Lễ lại mặt là nghi lễ cuối cùng trong chuỗi nghi lễ cưới hỏi theo phong tục truyền thống Việt Nam. Buổi lễ này tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng và không phải ai cũng biết lễ nghi này như thế nào? Cùng Thăng Long Đạo Quán đi tìm lời giải cho câu hỏi Lễ lại mặt gồm những gì và những điều cần lưu ý với nghi lễ này trong bài viết dưới đây nhé! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Lễ lại mặt là gì? Ý nghĩa của lễ lại mặt

Lễ lại mặt là một trong những nghi lễ cuối cùng, thuộc chuỗi nghi lễ cưới hỏi của người Việt. Lễ lại mặt còn được gọi là lễ nhị hỷ hoặc lễ tứ hỷ. Trong lễ lại mặt, cô dâu và chú rể sẽ mang lễ vật về thăm gia đình nhà gái.

Lễ lại mặt gồm những gì?
Lễ lại mặt gồm những gì?

Đây là một nghi lễ có ý nghĩa khá quan trọng. Nếu như trước đây, việc lại mặt thể hiện sự hài lòng của nhà trai với nàng dâu mới thì ngày nay, lễ nghi này lại là dịp để cô dâu gặp gỡ lại gia đình mình sau lễ kết hôn, giúp cô dâu vơi bớt đi nỗi nhớ gia đình, bố mẹ cũng như để bố mẹ chia sẻ thêm cho cô dâu về cuộc sống mới ở nhà chồng. Đây cũng sẽ là dịp để chàng rể mới thân thiết hơn với gia đình nhà vợ.

Trước đây còn có tục lệ nếu như trong lễ lại mặt nhà trai trả về một cái thủ lợn bị cắt lỗ tai, hàm ý ám chỉ việc không hài lòng với nàng dâu mới. Khi đó nhà gái sẽ phải đón con gái về và trả lại sính lễ.

XEM THÊM:Lễ xin dâu gồm những gì

2. Lễ lại mặt gồm những gì?

2.1. Lễ lại mặt diễn ra vào lúc nào?

Nghi lễ này được diễn ra sau khi lễ thành hôn từ 2 – 4 ngày tuỳ thuộc vào sự sắp xếp thời gian của đôi vợ chồng mới cưới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng địa phương mà mốc thời gian có thể thay đổi. Ngày nay với sự bận rộn của cuộc sống hàng ngày, nhiều gia đình có thể thực hiện nghi lễ này vào cuối tuần hoặc dịp Tết cùng năm đó.

2.2. Thành phần tham dự lễ lại mặt

Lễ lại mặt là dịp để cặp vợ chồng mới về thăm hỏi gia đình vợ nên nghi lễ này sẽ bao gồm cô dâu, chú rể. bố mẹ và anh chị em (nếu có) bên nhà vợ.

Đây là một nghi lễ phụ nên không nhất thiết phải có sự tham gia của họ hàng như lễ cưới. Nếu họ hàng ở gần thì có thể thu xếp qua ngồi chơi, nói chuyện là được.

XEM THÊM: Những tuổi đại kỵ trong kết hôn

2.3. Cần chuẩn bị gì để tham gia lễ lại mặt

2.3.1. Về trang phục

Lễ lại mặt là một nghi lễ phụ, chỉ toàn người thân trong gia đình nên cô dâu chú rể không cần ăn mặc quá cầu kỳ, miễn làm sao cảm thấy thoải mái, lịch sự và dễ vận động là được.

2.3.2. Về lễ vật

Lễ vật lại mặt là những đồ để thắp hương tổ tiên. Theo tục lệ dân gian, lễ vật thường bao gồm: trầu cau, trà rượu, hoa quả và gà (hoặc heo quay). Tuy nhiên tuỳ theo phong tục của từng vùng miền, từng địa phương nên sẽ có sự thay đổi.

XEM THÊM:Lễ rước dâu gồm những gì

3. Những điều cần kiêng kỵ trong lễ lại mặt

Các lưu ý trong lễ lại mặt
Các lưu ý trong lễ lại mặt

3.1. Không về quá muộn

Việc về quá muộn khiến đôi vợ chồng không có quá nhiều thời gian để quây quần, nói chuyện với bố mẹ đồng thời về một chút rồi đi sẽ khiến cho người lớn trong nhà cảm thấy không được tôn trọng.

3.2. Không về tay không

Dù ít hay nhiều lễ vật thì vẫn nên mang về biếu bố mẹ vợ để bày tỏ tấm lòng thành tâm của bạn.

3.3. Không về một mình

Đây là lễ bắt buộc phải có cả vợ và chồng cùng về. Nếu chỉ có một trong hai về bố mẹ sẽ cảm thấy không được tôn trọng hoặc sẽ nghĩ vợ chồng trẻ có cãi vã, mâu thuẫn nên mới tan đàn xẻ nghé.

XEM THÊM:Lễ dạm ngõ gồm những gì

4. Lễ lại mặt có gì khác với lễ phản bái

Lễ phản bái hay còn gọi Lễ giở mâm trầu diễn ra ở nhà gái hôm thứ 3 kể từ hôm đón dâu. Trong lễ đón dâu bao giờ cũng có một mâm trầu và mâm cau (thường bỏ trong cái quả phủ vải hồng). Một thủ tục không thể thiếu trong Lễ phản bái là giở mâm trầu và mâm cau.Nếu trầu còn xanh tốt là điềm lành, còn trầu bị thối cuốn người ta dị nghị cô con dâu không biết giữ gìn. Nếu không có lễ phản bái thì chủ hôn sẽ xin phép họ nhà gái cho cô dâu và chú rể giở mâm trầu và mâm cau trong lễ đón dâu. Đối với miền Tây thời nay, lễ phản bái là dịp để cả hai gia đình gặp nhau sau thời gian bận rộn chuẩn bị cho việc cưới hỏi, hai bên sẽ quây quần nói chuyện và bàn bạc chuyện tương lai cho đôi trẻ, giúp gắn kết tình thông gia.

5. Hướng dẫn xem ngày đẹp

Ông cha ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, công việc của bạn sẽ diễn ra trôi chảy hơn nếu như bạn có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho nó, và một trong những việc đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt đầu một việc chính là xem ngày hoàng đạo phù hợp với công việc đó. Thấu hiểu điều này. Thăng Long Đạo Quán đã nghiên cứu và cho ra đời công cụ xem ngày trong các lĩnh vực khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng người. Để chọn ngày đẹp theo mục đích, các bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán
  • Bước 2: Chọn mục XEM NGÀY rồi chọn mục mà bạn cần xem (Ngày giao dịch, ngày cưới hỏi, ngày động thổ, ngày xây nhà…)
  • Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin được yêu cầu
  • Bước 4: Xem và đối chứng kết quả trả về

6. Lời kết

Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi Lễ lại mặt gồm những gì. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin đầy đủ, chính xác nhất về nghi lễ quan trọng này.Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về lễ lại mặt trong đám cưới hỏi, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được giải đáp! Ngoài ra bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức phong thủy hàng ngày. Sử dụng các công cụ lập lá số, xem ngày giờ tốt xấu, cải vận bổ khuyết, bát trạch… miễn phí. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình theo link dưới đây nhé!