Chắc chắn nếu yêu thích đạo Phật hoặc có ý muốn tu tập thì quý vị chắc hẳn đã nghe đến các tên Phật của các vị chân sư. Vậy các tên Phật ý nghĩa gì, mối quan hệ của chúng đến con đường thọ giới, hướng Phật ra sao? Thăng Long Đạo Quán xin phần nào đó giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Tên Phật ý nghĩa là gì?
1.1. Khái niệm về tên Phật
Tên Phật, thường được biết đến là pháp danh theo Phật giáo Đại thừa của người Việt. Đây là kiểu tên gọi được các sư thầy đặt cho một ai đó theo đạo Phật phát nguyện làm lễ quy y Tam Bảo. Người đệ tử phải tu tập, tuân theo năm giới cơ bản gồm:
- Không sát sanh
- Không trộm cắp
- Không tà dâm
- Không nói dối
- Không uống rượu
Những người không đi tu mà phát nguyện. Tuy nhiên, để phân biệt thì những người đi tu khi ban phát danh có chữ Thích làm họ (VD: Thích Nhất Từ). Còn những người tu Phật tại gia sẽ chỉ có Cư sĩ, Đạo hữu, Tín nữ, Phật tử…ở phía trước mà thôi.
Pháp danh được dùng trong mọi việc giữa cá nhân đó và nơi cửa Phật từ lúc sinh thời, quy y cho đến khi mất.
1.2. Tên Phật ý nghĩa gì?
Theo kiến thức từ các vị đại sư có thâm niên tu tập lâu năm, thì “Pháp” là giáo pháp của Phật, giáo pháp của Phật gồm có kinh, luật, luận tức là những lời dạy của Phật. Pháp nhằm tác dụng khai sáng con người. Điều này nhằm giúp họ giác ngộ – sửa thân tâm, cải sửa thân khẩu, nghĩa là cải tạo tâm ý con người từ xấu đến tốt và cuối cùng cảnh giới thoát khỏi luân hồi.
“Danh” ở đây là tên, chỉ người có thiện cảm, có quan tâm chú ý đến Đạo Phật, thích nghiên cứu và học tập giáo lý nhà Phật. Nếu cảm thấy giáo pháp Phật phù hợp với đời sống của mình, chấp nhận tu hành theo lời dạy của Phật. Cũng có thể cảm động về lời dạy của đệ tử Đức Phật mà đi theo Đạo Phật học tu thì gọi là tín đồ. Vị tín đồ đó sẽ được đặt các chân sư đặt cho một tên Phật, chính là pháp danh.
Pháp danh cũng chính là tên đạo của người tu tập, những ai đi theo Phật thì có tên của Phật. Những cái tên đặt biệt như vậy thì chỉ do các vị bổn sư đặt gọi là tên đạo và không ai được phép thay bổn sư đặt tên cho phật tử.
1.3. Phân loại tên Phật
Trong Phật giáo có những loại tên cần phân biệt là: pháp danh, pháp tự và pháp hiệu. Người Phật tử sau khi thụ năm giới sẽ nhận pháp danh, thụ 10 giới nhận pháp hiệu.
Trong khi đó pháp hiệu thường dùng ở miền Trung Việt Nam, đặt biệt là ở xứ Huế. Vị sư phụ truyền cho người xuất gia tu tập khi đạt đạo. Các chữ trong pháp hiệu được rút lấy từ bài kệ truyền với như lời nhắn nhủ đệ tử. Pháp hiệu cũng tượng trưng cho sự liên kết của đệ tử với các vị tiên Sư trước đó.
Pháp hiệu cũng chỉ dành cho những vị đại sư tu tập đầy đủ, đạt thành tựu đầy đủ. Chính thức trở thành Tỳ-kheo (cảnh giới tu tập viên mãn nhất trong Phật giáo) thì được vị bổn sư ban cho pháp hiệu. Trong một vài trường hợp, pháp hiệu có thể do những vị y chỉ sư, giáo thọ sư hay chư Tăng ban tặng. Ngoài ra, có thể tự xưng rồi sau đó trình lên các bậc thầy và được chứng thực. Pháp hiệu được bổn sư hoặc chư Tăng ban cho thường dựa vào công hạnh hoặc một đặc điểm nổi bật nào đó của vị Tỳ-kheo.
XEM THÊM: +99 Những câu nói hay về Phật pháp giúp tâm bạn bình an
2. Gợi ý các tên Phật ý nghĩa
2.1. Khám phá cách đặt pháp danh của các vị sư
Bên cạnh họ Thích và cách danh xưng khác ở đầu thì pháp danh có cấu tạo gồm hai chữ.
Chữ đầu mang ý nghĩa về sự liên quan đến thế hệ trong môn phái theo bài kệ của tổ sư môn phái đó. Chữ thứ hai là do vị bổn sư chọn lựa dựa trên ý nghĩa của tên người đệ tử (thế danh) để tạo thành một chữ kép nhằm mang ý nghĩa hay, đẹp và khuyến khích tu tập.
Ví dụ: Người thầy là Nhuận Hải, theo dòng kệ của dòng Lâm Tế như trên, xuống một chữ là chữ Từ. Nếu đệ tử có tên khai sanh là Tú thì vị bổn sư sẽ đặt pháp danh cho Phật tử là Từ Mỹ…nếu đệ tử có tên khai sanh là Hưng, người thầy sẽ cho đệ tử pháp danh là Từ Thịnh…có ghép trước pháp danh chữ Cư sĩ, Đạo hữu, Phật tử…
2.2. Một số pháp danh hay
Như đã đề cập ở trên, việc đặt tên pháp danh Phật tử phụ thuộc rất lớn vào các vị sư phụ nhà Phật và môn phái mà người đệ tử tu tập. Cho nên, ở phần tiếp theo của bài viết về “tên Phật ý nghĩa”, Thăng Long Đạo Quán chỉ xin nêu ra những tên pháp danh hay thường gặp trong đời sống.
- Những tên phổ biến nhất: Giác Hạnh, Nhật Hỷ, Trí Huệ, Từ Trung, Viên Giác, Nhất Hạnh…
- Pháp danh của đệ tử nam: Pháp Hòa, Giác Viên, Tâm Khánh, Tâm Sơn, Như Thọ, Thông Phước, Từ Nguyên…
- Pháp danh của đệ tử nữ: Tâm Giang, Lương Huệ, Như Lan, Lương Hiến, Như Lan, Từ Hoa..,
Xem thêm bài viết: Cách bố trí bàn thờ Phật đúng để trau dồi đạo hạnh
3. Lưu ý khi đặt tên Phật
Trong xã hội hiện đại, rất nhiều bậc cha mẹ muốn chọn những cái tên hay, ý nghĩa cho con. Nhiều người thậm chí đã nhắm đến danh hiệu của các vị Đức Phật đặt cho tên con cái.
Bên cạnh đó, trên thực tế Phật giáo cũng ảnh hưởng đến đời sống xã hội, kinh tế của nước ta. Nhiều doanh nghiệp đã lấy danh hiệu Phật, Bồ tát… để làm tên thương hiệu cho các sản phẩm ăn theo. Vậy việc này có đúng, các vị chân sư, đệ tử tu tập theo Phật bàn gì về vấn đề này?
Câu trả lời là không nên, bởi sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm của hồng danh các vị chư Phật, Bồ tát. Vốn dĩ trong tâm trí con người thì Phật luôn thiêng liêng, cao cả. Nếu chẳng may, đặt tên con giống danh hiệu của các vị Phật khi nuôi dạy lỡ mắng chửi chúng. Hoặc tên sản phẩm giống các danh hiệu của các vị Đức Phật mà xảy ra những chuyện điều tiếng liên quan… Chắc chắn sẽ ảnh hưởng phần nào đến hình ảnh nhà Phật trong tâm con người!
Do đó, các vị sư thầy chỉ khuyên nếu quá ngưỡng vọng, tin tưởng mà muốn những người thân hay các sản phẩm của mình liên kết một chút với Tam bảo thì hãy nên sử dụng các danh từ chung để đặt tên như: nước Cam lộ (ngon ngọt), trà An lạc (an vui), cơm Từ bi (yêu thương), đèn Bát-nhã (trí tuệ)…
XEM THÊM:Tên đẹp ý nghĩa
4. Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp phần nào lý giải về ý nghĩa tên Phật cũng như quá trình ban pháp danh. Thăng Long Đạo Quán chúc các vị Phật tử luôn vững tâm hướng Phật, tích cực hoàn thiện bản thân, thọ giới để giác ngộ hướng tới những cảnh giới cao nhất của việc tu tập.
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: