Lễ cúng rằm tháng 7 được coi là lễ cúng quan trọng trong năm của người Việt. Trong tháng này, người dân không chỉ cúng rằm mà còn các lễ cúng khác như cũng xá tội vong nhân. Theo dõi bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán để xem hướng dẫn cách sắm lễ cúng rằm tháng 7 chi tiết nhất nhé.

1. Rằm tháng 7 cúng gì?

Từ xưa, các gia đình Việt thường cúng rằm tháng 7 các lễ như sau:

1.1. Rằm tháng 7 cúng Phật

Thực hiện lễ cúng Phật rằm tháng 7 thể hiện niềm tin vào Đức Phật của dân ta. Vào mỗi ngày rằm hàng tháng, các gia đình đều có lễ cúng nhỏ hoặc hoa quả để dâng lên Đức Phật. Mọi người mong muốn Phật sẽ che chở, phù hộ cho gia đình trong tháng.

1.2. Rằm tháng 7 cúng gia tiên

Cúng gia tiên được người dân Việt rất coi trọng, thực hiện các lễ cúng vào ngày rằm, mùng 1 đầu tháng, đặc biệt vào đầu năm. Trong các ngày lễ quan trọng thì việc cúng gia tiên là lễ cúng không thể bỏ qua. Người Việt cúng gia tiên thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, tổ tiên đã sinh thành. Đồng thời, đây cũng là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Lễ cúng gia tiên rằm tháng 7

Ngoài ra, rằm tháng 7 còn có lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp Ngạ Quỷ. Khi sống, mẹ của Kiền Liên là người tham lam, khi mất bị đày đọa đói khát làm Ngạ Quỷ. Mục Liên thì trái lại, ông là người hiền lành, tốt bụng ai cũng quý mến. Ông đã tu luyện theo Phật và có nhiều phép thần thông. Sau khi tìm thấy mẹ ở âm phủ đang đói khát, ông xót thương cho mẹ một bát cơm. Nhưng vốn bản tính tham lam, khi ăn bà lấy tay che lại để đỡ có kẻ khác đến xin. Nào ngờ, khi cơm đến miệng lại hóa lửa đốt nóng không ăn được.

Mục Kiền Liên thấy vậy về cầu xin Đức Phật. Phật nói rằng đến ngày rằm tháng 7 làm lễ cúng xin thì mẹ ông sẽ được giải thoát. Và quả thật, sau khi làm lễ cúng thì mẹ ông đã thoát kiếp Ngạ Quỷ.

Lễ Vu Lan cũng ra đời từ đây, đồng thời việc cúng gia tiên vào rằm tháng 7 cũng là để chia sẻ cuộc sống đủ đầy của con cháu với ông bà, cha mẹ.

Lễ Vu Lan báo hiếu

1.3. Rằm tháng 7 cúng chúng sinh

Được biết, tháng 7 âm lịch còn gọi là tháng Cô hồn. Vào tháng này, Diêm Vương sẽ mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được trở về dương gian. Cửa Quỷ Môn Quan sẽ đóng vào trước ngày 15. Vì thế, ngày 15 nếu người dân cúng chúng sinh là để cùng chia sẻ sự đủ đầy với những vong hồn chưa kịp về cõi âm. Đây cũng là cách để người dân mong những vong hồn ở lại sẽ không quấy phá cuộc sống của con người.

2. Cách sắm lễ cúng ngày rằm tháng 7

2.1. Cách sắm lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà

Rằm tháng 7 năm nay rơi vào Chủ nhật ngày 22 tháng 8 năm 2021. Rơi vào ngày lễ nên các gia đình không khó để sắp xếp thời gian sắm lễ cúng rằm tháng 7.

Việc sắm lễ cũng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là ở lòng thành tâm của các quý gia chủ. Vì thế, hãy chuẩn bị những món ăn quen thuộc trong gia đình, các nguyên liệu địa phương để tránh mất thời gian và cũng phù hợp với gia đình.

Gia chủ nên chú ý, nếu thực hiện các lễ cúng Phật, cúng gia tiên, cúng chúng sinh vào các ngày khác nhau thì gia chủ có thể chuẩn bị cùng một lúc các đồ lễ để tránh mất thời gian.

2.1.1. Cách sắm lễ cúng Phật rằm tháng 7 tại nhà

Sắm lễ cúng Phật rằm tháng 7

Lễ cúng Phật tại nhà cần chuẩn bị mâm cỗ như sau:

Lễ vật:

  • Hương
  • Rượu, nước
  • Hoa tươi

Mâm cỗ:

Mâm cỗ cúng Phật thường là mâm cỗ chay kèm theo hoa quả tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Trong giáo lý nhà Phật thì không cần mâm cao cỗ đầy, các gia chủ chỉ cần thực hiện lễ cúng với tâm đức của mình thì hoàn toàn có thể được phù hộ. 

  • Bánh trôi chay
  • Canh chay
  • Xôi đỗ/ xôi gấc
  • Hoa quả
  • Nem chay
  • Rau củ luộc chay

2.1.2. Cách sắm lễ cúng gia tiên tại nhà

Lễ vật:

  • Hương
  • Rượu, nước
  • Quần áo giấy
  • Hoa tươi

Mâm cỗ:

Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7
Sắm lễ cúng gia tiên tại nhà

Mâm cỗ trong lễ cúng rằm tháng 7 gia tiên thường là mâm cỗ mặn. Cúng gia tiên để thể hiện sự hiếu thuận với những người có công sinh thành, nhớ về cội nguồn. Các món ăn trong lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Các gia chủ có thể chuẩn bị đồ cúng theo sở thích của gia tiên khi còn sống. Hoặc, gia đình có thể chuẩn bị các món theo đặc điểm vùng miền và theo mùa vụ tùy vào khẩu vị của gia đình.

  • Thịt gà
  • Canh xương/ canh rau củ
  • Nem/ giò/ chả
  • Rau luộc
  • Xôi chè
  • Rau xào

2.1.3. Cách sắm lễ cúng chúng sinh tại nhà

Ngày, giờ cúng cô hồn tháng 7
Sắm lễ cúng chúng sinh tại nhà

Mâm cúng chúng sinh sẽ hoàn toàn là đồ chay. Cụ thể như sau:

  • Muối gạo (1 đĩa)
  • Cháo trắng (12 chén nhỏ)
  • Hoa quả (ngũ quả)
  • Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
  • 12 cục đường thẻ
  • Quần áo chúng sinh
  • Tiền lẻ
  • Vàng mã
  • 3 ly nước, nhanh, nến

2.2. Cách sắm lễ cúng rằm tháng 7 công ty

Tại công ty, các gia chủ cúng rằm thường sẽ cúng chúng sinh và cúng Thần Tài.

2.2.1. Cách sắm lễ cúng chúng sinh rằm tháng 7 tại công ty

Sắm lễ cúng chúng sinh tại công ty

Gia chủ có thể cúng trước cửa công ty với những đồ lễ sau:

  • Muối gạo (1 đĩa)
  • Cháo trắng (12 chén nhỏ)
  • Hoa quả (ngũ quả)
  • Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
  • 12 cục đường thẻ
  • Quần áo chúng sinh
  • Tiền lẻ
  • Vàng mã
  • 3 ly nước, nhanh, nến

2.2.2. Cách sắm lễ cúng Thần Tài rằm tháng 7 công ty

Lễ vật:

  • Gạo tẻ
  • Tiền vàng mã
  • Muối hạt sạch
  • Thuốc lá
  • Hoa tươi: Hoa cúc, hoa đồng tiền…
  • Tiền lẻ
  • 1 đĩa bánh kẹo
  • Đèn cầy (nến)
  • Hương thắp (nhang)
  • 3 chén nước
  • 3 chén rượu.
  • Trái cây: Đủ 5 loại quả (ngũ quả)
  • Trầu cau: 1 quả cau, 1 lá trầu
Sắm lễ cúng Thần Tài công ty

Mâm cỗ:

Mâm cỗ cúng ban Thần Tài tại công ty trong rằm tháng 7 nên được chuẩn bị đầy đủ. 

  • Bộ tam sên: Thịt lợn ba chỉ luộc, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm
  • Cá lóc nướng
  • Lợn quay
  • Bánh hỏi
  • Xôi đỗ xanh

3. Làm lễ cúng rằm tháng 7 như thế nào?

3.1. Làm lễ cúng gia tiên

Tùy theo các gia đình mà mâm lễ cúng gia tiên có thể là chay hoặc mặn nhưng đa số người dân sẽ làm cỗ mặn. Và cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà mà có thể cúng các món ăn khác nhau để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.

Bên cạnh các món ăn mặn thì bạn có thể chuẩn bị hương hoa, trà quả, nến, vàng mã cùng những đồ vật dành cho người cõi âm được làm tượng trưng bằng giấy như quần áo, giày dép…

3.2. Làm lễ cúng Phật, thần linh

Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người. Vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Lúc làm lễ cúng nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này. Một điều cũng cần đặc biệt chú ý nữa là theo quan niệm từ lâu đời mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.

3.3. Làm lễ cúng chúng sinh

Lễ cúng chúng sinh nên được làm ngoài trời vào buổi chiều tối các ngày từ mùng 2 tới 14 âm lịch. Cần lưu ý về lễ cúng chúng sinh: không cúng xôi, gà để tránh quỷ đói và các vong hồn dậy lòng tham. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây hương. Khi rải gạo muối nên rải đứng trong nhà rải ra ngoài.

Gia chủ có thể đọc bài văn khấn cô hồn hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng.

>> Xem thêm: Văn khấn rằm tháng 7

4. Lưu ý khi sắm lễ cúng rằm tháng 7

Khi cúng rằm tháng 7 các gia chủ cần chú ý một số điều sau:

  • Mâm cỗ không cần quá cầu kỳ, vừa lãng phí lại vừa không tăng thêm phước phần.
  • Đồ lễ nên sắm đồ tươi, hoa quả tươi không dập nát.
  • Nên chuẩn bị trước những đồ lễ cần mua tại nhà tránh tình trạng thiếu sót.
  • Đồ lễ sắm về sau khi dâng lễ mới được đem ăn.

Trên đây là một vài chia sẻ từ Thăng Long Đạo Quán về cách sắm lễ tháng 7 cô hồn. Chúc quý gia chủ có một tháng thật nhiều may mắn, bình an.

Để biết thêm các thông tin khác về tháng Cô hồn cũng như kiến thức phong thủy, tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán của chúng tôi.

Tải ứng dụng tại đây!