Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt lại thành kính sắm sửa lễ vật để cúng ông Công, ông Táo. Tuy nhiên, ngày ông Công, ông Táo cúng chay hay mặn là điều rất nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp băn khoăn trên và gợi ý mâm cỗ cúng ông Táo đầy đủ nhất.

1. Nên cúng ông Công, ông Táo bằng đồ chay hay mặn?

Nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Công (thành viên của UNESCO Việt Nam) cho rằng, “Trong suốt chiều dài lịch sử, người Việt bị ảnh hưởng bởi văn hóa Á Đông và Trung Quốc nhưng lại có những bản sắc rất riêng của văn hóa, tín ngưỡng bản địa. Những nghi thức cúng lễ được pha trộn bởi tinh thần của Nho giáo, Lão giáo, Đạo Mẫu, tục thờ cúng gia tiên, các tín ngưỡng tự nhiên và mang đậm dấu ấn vùng miền”. Do đó, nhiều gia đình Việt Nam chọn cách cúng mặn (dùng động vật làm món ăn) và đốt vàng mã. Tuy nhiên, với gia đình chịu ảnh hưởng từ Phật giáo thì họ lại có quan niệm không sát sinh nên họ sẽ chọn cách cúng chay.

Như vậy, ngày ông Táo cúng chay hay mặn tùy thuộc vào điều kiện, tín ngưỡng của mỗi gia đình, mỗi vùng miền. Điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính của chúng ta tới các vị thần linh.

Nên cúng ông táo chay hay mặn

2. Gợi ý mâm lễ cúng ông Công, ông Táo

Bên cạnh mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn thì bạn đều cần chuẩn bị những lễ vật cúng ông Táo bắt buộc như:

  • 3 chiếc mũ ông Táo: Bạn nên mua 2 mũ đàn ông (có cánh chuồn) và 1 mũ đàn bà (không có cánh chuồn). Bên cạnh đó cần chọn màu sắc mũ Táo Quân theo ngũ hành của năm, ví dụ năm có ngũ hành Kim thì chọn màu vàng, ngũ hành Hỏa thì màu đỏ…
  • Cá chép hoặc ngựa giấy: Nếu là người miền Bắc thì nên cúng ông Táo bằng 3 con cá chép sống. Còn theo phong tục miền Nam thì nên cúng cá chép giấy. Còn ở miền Trung thì cúng ngựa giấy.
  • 3 – 9 tệp tiền vàng.
  • 3 bộ áo giấy, trong đó có 2 bộ dành cho đàn ông và 1 bộ cho đàn bà.
  • 3 đôi giày giấy, gồm 1 đôi cho đàn bà, 2 đôi đàn ông.
  • 1 lọ hoa cúc (gồm 2 bông hoa cúc vàng, 1 bông hoa cúc trắng).
  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa muối.
  • 1 đĩa cau trầu.
  • 3 chén rượu.
  • 1 ấm nước lọc hoặc nước trà.

2.1. Mâm cỗ mặn cúng ông Công, ông Táo

Mâm cỗ mặn truyền thống cúng ông Công, ông Táo bao gồm:

  • 1 con gà luộc hoặc 1 đĩa thịt lợn luộc thái miếng.
  • 1 bát canh mọc, hoặc canh măng móng giò.
  • 1 đĩa rau xào thập cẩm hoặc bắp cải, su hào xào.
  • 1 đĩa giò lụa
  • 1 đĩa xôi gấc, bánh chưng hoặc xôi đỗ.
  • 1 đĩa hoa quả.

Trên đây là mâm cỗ mặn truyền thống để cúng ông Công, ông Táo. Tuy nhiên hiện nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản đi rất nhiều, không nhất thiết mâm cỗ phải đầy đủ như gợi ý trên. Do đó, các gia đình có thể tùy chỉnh mâm cúng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, khẩu vị và văn hóa vùng miền.

2.2. Mâm cỗ chay cúng ông Công, ông Táo

Thường những gia đình chịu ảnh hưởng của Phật giáo thì sẽ cúng ông Táo bằng mâm cỗ chay. Dưới đây gợi ý mâm cỗ chay cúng ông Công, ông Táo:

  • 1 đĩa xôi đỗ, hoặc xôi gấc, bánh chưng chay. Để mâm cỗ đẹp hơn và mang ý nghĩa đem lại may mắn thì bạn nên cúng bằng xôi gấc.
  • 1 bát canh thập cẩm chay.
  • 1 đĩa giò chay.
  • 1 đĩa thịt chay.
  • 1 đĩa rau luộc hoặc xào.

Xem thêm cách làm các món ăn cúng ông Công, ông Táo chi tiết nhất.

Món ăn cúng ông táo

Một số món ăn chay cúng ông Táo

3. Những lưu ý khi làm mâm cỗ chay/ mặn cúng ông Táo

Bên cạnh thắc mắc ngày ông Công, ông Táo cúng chay hay mặn thì khi làm mâm cỗ cúng ông Táo cần lưu ý gì cũng là câu hỏi của nhiều người. Theo đó, khi làm mâm cỗ cúng ông Táo, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên kiêng cúng các món ăn từ quả có gai như sầu riêng, mít hoặc món ăn dễ làm gia chủ gặp xiu xẻo như thịt chó, thịt vịt, mực, thịt ngan, mắm tôm.
  • Khi làm các món chay cúng ông Táo, không nên dùng đũa vừa xào nấu các món từ thịt động vật để tiếp tục xào nấu món chay.
  • Khi cho gia vị vào món chay, chỉ nên cho gia vị có nguồn gốc từ thực vật, không nên cho nước mắm (được chiết xuất từ cá).
  • Nguồn nguyên liệu để làm mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo phải là nguyên liệu sạch.
  • Khi nấu cỗ cúng, bạn không được nêm nếm, thử đồ ăn bởi theo quan niệm dân gian, nêm nếm đồ ăn nghĩa là chúng ta đang ăn trước khi cúng thần linh. Như vậy là không tôn trọng thần linh.
  • Tránh mua đồ cúng của những nhà chưa hết tang (có người mất chưa được 2 năm), nhất là những đồ dùng để nấu xôi, lễ vật như vàng mã cúng ông Táo. Người Việt từ xưa cho rằng, nếu mua đồ cúng của những gia đình chưa hết tang thì bạn sẽ có năm mới không may mắn.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc ngày ông Công, ông Táo cúng chay hay mặn. Mong rằng với những kiến thức do Thăng long Đạo quán tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho cẩm nang phong thủy của quý vị. Để cập nhật thêm kiến thức về phong tục Việt Nam, gia chủ nên cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo quán về điện thoại.

Ứng dụng này không những cung cấp các kiến thức về phong thủy, phong tục Việt Nam mà còn giúp bạn được trải nghiệm miễn phí công cụ tra cứu như Tử vi, Bát tự, cải vận bổ khuyết (tìm sim, số tài khoản, phương vị quý nhân, đặt tên, biệt danh…), xem ngày tốt xấu… Bên cạnh đó còn cập nhật bản tin phong thủy hàng ngày, giúp gia chủ biết được mỗi ngày nên – không nên làm gì, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Bạn có thể tải ứng dụng Thăng Long Đạo quán dành cho dòng máy Android và IOS tại đây: