Rằm tháng 7 (tức ngày 15/7 âm lịch) là một trong hai ngày Rằm lớn nhất trong năm của người dân Việt. Ngày Rằm này còn là dịp lễ xá tội vong nhân và lễ Vu Lan báo hiếu. Sau đây là một số lưu ý cúng Rằm tháng 7 mà bạn nên biết. 

1. Lưu ý cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào? Giờ nào?

Ngày Rằm theo phong tục Việt Nam tức là ngày 15 âm lịch hàng tháng và cúng Rằm thường sẽ tiến hành đúng vào ngày đó. Lưu ý cúng Rằm tháng 7 lại không bắt buộc diễn ra vào ngày 15/7 âm lịch.

Bởi theo quan niệm truyền thống lâu đời, Diêm Vương chỉ đặc xá cho các vong linh tự do quay lại dương gian, hưởng đồ cúng tế từ ngày mùng 2 – 15/7 âm lịch. Nếu không trở về địa ngục đúng thời hạn sẽ bị không được siêu thoát. Do vậy, để tránh các vong linh gấp gấp, người dân thường chọn cúng Rằm tháng 7 vào một ngày bất kỳ từ mùng 2 – 14/7 âm lịch.

Một lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 nữa mà bạn cần biết, đó là không nên làm lễ lúc mặt trời đã lặn. Bởi đó là thời điểm cửa địa phủ đã đóng.

2. Lưu ý cúng Rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Ngày 15 tháng 7 âm lịch không chỉ là ngày Rằm lớn mà còn là ngày lễ xá tội vong nhân và là ngày Vu Lan báo hiếu. Vì vậy, cứ vào ngày này, người dân sẽ theo tập tục truyền thống chuẩn bị 3 mâm lễ: cúng Phật, cúng thần linh – gia tiên và cúng cô hồn (hay còn gọi là cúng chúng sinh).

2.1. Cúng Phật

Đối với người theo đạo Phật, Rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu công ơn sinh thành. Cho nên lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 bàn thờ Phật chỉ dùng đồ chay thanh tịnh, không được dùng đồ mặn.

Dưới đây là một số món chay và lễ vật thích hợp cúng Phật trong ngày Rằm mà bạn có thể tham khảo:

  • Xôi chay (xôi đỗ xanh, xôi gấc, xôi cốm, xôi hạt sen, xôi vò,…).
  • Chè hạt sen, chè long nhãn
  • Canh rau củ quả luộc
  • Hương (nhang), đèn hoặc nến.
  • Hoa tươi (hoa sen, hoa cúc vàng hoặc trắng, hoa hồng đỏ hay trắng, hoa huệ ta,…)
  • Mâm ngũ quả (chuối, đu đủ, dứa, phật thủ, bưởi, xoài,… tùy vào từng miền).

2.2. Cúng thần linh và gia tiên

Lưu ý cúng Rằm tháng 7 bàn thờ thần linh và gia tiên thường sẽ sử dụng mâm lễ mặn để thể hiện lòng thành kính với chư vị thần linh cũng như mong muốn người thân đã khuất được “cơm no áo ấm” ở thế giới bên kia.

Sau đây là gợi ý về mâm lễ cúng thần linh, gia tiên trong ngày Rằm tháng 7:

  • Hương (nhang), hoa, quả, đèn hoặc nến.
  • Rượu, nước, trà (số lượng tùy tâm).
  • Thịt gà luộc hoặc thịt lợn luộc, giò hoặc chả, nem rán.
  • Canh rau củ hầm xương.
  • Xôi, chè trôi nước.
  • Tiền, vàng mã và những vật dùng cho người cõi âm làm từ giấy như quần áo, giày, dép, điện thoại, xe,… (nhưng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thành tâm).

 

2.3. Cúng cô hồn

Lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 cho chúng sinh (hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân) nên dùng đồ chay. Bởi theo quan niệm dân gian, dùng đồ mặn cúng chúng sinh sẽ gợi lên lòng tham sân si của các vong linh, khiến họ khó lòng siêu thoát, càng lưu luyến trần thế, từ đó quấy nhiễu cân bằng âm dương.

Dưới đây là gợi ý mâm cúng cô hồn trong ngày Rằm tháng 7:

  • 1 đĩa muối, gạo trắng.
  • 12 bát cháo trắng nấu loãng.
  • 12 cục đường thẻ
  • 1 đĩa ngũ quả
  • 3 ly nước, rượu, chè
  • Hương (nhang), hoa tươi, đèn hoặc nến.
  • Bánh kẹo, bỏng ngô, thạch.
  • Tiền vàng mã, quần áo chúng sinh (tùy điều kiện gia đình)

3. Một số lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 khác

  • Lưu ý khi cúng Rằm tháng 7, mâm lễ cúng Phật, cúng thần linh và gia tiên sẽ làm trong nhà. Bên cạnh đó, mâm cúng Phật phải để cao nhất trên bàn thờ.
  • Cúng chúng sinh thì đặt ngoài trời, tránh các bậc cửa hay trước cửa chính ngôi nhà.
  • Tiền vàng, quần áo chúng sinh phải rải đều trên mâm lễ theo 4 phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
  • Không cúng đồ giả (món chay giả mặn hay mặn giả chay, hoa quả giả) là một lưu ý cúng Rằm tháng 7 quan trọng.
  • Khi kết thúc lễ cúng cô hồn, rắc gạo muối ra sân, ra đường trước rồi mới hóa vàng.
  • Khi thắp hương, nên mặc quần áo nghiêm chỉnh để thể hiện sự tôn kính.
  • Khi cúng nên ghi rõ tên người nhận lên đồ vàng mã để tránh các cô hồn khác cướp vật tế của người thân đã khuất.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 không để trẻ con hay phụ nữ có thai đến gần nơi làm lễ.
  • Khi hóa vàng cần chia làm 2 nơi đốt vàng mã cúng thần linh, gia tiên riêng, đốt tiền vàng cô hồn riêng.
Đồ cúng không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần sự thành tâm nên hãy chuẩn bị theo điều kiện gia đình.

Trên đây là một số lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn muốn giải đáp thêm nhiều vấn đề khác thì hãy truy cập chuyên mục Văn khấn bài cúng. Hoặc bạn có thể cài đặt ứng dụng điện thoại Thăng Long Đạo Quán để được cố vấn trực tiếp từ các chuyên gia phong thủy.

Ngoài ra khi tải ứng dụng bạn sẽ có cơ hội sử dụng miễn phí các công cụ tra cứu (xem Bát tự, Tử vi, xem phong thủy nhà cửa,…). Nhanh tay cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán phù hợp tại đây: