Theo phong thủy, mỗi người sẽ mang một tính cách và vận mệnh khác nhau. Vậy Kiếm Phong Kim là mệnh gì? Người này có tính cách như thế nào? Tiền vận, trung vận và hậu vận sẽ ra sao? Tất cả những thắc mắc sẽ được Thăng Long Đạo Quán giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
1. Kiếm Phong Kim là gì?
Kiếm Phong Kim được biết đến là một trong sáu nạp âm thuộc hành Kim trong Ngũ hành Nạp Âm. Kiếm Phong Kim còn được dịch ra là vàng trong kiếm theo Hán-Việt. Tượng trưng cho vàng được tôi luyện bằng lửa, tạo nên sự sắc bén, thể hiện cho sự uy nghi và quyền lực.
Có thể nói, mệnh Kiếm Phong Kim là mệnh Kim mạnh nhất trong Ngũ hành Nạp Âm.
2. Người mệnh Kiếm Phong Kim sinh năm nào?
Theo Bác Vật Vựng Biên thì Kiếm Phong Kim là những người sinh năm Nhâm Thân (1992) và Quý Dậu (1993) là chính vị của Kim. Đây là vị trí của Lâm Quan và Đế Vượng, nên Kim già cứng và cương mãnh như mũi nhọn của lưỡi gươm. Người này luôn toát ra vẻ lạnh lùng, mạnh mẽ và nghiêm nghị, họ luôn cân nhắc kỹ càng trước khi làm mọi việc.
3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Kiếm Phong Kim
3.1. Tính cách
Như đã nói ở trên, người mạng Kiếm Phong Kim là người toát lên vẻ lạnh lùng, dứt khoát. Cái “ngông” của người này cũng được thể hiện nhiều trong đời sống. Một là nhất, hai là chả là gì cả. Họ là người khá nóng tính, nhưng tính cương trực và không ưa nịnh nọt. Tự lập, tự nỗ lực để chinh phục những thành công riêng của mình.
Mạng Kiếm Phong Kim có nội tâm phong phú, sâu sắc, khá nhạy cảm và có khả năng hiểu được tâm tư của người khác.
Là người thông minh, nhanh nhẹn nhưng lại cả thèm chóng chán. Muốn thì có bằng được, nhưng có rồi thì dễ dàng buông bỏ.
3.2. Về sự nghiệp
Trong công việc, đây là người thích tự do, tự thân vận động và không muốn dựa dẫm người khác. Kiếm Phong Kim là người nghiêm minh, cương trực, phù hợp với các ngành nghề như tài chính, ngân sách, thủ quỹ, luật pháp và quản trị nhân lực. Khi hoạt động trong các lĩnh vực này, họ sẽ phát huy tốt nhất năng lực của bản thân, từ đó sự nghiệp cũng thuận lợi hơn các ngành nghề khác.
Với tính “ngông” đã nói, Kiếm Phong Kim không thích làm việc dưới trướng người khác, khó lung lay và luôn giữ vững quan điểm của mình nên nhiều khi quý nhân muốn giúp đỡ cũng khó khăn. Kiếm Phong Kim cần có sự cải thiện và sửa đổi điều này để mọi sự trong công việc trở nên thuận lợi hơn.
3.3 Về tình duyên
Chuyện tình cảm của Kiếm Phong Kim hầu hết là gặp nhiều trắc trở. Người này dễ cảm nắng nhưng lại khó yêu, họ đòi hỏi khá cao ở đối phương, nhưng một khi đã yêu thì yêu thật lòng và chung tình.
Khi đang ở trong một mối quan hệ tình cảm, nếu cả hai đang gặp trục trặc không thể giải quyết với nhau thì chủ mệnh sẽ là người chấm dứt mối quan hệ này trước cho dù có còn tình cảm đi chăng nữa.
Nạp âm này thường ưu tiên cho sự nghiệp trước rồi mới nghĩ đến “chuyện lứa đôi”, do đó mà họ cũng không quá vội vàng trong chuyện tình cảm. Cũng vì lẽ đó mà những người tuổi này thường khá muộn màng trong chuyện kết hôn.
3.4. Về mối quan hệ bạn bè
Kiếm Phong Kim quen rất nhiều bạn bè, nhưng thân thiết thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do tính cách cứng nhắc, nhiều lúc hơi khô khan nên người này không được lòng nhiều người nếu không phải là bạn bè quá thân thiết để có thể hiểu nhau. Họ bị nhiều người ganh ghét, đố kỵ và từ đó mà chịu nhiều lời đồn thổi, rèm pha. Tuy vậy, những lời nói đó đối với Kiếm Phong Kim mà nói như “đàn gảy tai trâu”, họ không quan tâm quá nhiều, nếu không phải là người quá thân thích thì họ cứ để mặc cho mọi lời nói đó xảy ra.
4. Mệnh Kiếm Phong Kim hợp màu gì
Để gặp nhiều thuận lợi và may mắn, người mệnh Kiếm Phong Kim cần lựa chọn cho mình những màu sắc chủ đạo, hợp phong thủy tránh những điều không may xảy đến.
4.1. Màu sắc tương hợp
Trong Ngũ hành Tương sinh:
- Màu vàng (Kim) là màu sắc hợp với những người mệnh Kim nói chung và Kiếm Phong Kim cũng không ngoại lệ. Màu vàng sinh lợi giúp bản mệnh thu hút được nguồn năng lượng tích cực, nhiều may mắn và thuận lợi.
- Màu xanh lá (Mộc) sẽ làm dịu bớt được tính nóng nảy, hà khắc của mệnh này. Mọi điều xui xẻo đều có thể giải quyết ổn thỏa.
- Màu đen, màu xanh dương (Thủy) giúp cho tâm hồn của người mệnh Kiếm Phong Kim được tự do và khơi nguồn cho sự thông minh, sáng tạo. Làm gia tăng thêm sự huyền bí, phóng khoáng và những tính cách tốt đẹp của Kiếm Phong Kim.
4.2. Kiếm Phong Kim kỵ màu nào?
– Hỏa khắc Kim, do đó màu đỏ của mệnh Hỏa tượng trưng cho lửa sẽ làm cho tính chất của Kim bị biến dạng – không còn là thanh gươm sắc bén, uy nghi và quyền lực nữa.
– Màu trắng của mệnh Kim: tuy là cùng mệnh nhưng màu trắng lại tượng trưng cho kim loại, kiếm có bén, có cứng đến mấy gặp kim loại cũng không giữ được hình dạng ban đầu.
5. Kiếm Phong Kim hợp mệnh gì?
5.1. Kiếm Phong Kim hợp mệnh nào?
Dưới đây là các nạp âm tương hợp với mệnh Kim này:
- Kiếm Phong Kim: Lưỡng kim tương hòa, cùng nhau tương tác, kết hợp hỗ trợ tốt cho nhau.
- Đại Trạch Thổ: Công cụ lao động từ kim loại được sinh ra để thực hiện khai phá, cải tạo đất cồn bãi đang được bỏ trống trở nên hữu ích hơn. Sự kết hợp này tất tạo nên mùa màng tươi tốt, ruộng đất phì nhiều, nhà cửa đàng hoàng.
- Hải Trung Kim: Kiếm Phong Kim là đỉnh cao của dòng Kim, không cần trợ giúp thêm. Trong thực tế nước biển có muối Natri, Magie điều này kiếm dao kéo, nông cụ gỉ sét. Cho nên sự hội hợp này không có lợi.
- Lộ Bàng Thổ: Đất ven đường ít ỏi, yếu kém không sinh được kim, cộng thêm khi thổ khô cũng làm kim nóng sẽ ảnh hưởng tới tính chất của kim cho nên không tốt.
- Bích Thượng Thổ: Đất trên vách tường đều khô ráo cũng không sinh được kim, không bao bọc được cho kim nên kim không được lợi.
- Thành Đầu Thổ: Cũng như đất trên vách tường, đất tường thành vô cùng vững chắc, cứng rắn không thể mang điều lợi đến cho kim.
5.2. Kiếm Phong Kim khắc mệnh nào?
Ngược lại, đó chính là sự xung khắc:
- Sơn Đầu Hỏa: Vàng mũi kiếm cần có lửa đỉnh núi để trở nên sắc bén, uy lực hơn cho nên hai nạp âm này kết hợp với nhau thì sẽ có rất nhiều may mắn trong cả công việc và tình cảm.
- Phúc Đăng Hỏa: Ngọn lửa trong đèn không đèn không đủ sức mạnh đê gây tổn hại kim khí của Kiếm Phong Kim.
- Lư Trung Hỏa: Lửa trong lò sẽ giúp kiếm được tôi luyện qua thời gian lại càng trở thành vật hữu dụng cho nên sự kết hợp này là tốt.
- Bình Địa Mộc: Bình Địa Mộc bản thân là cây mềm, gặp kim loại sắc bén như kiếm, gươm thì sẽ bị chặt đổ dễ dàng. Nhưng chặt nhiều thì thanh kiếm cũng sẽ bị mòn đi theo năm tháng.
- Giản Hạ Thủy: Kiếm phong Kim là vàng mũi kiếm, Giản Hạ Thủy là mạch nước ngầm không có sự liên quan tới nhau nên không hợp không khắc.
- Thiên Hà Thủy: Nước mưa mang theo axit khiến dụng cụ bằng kim loại bị hoen mờ, gỉ sét, hư hại, nên sự phối hợp này tất hình khắc.
- Đại Khê Thủy: Nước sông cũng có những tạp chất khiến cho kim loại ngâm lâu ngày cũng bị bám bẩn, gỉ sét, không tốt khi hai nạp âm kết hợp với nhau.
- Đại Hải Thủy: Nước biển có nồng độ muối cao gặp dụng cụ kim loại lâu ngày bị bám tạp chất, hao mòn, dễ hoen ố theo thời gian.
6. Phong thuỷ tăng tương sinh cho mạng Kiếm Phong Kim
6.1. Phương hướng phù hợp
Như những người mệnh Kim khác, người mệnh Kiếm Phong Kim hợp với hướng Tây, bao gồm: chính Tây, Tây Bắc, Tây Nam. Ngoài ra, hướng Đông Bắc cũng là một hướng tốt cho bản mệnh chọn nhà hoặc có ý định mở văn phòng, cửa hàng, kho xưởng,… Nên hạn chế chọn hướng Nam, là hướng thuộc hành Hỏa, cho dù là hướng xuất hành hay làm nhà, thì đây cũng là hướng khắc bản mệnh.
6.2. Kiếm Phong Kim hợp cây gì?
Cuộc đời của người mang nạp âm này khá êm đềm nhưng không phải không có những giai đoạn thăng trầm. Gia chủ mang trong mình nạp âm này có thể trồng những loài cây phong thủy hợp mệnh Kim nhằm giải tỏa được áp lực tinh thần cũng như thêm may mắn hơn.
– Cây thuộc hành Thổ có dạng lá to như cây bàng Singapore, cây vạn niên thanh,…
– Cây thuộc hành Kim có dạng lá kim, cấu trúc cân đối như trắc bách diệp, cây tùng thơm, cây tùng la hán,…
Xem thêm: Mệnh Kim hợp cây gì
6.3. Con số may mắn
Áp dụng mối quan hệ sinh khắc trong ngũ hành, Kiếm Phong Kim sẽ phù hợp nhất với con số 2, 5, 8 thuộc hành Thổ vì Thổ sinh Kim. Đồng thời thì Kiếm Phong Kim cũng hợp với số 6, 7 thuộc hành Kim, chúng mang tới trợ khí cho năng lượng Kim mạnh mẽ hơn.
Các số nên tránh lựa chọn gồm: 0, 1, 3, 4 và 9, đây là các số thuộc hành Mộc, Thổ và Hỏa bởi Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa.
Người mệnh này nên dùng các số 1 của hành Thủy, các số 6, 7 thuộc hành Kim. Các số nên tránh lựa chọn gồm: 2, 3, 4, 5, 8 và 9, đây là các số thuộc hành Kim, Thủy và Mộc bởi Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Dù Kim sinh Thủy nhưng nếu người mệnh Kim chọn các số thuộc hành này sẽ bị hao tài, tốn của, áp chế bản mệnh.
Xin lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính tổng quan. Để cá nhân hóa chi tiết và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức mà vẫn xem được vận mệnh cuộc đời, hãy sử dụng ngay công cụ Lập lá số bát tự của chúng tôi.
7. Kết luận
Trên đây là một số giải đáp của Thăng Long Đạo Quán về mệnh Kiếm Phong Kim. Mong rằng, những ai mệnh này sau khi đọc bài viết có thể hiểu hơn về bản thân, khắc phục nhược điểm bảo thủ để thành công hơn trong cuộc sống. Chúc Quý Anh Chị thật nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc!
Các bài viết khác liên quan