phu”, là nói hào Sơ được ăn sâu vào Ngũ, như Nhị cắn Ngũ, sâu đến thịt (“Quyết tông” là chỉ hào Sơ). Nhị, thâm nhập vào Cửu dễ dàng và sâu đậm như vậy nên sẽ được “phúc khánh” (vãng hữu khánh).

Như ở vào thời khác, thì Nhị Ngũ giao du kết hợp đâu có khó khăn như ở thời Khuê này mà Nhị phải đi lén đến Ngũ, gặp Ngũ ở ngoài hẻm hẹp (ngộ chủ vu hạng). Người ta sống đâu phải bất kỳ thời buổi nào cũng dễ, phải biết “tùy thời” như ở thời Khuê quai thì cái gì cũng khó khăn cả.

2.3.6. Hào Thượng Cửu

Thượng Cửu: Thượng cửu khuê cô, kiến thỉ phụ đồ tải quỉ nhứt xa, tiên trương chi hồ, phỉ cấu hôn cấu, vãng ngộ vũ, tắc kiết.

上 九:睽 孤 見 豕 負 涂 載 鬼 一 車, 先 張 之 弧,匪 寇 婚 媾,往 遇 雨 則 吉。

Tượng viết: Ngộ vũ chi kiết, quần nhi vong dã.

象 曰:遇 雨 之 吉,群 疑 亡 也。

Thượng Cửu, là kẻ đa nghi nhất thời Khuê nghi Tam ở khoảng giữa Nhị dương và e cho Tam bị cám dỗ! Rồi lại nghi cả cho 2 dương đã dụ dỗ Tam (nghĩa là hào Nhị và Tứ; vậy thì, còn gì chạy khỏi sự nghi ngờ của Thượng Lục).

Đã nghi, sinh ra kỵ. Kỵ, là ghét! Mà càng ghét, lại càng nghi, thậm chí giữa thanh thiên bạch nhựt mà lại nghi Tam đã chở cả một xe ma quỉ (tải quỉ nhứt xa 載 鬼 一 車) và đã tính giương cung bắn Tam cho chết (tiên trương chi hồ 先 張 之 弧), nhưng sau, khi Thượng Cửu thấy Tam đâu phải xấu, cả Tứ và Nhị cũng đâu phải là bọn bất thiện, lòng hối hận vì đã “nghi” lầm! Cho nên trước định giương cung bắn chết, sau hối hận nên để cung xuống và cởi ra, không bắn! (tiên trương chi hồ, hậu thoát chi hồ). Chẳng những hối hận, lại đâm ra thương, và thương đến đỗi cùng Tam kết nghĩa vợ chồng (phỉ cấu, hôn cấu).

Hoàn cảnh này giống như hoàn cảnh của kẻ tâm tư bức rức như bị nắng hạn mà gặp được đám mưa rào… tốt đẹp sung sướng làm sao! (vãng ngộ vũ, kiết).

2.3.7. Tóm lại

Thời “Khuê” khiến cho ta nhìn bạn như một con heo đầu dính bùn, ta tưởng bạn ta là cỗ xe chứa đầy ma quỉ… Vì vậy, ta sẵn sàng dự bị để tự vệ bằng cách nếu giết đi cũng được!

Té ra trong Âm ta không thấy có Dương… trong người thù, ta không thấy có người bạn…

Tất cả mọi sự việc trên đời, rồi đều “đâu vào đó” như khi ta bức rức nóng nực quá, gặp được cơn mưa to… chính là “vật cực tắc phản, vật cùng tắc biến”; “Khuê quai” mà đến cực độ thì Dị lại biến thành Đồng, người thù biến thành người bạn! Có gì lạ?

Nhân loại từ xưa đến nay đều trải qua con đường Thượng Cửu của quẻ Khuê: hôm qua là thù, hôm nay là bạn… “họa hề, phúc chi sở ỷ”! Đó là cái nhìn Tứ Tượng.

3. Quẻ Hỏa Trạch Khuê là quẻ HUNG hay CÁT?

Quẻ Khuê, trên có Ly là con gái giữa, dưới có Đoài là con gái út. Hai chị em, tuy sống bên nhau, mà tâm sự mỗi người gửi một phương, ước mơ của mỗi người đi một ngả, có bao giờ hợp với nhau đâu.  “Khuê” có nghĩa là “quái dị” (trái với đạo lí thông thường). Tính nết kỳ quái, ngược với đạo lí, cho nên có hình tượng “buôn lợn bán dê”.

“Phán trư”: buôn lợn, “Mại dương”: bán dê. “Buôn lợn bán dê” là chuyện Khương Thái Công thuở hàn vi buôn lợn thì thịt dê bán chạy, buôn dê thì thịt lợn lại bán chạy, buôn cả dê lẫn lợn thì lại bị cấm giết mổ. Kẻ gieo phải quẻ này mọi việc trục trặc, có điềm “Long đong lận đận”.

Như vậy Quẻ Hỏa Trạch Khuê có điềm “Long đong lận đận” là một trong các quẻ hung kinh dịch. Quẻ Khuê chỉ thời vận xấu, công danh sự nghiệp khó thành, tài lộc khó khăn. Thi cử dễ hỏng. Kiện tụng dây dưa, dễ thua, nên dàn hòa ngay từ đầu, xuất hành không lợi. Hôn nhân dễ mâu thuẫn sau này, gia đình không được đoàn kết. Bệnh tật dây dưa, phải thay đổi thầy thuốc mới có lợi. Quẻ khuyên nên giữ cái đã có, không nên thay đổi vội vàng. Nên rất khéo léo trong phép xử thế, biến cái bất lợi thành cái có lợi, làm đẹp lòng mọi người bên trong, tỏa ảnh hưởng tốt ra bên ngoài, không nên làm to những điều dị biệt, gây bất hoà với mọi người, sẽ rất bất lợi.

4. Ứng dụng của quẻ Hỏa Trạch Khuê

Ứng dụng của quẻ Hỏa Trạch Khuê trong đời sống
  • Ước muốn: Rất khó đạt được ước nguyện
  • Hôn nhân: Mâu thuẫn trong gia đình sẽ dẫn đến thất bại. Nếu hôn nhân có diễn ra, những lợi ích và các theo đuổi khác nhau sẽ dẫn đến chia ly.
  • Tình yêu: Cá tính không giống nhau sẽ dẫn đến chia tay.
  • Gia đạo: Bất hòa. Gia nghiệp suy vi. Khó khăn và cay đắng.
  • Con cái: Hình tượng là sự thiếu tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Thai nghén: con gái. Có thể sinh khó.
  • Vay vốn: Khó trở thành hiện thực.
  • Kinh doanh: Nhiều khó khăn, trở ngại. Sự bất hòa giữa những người hợp tác có thể có nghĩa là do tính toán lầm lẫn hay sai sót, lỗ lã hoặc thất bại.
  • Thị trường chứng khoán: Giá giảm.
  • Tuổi thọ: Nhiều bệnh và có khả năng đoản thọ.
  • Bệnh tật: Rất nghiêm trọng. Bác sĩ có thể lầm lẫn trong điều trị. Những bệnh hoặc có sự rối loạn chức năng của các cơ quan nội tạng.
  • Chờ người: Sẽ không đến.
  • Tìm người: Tranh cãi hoặc ý kiến bất hòa đã khiến người này bỏ đi. Không dễ gì tìm được những chỗ người này thường lui tới.
  • Vật bị mất: Đã rơi vào tay người khác. Sẽ không tìm lại được.
  • Du lịch: Những trở ngại sẽ khiến không thực hiện được mục tiêu hay mục đích của chuyến đi. Tốt nhất hãy ngưng kế hoạch đi xa đó.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Bất lợi. Tốt nhất hãy tìm cách hòa giải.
  • Việc làm: Không hy vọng.
  • Thi cử: Điểm kém. Phải coi chừng hiểu sai lời lẽ của các câu hỏi hoặc bị lạc đề.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Bất lợi. Nếu bạn đã bắt tay vào cuộc rồi, bạn sẽ không thực hiện được các hy vọng của mình.
  • Thời tiết: Nhiều mây.
  • Thế vận: do phán đoán và tính toán sai lầm mà gặp khó khăn. Không nên tranh chấp, hãy thoát ra khỏi sự mâu thuẫn.
  • Hy vọng: khó thành hiện thực.
  • Tài lộc: không có.
  • Sự nghiệp: có sai lầm dẫn đến thất bại.
  • Nhậm chức: khó được như ý.
  • Nghề nghiệp: giữ việc cũ thì hơn.
  • Tình yêu: hai bên không hợp nhau.
  • Hôn nhân: khó thành, không có lương duyên.
  • Đợi người: họ không đến.
  • Đi xa: giữa đường gặp trở ngại.
  • Pháp lý: nên hòa giải vì có cơ thất bại.
  • Sự việc: cần tính toán kỹ.
  • Bệnh tật: thay đổi phương án điều trị sẽ khỏi.
  • Thi cử: kết quả xa với dự kiến.
  • Xem người ra đi: đi không rõ mục đích.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Hỏa Trạch Khuê ở mọi mặt trong cuộc sống. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: