Quẻ Thủy Sơn Kiển là quẻ Hạ Dịch thứ 39 trong tổng số 64 quẻ Kinh Dịch. Cùng tìm hiểu quẻ này là gì? Ý nghĩa luận giải của nó ra sao và các ứng dụng quẻ Thủy Sơn Kiển trong mọi mặt của đời sống thông qua bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Quẻ Thủy Sơn Kiển là gì?
Quẻ Thủy Sơn Kiển, đồ hình::|:|: còn gọi là quẻ Kiển 蹇 (jian3), là quẻ thứ 39 trong Kinh Dịch.
- Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
- Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).
Giải nghĩa: Nạn dã. Trở ngại. Cản ngăn, chặn lại, chậm chạp, què, khó khăn. Bất năng tiến giả chi tượng: không năng đi.
“Kiển giả, nạn dã”
蹇 者,艱 也。
Do 2 quẻ Khảm (tượng một vực thẳm nguy hiểm trước mặt ta) và quẻ Cấn (tượng một ngọn núi cao vách đứng không sao leo qua được). Nghĩa là trước sau, ta bị hãm vào hoàn cảnh không tiến không thối được (tiến thối lưỡng nan). Tượng những khó khăn, ngăn trở, làm ngăn bước ta trong đời.
Thánh nhân chỉ cho ta cách để vượt qua các khó khăn ấy nơi quẻ Kiển này. Trước quẻ Kiển, là quẻ Khuê quai (chống đối nhau), thù địch nhau, Kiển là thời buổi đầy chông gai, gay go hiểm trở, khác nào một vị tướng hành quân mà bị bao vây (trùng vi), thật rất nguy hiểm! Phải thật cẩn thận!
XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!
2. Luận giải ý nghĩa quẻ Thủy Sơn Kiển
2.1. Thoán Từ
Kiển, lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc,
lợi kiến đại nhân, trinh, kiết.
利 西 南,不 利 東 北,利 見 大 人,貞,吉。
Quẻ Kiển, có lợi đi qua hướng Tây Nam, không lợi qua hướng Đông Bắc! Lợi mà đi gặp bậc đại nhân, giữ bên lòng trinh chính, thì dù có gặp gian nan bực nào, chớ quên cố giữ một lòng trinh chính, thì kết quả sẽ tốt (Kiết 吉). Có lợi gặp bậc Quý Nhân dìu dắt từ bước một trên đường đời mới mong thoát khỏi sự truân chuyên.
Theo Hậu thiên Bát quái, hướng Tây Nam là hướng Khôn (đất đai bằng phẳng dễ đi), còn hướng Đông Bắc là hướng Cấn (núi non chớn chở, đường sá gập ghềnh, khó đi). Cho nên “Kiển thời”, lúc gặp nhiều nỗi gian nan trên đường đời, cần tìm những con đường nào dễ đi, chớ tìm lấy những con đường nhiều khúc khủy.
2.2. Đại Tượng
Sơn thượng hữu Thủy, Kiển.
Quân tử dĩ phản thân tu đức.
山 上 有 水,蹇。
君 子 以 反 身 修 德。
Trên núi có nước, tượng quẻ Kiển. Người quân tử xem đó quay trở về mình, lo tu đức. “Phản thân tu đức” là gì?
Tai họa đến cho ta, có phải vì tai họa do bên ngoài đến, hay do phần lớn tại mình? Lấy việc Hàn Tín bị Cao Tổ giết, là tại Cao Tổ hay tại Hàn Tín? Phải chăng do sự kém sáng suốt về tâm lý của Hàn Tín, nên mới có sự tranh khôn từ lời nói với Bái Công khiến có sự nghi ngờ, nhất là tài của Hàn Tín đáng sợ như quẻ Tùy đã nói: “Công cái thiên hạ bất thưởng; uy chấn Chúa giả, thân nguy”! Lời nói của Khoái Triệt thật là suốt lẽ: “Tôi chịu cái ơn tri ngộ của Túc Hạ không nỡ để Túc Hạ lâm vào cái vạ tày đình!…
Túc Hạ đóng quân ở đây mà Hán Vương bị Sở vây ở Cố Lăng, mấy lần cho vời mà Túc Hạ đều kháng cự không chịu về cứu. Bởi không còn có cách gì sai khiển cho nổi, bất đắc dĩ phải sai Trương Lương đem hịch văn đến gia phong cho Túc Hạ làm Tam Tề Vương. Chia đất phong cho, đó là lấy lợi mà đấm miệng để Túc Hạ đem quân về giúp. Đâu phải vì Túc Hạ công to mà họ thưởng một cách tuyệt vời như thế, thực chỉ muốn nhờ Túc Hạ phá Sở để đồ thiên hạ cho họ. Tôi chắc rằng thiên hạ sau khi bình định xong, họ sẽ không để cho Túc Hạ ngất ngưởng ngồi trên ngôi vương mà hưởng cái phúc thái bình đâu! Bấy giờ họ sẽ nhớ lại cái thù mà Túc Hạ đã chống mạng bắt bí bây giờ, và họ lại còn lo Túc Hạ có chí đồ vương, họ sẽ quyết kế hại Túc Hạ đi để trừ cái bệnh trong tâm phúc, và mưu cái nghiệp vững bền cho con cháu.
Vậy bây giờ chi bằng thừa lúc hai vương đều mỏi mệt cả, Túc Hạ một mình chiếm lấy đất Tề chia ba thiên hạ mà đứng thành chân vạc, mới có thể giữ thân vô sự. Chứ, nếu không nghe lời tôi mà đi phá Sở, sau khi Sở mất, Túc Hạ sẽ không sao tránh khỏi cái vạ tày đình!” Hàn Tín nói: “Lời của Tiên sinh thực là suốt lẽ, nhưng lòng Tín này, thực không nỡ bội Hán!”
2.3. Tiểu Tượng
2.3.1. Hào Sơ Cửu
Vãng kiển, lai dự.
初 六:往 蹇,來 譽。
Hễ đi ra mà gặp Kiển nạn, thì hãy trở về là điều đáng khen.
Khi nào gặp nạn, đừng vội tiến liều, mà phải suy nghĩ lại cho kỹ, phải lo thối lui là hay nhất, nhưng thật sự đâu phải chịu thua bỏ cuộc, mà nên dừng lại (tượng quẻ Cấn) trước sự nguy hiểm (tượng quẻ Khảm). Phải tránh cái đòn của địch, tránh sang một bên, thừa cơ tái chiến (như trong Nhu đạo). Đó là “dụng Nhu chế Cương chi đạo”.
Hào Sơ Cửu, là loại âm nhu, nên “thủ âm” tốt hơn, tức là “công thành, thân thối” là hay nhất! Ngồi im lặng để chờ thời (nghi đãi dã).
2.3.2. Hào Lục Nhị
Vương thần kiển kiển, phi cung chi cố.
六 二:王 臣 蹇 蹇,匪 躬 之 故。
Lục Nhị, đắc trung đắc chánh, được hào Cửu Ngũ chính ứng, đó là Nhị được Ngũ tin dùng và phó thác cho Nhị công việc tế Kiển phò nguy.
Tại sao hào từ hào Nhị, chỉ nói “phỉ cung” mà không thấy bàn về kết quả việc làm của Nhị? Cuối cùng, chỉ có 3 chữ “chung vô cựu” (kết quả không có gì đáng chê trách)!
Với kẻ làm vì làm, không phải vì lợi ích tư riêng, thì người ấy làm một cách “vô cầu” đâu cần phải biết chắc được thành công mới làm! Là kẻ anh hùng thì đâu có thể lấy sự thành bại mà luận bàn: “hưu tương thành bại luận anh hùng!”
Nếu bảo, chỉ có thành công mới được gọi là anh hùng, thì Jésus, Socrate… không phải anh hùng! Thua xa những bọn gian hùng cướp nước hay sao?
2.3.3. Hào Cửu Tam
Vãng kiển, lai phản.
九 三:往 蹇 來 反。
Hào Tam không như hào Nhị.
Nhị, do lệnh của hào Ngũ giao phó; còn Tam không lãnh phận sự gì cả, chỉ là người cầm đầu một gia đình và vì thương gia đình mà ra đi, để chống lại thời Kiển.
Các người trong gia đình chỉ còn trông đợi một mình Tam mà thôi, đó là hào dương duy nhất của nội quái, cho nên Tam không lợi gì mà phải liều thân nơi hiểm địa (quẻ Khảm ở trên) cứ trở lại nhà đi, đóng vai trò cột trụ gia đình, sẽ được người trong gia đình hoan nghênh! Nên mới nói: “Vãng Kiển” đi ra gặp khó khăn, thì trở về “lai phản”; thì cả nhà đều vui mừng (nội hỉ chi dã) (“Nội” đây, là nội quái, có 2 hào âm) là nơi trú ẩn.
2.3.4. Hào Lục Tứ
Vãng kiển, lai liên.
六 四:往 蹇 來 連。
Cũng do 2 chữ “vãng” và “lai”, đi tới, rồi trở lui.
Tứ mà tiến lên, gặp trở ngại; mà trở về gặp được chỗ liên hợp, âm gặp dương ở dưới (Tứ ngộ Tam).
Tứ, nếu biết thối lại giao kết với Tam bên mình, thì Tam sẽ còn dẫn theo nhị âm để thêm vây cánh, lập thành đảng lớn! việc cần phải làm để chống nạn Kiển. Lên, thì hư vì tiến sâu vào hiểm trạng.
2.3.5. Hào Cửu Ngũ
Đại kiển, bằng lai
九 五:大 蹇 朋 來。
Tại sao lại gọi là “Đại Kiển”? Là bởi Cửu Ngũ là hào chí tôn, lại ở giữa “Khảm hiểm” nữa, thì nguy hiểm không biết chừng nào! Đó, chẳng qua là một cột đá đứng giữa dòng sông mạnh, một cội cây to đứng sững giữa trận gió thu, dù Ngũ có tài dương cương đến đâu, cũng khó thoát khỏi tai họa to của thời Kiển!
May, là Ngũ được có Nhị có đức trung chánh sẵn lòng giúp cho, ắt còn dẫn thêm bè bạn đến tiếp giúp Ngũ khá đông! Tự mình đắc trung đắc chánh lại có được bạn trung chánh giúp mình, thật là điều đáng mừng hết sức! (bằng lai 朋 來).
Tuy nhiên, Ngũ dù là dương cương có tài, nhưng mà chung quanh những kẻ giúp Ngũ, trừ Tam là hào dương cương, còn thì đều là âm nhu như Sơ, Nhị, Tứ nhu nhược bất tài, chỉ có một mình Ngũ là dương cương đắc trung đắc chánh trỗi hơn hết, thì làm sao làm nên công nghiệp phi thường? Cho nên, hào từ không có chữ “Kiết”, chữ “Khánh” gì cả!
Phải chăng ý của Thánh nhân thật là thâm sâu viễn lự thế nào! Chỉ có 2 chữ “bằng lai 朋 來” mà thôi! Mà đó là những hạng “bằng” nào? Nếu “bằng” là những kẻ bằng mình thì không sao, vì “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, rủi mà những “bằng hữu” này lại quá tầm thường, thì nhiều mà làm gì? chỉ nhiều ăn hại thôi, chứ có giúp ích gì cho Ngũ.
XEM THÊM:Quẻ 38 – Hỏa Trạch Khuê
2.3.6. Hào Thượng Lục
Vãng kiển, lai thạc, Kiết, lợi kiến đại nhân.
上 六:往 蹇,來 碩,吉,利 見 大 人。
Kể về tài, thì đâu bằng Cửu Tam, Kể về đức thì đâu bằng Cửu Ngũ, còn kể về âm nhu thì đâu bằng Sơ, Nhị, Tứ. Nhưng cớ sao các hào không có hào nào được chữ Kiết, mà chỉ có Thượng Lục là được “Kiết”?
Là vì Thượng Lục ở vào thời Kiển lúc cùng cực của Kiển nạn, mà hễ “vật cực tắc phản”, “vật cùng tắc biến”, mà “biến tắc thông”, “thông tắc cữu”.
Như trên đã nói: thời Kiển, “lợi kiến đại nhân”, có lợi mà tìm được những bậc Thầy để thờ! bậc Thánh nhân để mà thọ giáo! Nay Thượng đã được có bậc Thầy, lại là bậc tôn quý (hào Cửu Ngũ), và toàn quẻ, chỉ có hào Ngũ này là tài đức vẹn toàn, lỗi lạc nhất! Vậy thời “vãng kiển” nên trở lại quay về bậc cao lớn nhất, để cả tâm chí vào đó, một lòng tùng phục bậc đại quý ấy (dĩ tùng quí dã 以 從 貴 也).
3. Quẻ Thủy Sơn Kiển là quẻ HUNG hay quẻ CÁT?
Kiển là bế tắc, gian nan, cho nên ở chữ, thì Kiển là khập khiễng; ở quẻ thì trên là Khảm, là nguy hiểm; dưới là Cấn, là núi, là dừng lại. “Kiển” có nghĩa là “khó”, chân không thể bước lên, đi đường gian khó, vì vậy có hình tượng “bùn, tuyết đầy đường”. “Vũ: mưa, “tuyết”: băng tuyết, “Mãn”: đầy, “Đồ”: đường. “Vũ tuyết mãn đồ” là chuyện một người đi đường, đi đến nửa đường, trời đổ cơn mưa, tuyết rơi đầy đường, bùn lầy khó đi, vô cùng gian khổ. Kẻ gieo phải quẻ này có điềm “Mưu sự không đúng”.
Như vậy Quẻ Thủy Sơn Kiển có điềm “Mưu sự không đúng”, là một trong các quẻ hung kinh dịch. Quẻ Kiển chỉ thời vận khó khăn, nhiều trắc trở, công việc khó thành, sự nghiệp suy bại. Tài vận không có, lâm vào hoàn cảnh túng quẫn, gian nan, kiếm tiền khó khăn. Thi cử khó đỗ. Xuất hành bất lợi, quay về thì hơn. Kiện tụng thất bại, nghề nghiệp khó thành. Cần phải lắng nghe ý kiến nhiều người khuyên bảo. Cần phải tìm người có quyền thế làm chỗ dựa mới mong thoát nạn. Tình yêu rối rắm, nhiều trở ngại, Hôn nhân tan vỡ.
4. Ứng dụng quẻ Thủy Sơn Kiển trong đời sống
- Ước muốn: Sẽ không trở thành hiện thực được.
- Hôn nhân: Không có duyên phận với nhau. Tốt nhất hãy tìm người khác. Có khả năng gặp phải cuộc tình nhiều mặt.
- Tình yêu: Rắc rối và thất bại.
- Gia đạo: Nghèo khổ, đau buồn và thiếu tình cảm gắn bó giữa mọi người trong nhà. Phải hết sức cố gắng để đảo ngược dòng triều bất hạnh đó.
- Con cái: Con cái sẽ gây ra vất vả và khổ đau cho cha mẹ. Thêm nữa, chẳng cổ tình cảm nào giữa cha mẹ và con cái. Thai nghén: con trai. Có khả năng sẽ bị sinh khó.
- Vay vốn: Thất bại.
- Kinh doanh: Nhiều khó khăn, với kết quả là lỗ lã hay thất bại. Tốt nhất hãy tạm ngưng.
- Thị trường chứng khoán: Giá cả tiếp tục giảm đến thảm hại.
- Tuổi thọ: Bệnh hoạn và yếu đuối. Có khả năng bị đoản thọ. Phải hết sức cố gắng kiềm chế bản thân.
- Bệnh tật: Nghiêm trọng và nguy hiểm. Sẽ bình phục nhờ biết chăm lo tịnh dưỡng. Chứng viêm phúc mạc và những bệnh liên quan đến thận, gan và vùng ngực.
- Chờ người: Sẽ không đến.
- Tìm người: Thất vọng và nghèo đói đã khiến người này bỏ đi. Có khả năng gặp nguy hiểm. Nếu trong vòng năm tháng mà không tìm được người này, khi đó sẽ không còn hy vọng. Hãy tìm ở hướng bắc hoặc hướng đông bắc.
- Vật bị mất: Đã bị đặt lầm hay đã bị lẫn lộn vào trong vật nào đó. Nhẫn nại thì sẽ tìm được. Hãy tìm ở hướng bắc hay hướng đông bắc.
- Du lịch: Khó khăn dọc trên đường đi.
- Kiện tụng và tranh chấp: Khó khăn và tốn thời giờ.
- Việc làm: Vô phương hy vọng trong lúc này.
- Thi cử: Những câu hỏi khó và điểm kém.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyến môn hay chỗ làm: Bất lợi. Hãy chờ dịp khác.
- Thời tiết: Thời tiết xấu liên tục.
- Thế vận: đang suy, mọi việc trắc trở, bệnh tật triền miên, u buồn.
- Hy vọng: khó thành.
- Tài lộc: tiền bạc thiếu thốn, khó kiếm tiền.
- Sự nghiệp: thất bại
- Nhậm chức: không xong
- Nghề nghiệp: chuyển nghề thì bất lợi.
- Tình yêu: tan vỡ giữa chừng.
- Hôn nhân: khó thành.
- Đợi người: họ không đến.
- Đi xa: ra đi bất lợi
- Pháp lý: kiện tụng thất bại.
- Sự việc: chưa có cách giải quyết.
- Bệnh tật: nặng lên.
- Thi cử: không đạt.
- Mất của: không tìm được.
- Xem người ra đi: không nên đi chuyến này, vì nguy hiểm.
5. Lời kết
Trên đây là ý nghĩa luận giải và ứng dụng của quẻ Thủy Sơn Kiển. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: