Cứ vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình ở Việt Nam lại chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công, ông Táo. Vậy, mâm lễ ông Táo gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất.
1. Mâm lễ ông Táo cần lễ vật gì?
Theo phong tục truyền thống của người Việt, lễ vật cúng ông Công, ông Táo bao gồm:
- 3 chiếc mũ ông Công: gồm 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ dành cho ông Táo thì có 2 cánh chuồn, còn mũ cho táo bà thì không có cánh chuồn. Màu sắc mũ của các táo thường thay đổi hàng năm theo màu của ngũ hành. Ví dụ, năm ngũ hành kim thì mũ, áo có màu vàng, hành mộc thì màu xanh lá cây, hành hỏa thì màu đỏ….
- Cá chép: Cá chép mang tượng trưng cho phương tiện đi lên chầu trời của ông Công, ông Táo. Theo phong tục miền Bắc thì thường cúng 3 con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý :cá chép hóa rồng”. Với miền Nam, người ta thường cúng cá chép giấy.
- Tiền vàng.
- 3 bộ áo giấy: 2 bộ đàn ông, 1 bộ đàn bà.
- 3 đôi hia bằng giấy: 2 đôi cho đàn ông, 1 đôi cho đàn bà.
- 1 lọ hoa cúc. Nếu cầu kỳ hơn thì có thể thêm 1 lọ hoa đào nhỏ.
2. Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo
Hiện nay có 2 kiểu mâm cỗ phổ biến là mâm cỗ chay và mâm cỗ mặn. Tùy vào điều kiện, tín ngưỡng của từng gia đình mà có cách chọn 1 trong 2 kiểu mâm cỗ này khác nhau.
2.1. Mâm cỗ mặn cúng ông Táo
Mâm cỗ mặn truyền thống cúng ông Công, ông Táo bao gồm:
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
- 1 đĩa thịt lợn luộc thái miếng hoặc gà luộc nguyên con.
- 1 bát canh mọc/ canh măng.
- 1 đĩa rau xào thập cẩm.
- 1 đĩa giò.
- 1 đĩa xôi gấc/ bánh chưng.
- 1 đĩa hoa quả.
- 1 ấm trà sen.
- 3 chén rượu.
- 1 quả cau, lá trầu.
Trên đây là mâm cỗ mặn truyền thống để cúng ông Công, ông Táo. Tuy nhiên hiện nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản đi rất nhiều, không nhất thiết mâm cỗ phải đầy đủ như gợi ý trên. Do đó, các gia đình có thể tùy chỉnh mâm cúng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, khẩu vị và văn hóa vùng miền.
2.2. Mâm cỗ chay cúng ông Công, ông Táo
Việc chuẩn bị mâm cỗ chay sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với mâm cỗ mặn. Dưới đây là mâm cỗ chay cúng ông Công, ông Táo:
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
- 1 đĩa hoa quả.
- 1 ấm trà sen.
- 3 chén rượu.
- 1 quả cau, lá trầu.
- 1 đĩa xôi đỗ.
- 1 bát canh nấm chay.
- 1 đĩa nem rán chay.
- 1 đĩa rau xào hoặc luộc.
Xem thêm cách làm các món ăn cúng ông Công, ông Táo chi tiết nhất.
Một số món chay cúng ông Táo
3. Những lưu ý khi làm mâm lễ cúng ông Táo
Khi làm mâm lễ ông Táo, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên cúng các món như thịt chó, thịt vịt, thịt ngan, thịt trâu, cá mè…
- Nguồn nguyên liệu để làm mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo phải đảm bảo sạch.
- Khi nấu cỗ cúng, bạn không được nêm nếm, thử đồ ăn bởi theo quan niệm dân gian, nêm nếm đồ ăn nghĩa là chúng ta đang ăn trước khi cúng thần linh. Như vậy là không tôn trọng thần linh.
- Không nên mua đồ cúng của gia đình có người chưa hết tang (người mất chưa được 2 năm), đặc biệt là quần áo, mũ, tiền vàng, gạo nếp để nấu xôi cúng ông Táo. Theo tín ngưỡng người Việt, nếu mua đồ cúng của gia đình có người chưa hết tang thì cả gia đình sẽ có 1 năm mới không thuận lợi, hay gặp điều xui xẻo.
Trên đây là gợi ý về mâm lễ ông Táo. Mong rằng với những kiến thức do Thăng long Đạo quán tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho cẩm nang phong thủy của quý vị. Nếu muốn biết thêm các kiến thức về phong tục Việt Nam (cúng ông Công, ông Táo, thần Tài, Thổ Địa…), kiến thức phong thủy, hãy tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo quán về điện thoại. Đồng thời, ứng dụng này cũng giúp luận giải chính xác lá số Tử vi, Bát tự, xem ngày tốt xấu, cách cải vận bổ khuyết (dùng đá, cây, sim, số tài khoản…), xem tuổi vợ chồng…
Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo quán miễn phí tại đây: