Lễ rước dâu là một nghi thức không thể thiếu trong chuỗi nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác lễ rước dâu gồm những gì? Đừng lo lắng, ở bài viết dưới đây, Thăng Long Đạo Quánsẽ giúp bạn đi tìm lời giải cho câu hỏi này cũng như những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu. Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Lễ rước dâu là gì?

Lễ rước dâu cần chuẩn bị những gì?

Lễ rước dâu (hay còn gọi là đón dâu) là một nghi lễ diễn ra trong ngày thành hôn của cô dâu chú rể. Nghi lễ này diễn ra sau khi nhà trai đến thực hiện nghi lễ xin dâu.

XEM THÊM: Lễ ăn hỏi gồm những gì?

2. Lễ rước dâu gồm những gì?

Lễ rước dâu truyền thống bao gồm 5 bước cơ bản. Tuy nhiên, ngày nay để thuận tiện hơn trong quá trình đi lại cũng như tiết kiệm thời gian, rất nhiều gia đình đã gộp lễ ăn hỏi và lễ rước dâu vào cùng một ngày (hoặc ngày hôm trước, ngày hôm sau). Cách tổ chức này vừa đảm bảo đầy đủ lễ nghi, vừa tiết kiệm được chi phí, thời gian cho hai bên gia đình. Dưới đây là 5 bước rước dâu truyền thống, bao gồm:

  • Bước 1: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật (các quả hộp: trầu cau, rượu, bánh phu thê và nếu gia đình nhà trai có điều kiện thì lễ vật sẽ thêm các món khác – ví như nem chả, bánh kem,…). 
  • Bước 2: Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. 
  • Bước 3: Cha mẹ (nhà gái) cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai (như là các vị khách thông thường không có sự xuất hiện của các lễ nghi có sự tham gia của hai bên) cũng được mời vào cỗ với mục đích giới thiệu đôi bên rằng đây là nơi con gái họ làm dâu(ở Huế gọi đây là ngày Vu Quy tương đương Thành Hôn ở nhà trai, lễ Vu Quy này có thể diễn ra trước một ngày so với lễ Thành Hôn của nhà trai. Xin nói thêm là lễ Vu Quy là lễ cáo bái ở nhà gái để cô dâu ra đi lấy chồng, song đây là lễ mang tính chất nghi lễ cao không đòi hỏi cỗ bàn, nếu nhà gái có điều kiện thì tổ chức quy mô còn không thì thắp hương và từ biệt họ hàng nội ngoại). 
  • Bước 4: Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.
  • Bước 5: Đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.

LƯU Ý: Đây là các bước rước dâu truyền thống từ xưa đến nay, nhưng tuỳ theo từng vùng miền và phong tục của mỗi gia đình nên sẽ có sự thay đổi phù hợp.

3. Những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu

Những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu có thể bạn chưa biết

Bên cạnh việc tuân thủ quy trình 5 bước cơ bản của lễ rước dâu, gia đình hai bên cũng cần lưu ý một số điều sau để cuộc sống hôn nhân sau này của hai vợ chồng được êm ấm, thuận hoà, hạnh phúc.

XEM THÊM: Lễ dạm ngõ gồm những gì?

3.1. Đón dâu đúng giờ hoàng đạo

Có rất nhiều khoảng thời gian trong ngày nhưng giờ hoàng đạo phù hợp với mỗi cặp đôi chỉ có một. Theo quan niệm dân gian, việc đón dâu không đúng giờ hoàng đạo sẽ khiến đôi vợ chồng mới sẽ không gặp được may mắn, cuộc sống có thể gặp trắc trở, không hạnh phúc.

Để việc đón dâu đúng giờ hoàng đạo, hai bên gia đình cần cân nhắc và sắp xếp các lễ nghi phù hợp để mọi thứ diễn ra trôi chảy theo đúng kế hoạch và thời gian.

3.2. Chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

Bàn thờ gia tiên là nơi cô dâu chú rể thực hiện những nghi lễ quan trọng nên việc chuẩn bị kỹ bàn thờ gia tiên vừa bày tỏ lòng thành kính đến ông bà tổ tiên, vừa thể hiện lòng mong ước ông bà hai bên sẽ phù hộ cho cuộc sống của đôi trẻ được hạnh phúc.

3.3. Cô dâu xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Trong ngày lễ rước dâu, cô dâu sẽ không được tự ý xuống nếu như chú rể chưa lên đón. Việc tự ý xuất hiện trước bị đánh giá là thiếu lễ phép. Không những thế theo quan niệm dân gian, việc để mẹ chồng nhìn thấy cô dâu trước chú rể thì cô dâu sẽ không được xem trọng.

3.4. Không được khóc và không được ngoái nhìn lại nhà mẹ đẻ

Nhiều quan niệm xưa cho rằng nếu cô dâu khóc hay ngoái nhìn lại nhà mẹ đẻ thì hôn nhân sẽ không được hạnh phúc, cô dâu sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với cuộc sống ở nhà chồng.

3.5. Không rải kim, tiền trên đường đón dâu

Cô dâu thường sẽ được mẹ đẻ chuẩn bị cho một bao kim nhỏ gồm 7 – 9 chiếc mang theo người. Trên đường di chuyển về nhà chồng cô dâu sẽ lần lượt thả những chiếc kim này với ngụ ý giải trừ xui xẻo và những điều không may mắn.

Tương tự với việc thả kim, tiền lẻ cũng sẽ được chuẩn bị với mong ước đoạn đường sắp tới của đôi vợ chồng mới sẽ suôn sẻ, giàu có.

Xem thêm: Lưu ý khi xem tuổi vợ chồng kết hôn

4. Chọn ngày cưới chuẩn phong thủy

Cưới hỏi là chuyện trọng đại của mỗi đời người, xưa nay vấn đề xem ngày tốt, tránh ngày xấu rất được chú trọng. Sau khi đã xong lễ ăn hỏi, tìm được ngày lành tháng tốt, hợp với mệnh cục của cả vợ và chồng để tiến hành ngày cưới chuẩn phong thủy đang được nhiều người quan tâm. Hiểu được điều này, Thăng Long Đạo Quán đưa tới bạn công cụ xem ngày cưới hỏi đẹp nhất, làm sao để ngày cưới hỏi sẽ được trọn vẹn và ý nghĩa với bạn và người thương.

  • Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán
  • Bước 2: Chọn mục Xem ngày rồi nhất tiếp XEM NGÀY CƯỚI HỎI
  • Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin được yêu cầu
  • Bước 4: Xem và đối chứng kết quả trả về

5. Lời kết

Để lễ rước dâu diễn ra suôn sẻ cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng từ cả hai bên gia đình. Hy vong bài viết này đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi: “Lễ rước dâu gồm những gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được giải đáp!

Ngoài ra bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức phong thủy hàng ngày. Sử dụng các công cụ lập lá số, xem ngày giờ tốt xấu, cải vận bổ khuyết, bát trạch… miễn phí. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình theo link dưới đây nhé!

Các bài viết liên quan từ Thăng Long Đạo Quán