Tứ linh trong tử vi vẫn luôn là một chủ đề được mọi người quan tâm đến hàng ngày. Mỗi sao lại mang một ý nghĩa khác nhau và để hiểu rõ hơn ý nghĩa, biểu tượng đặc trưng của từng sao hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tham khảo qua bài viết dưới đây.

1. Tứ Linh trong Tử vi là gì?

Tứ linh trong tử vi gồm bốn linh vật đem lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Đại diện cho bộ tứ linh là 4 sao gồm: Long Trì, Phượng Các, Bạch Hổ, Hoa Cái. 

Tứ linh trong Tử vi

Những linh thần này bắt nguồn từ Trung Quốc “sáng tạo” ra dựa trên các chòm sao. Các linh thần này được gọi tên dựa trên các nguyên tố cấu thành nên trời đất: đất, nước, lửa, gió.

1.1. Long Trì 

Long hay còn gọi là rồng – đây là một trong những linh thú quan trọng của đắc tứ linh trong tử vi. Rồng đại diện cho trời cao, sở hữu uy lực to lớn, có thể xoay chuyển càn khôn và vận mệnh của những ai sở hữu chúng.

Long trì – Đại diện trời cao

Đặc biệt đối với những người kinh doanh buôn bán, việc lựa chọn rồng như linh vật phong thủy chưng trong nhà sẽ mang đến nhiều may mắn cũng như thuận lợi. Ngoài ra, trong phong thủy, rồng còn giúp gia chủ có một cuộc sống êm đẹp, gia đình thuận thảo.

Tóm lại, Long Trì được hiểu là canh gác, bảo vệ, trấn ngự. Theo tướng số, những người may mắn được sao này chiếu mệnh sẽ có cốt cách như một vị vua chúa, tôn thượng thời xưa. Trong ngũ hành, Long Trì thuộc hành Thủy, Đài Cát Tinh.

1.2. Phượng Các 

Phượng là tên gọi tắt của loài chim Phượng Hoàng, một loại chim quý hiếm thể hiện cho sự quyền quý. Các được hiểu là nơi để ở rộng lớn đẹp đẽ. Phượng Các chính là nơi ngự trị của nhà vua. Sao này thể hiện cho công danh và phú quý lâu dài.

Phượng Các – Tướng mạo phi phàm

Sao Phượng Các cũng gần giống với ý nghĩa như của sao Long Trì. Nó đều chỉ bạn là người có nhan sắc, tướng mạo cao sang. Con đường học vấn rộng, tính cách ôn hòa, hiền hậu thích lắng nghe, bản tính thiện hay giúp người. Đường công danh tài lộc cũng rất tốt.

1.3. Bạch Hổ

Sao Bạch Hổ hay còn là Phụ Tinh, đứng thứ 9 trong 12 sao của vòng sao Thái Tuế. Trong ngũ hành, Bạch Hổ thuộc hành Kim được xếp vào hàng Bại Tinh, thuộc Bắc Đẩu Tinh. Những người được sao này chiếu mệnh dễ gặp tai nạn bất ngờ, đau ốm bệnh tật dai dẳng, đầy rẫy thị phi, ít gặp may mắn.

Bạch Hổ – Phụ Tinh thuộc vòng Thái Tuế

Ngoài ra Bạch Hổ không chỉ là một sao của bộ Tứ linh trong lá số tử vi mà nó còn là một trong 6 sao Lục Bại tinh gồm: Đại Hao – Tiểu Hao –  Tang Môn – Bạch Hổ – Thiên Khốc – Thiên Hư.

1.4. Hoa Cái

Hoa Cái xếp vào loại Cát Tinh, thuộc hành Kim. Đây là biểu tượng của uy quyền và sự cao quý. Những người được sao này chiếu thường thấy có vẻ ngoài cao sang quyền quý, tướng mạo và công danh sự nghiệp vô cùng đặc biệt khác với các chòm sao khác. 

Hoa Cái – Uy quyền

Chính vì ý nghĩa đó nên người sở hữu Hoa Cái thường có vẻ bề ngoài thanh cao và đài các. Dễ thu hút được sự chú ý, ánh mắt dõi theo của mọi người khi đứng trong đám đông. Vậy nên được rất nhiều người yêu thích, theo đuổi.

Con đường công danh sự nghiệp của chòm này cũng được người đời ngưỡng mộ, trọng vọng. Khi đi cùng với 3 sao còn lại của bộ tứ linh trong tử vi sẽ làm chủ về quyền uy và chức vị. Bởi vậy nên được người đời ngưỡng mộ cả về nhan sắc và quyền thế.

Xem thêm về: Tứ linh trong lá số tử vi gồm các tinh diệu nào?

2. Ý nghĩa của bộ Tứ linh trong tử vi lá số

Mỗi linh thú sẽ mang một ý nghĩa và sức mạnh riêng, sẽ đại diện cho từng nhóm mệnh riêng biệt. Vậy khi nào thì người ta nên chọn tứ linh trong tử vi để chưng dụng? Sao tứ linh chiếu mệnh là như thế nào và có ảnh hưởng ra sao?

2.1. Đối với người tuổi Âm

Đối với người tuổi âm, bạn cần xem xét mình thuộc mệnh Khốc hay Phượng. Cung mệnh gặp được Phượng là tốt, gặp Khốc thì tính khá bạo. Ngoài mệnh bạn cần phải xét Quan Phù Long Trì, hai sao này thường đi với nhau. 

Nhưng Quan Phù có nghĩa là kiện tụng, gặp Quan Phù Long Trì sẽ vướng mắc nhiều thị phi hơn. Bên cạnh đó, Long Trì còn mang nghĩa là giếng, đi với Âm Dương là rất xấu, khó có thể bứt phá được bản thân.

2.2. Đối với người tuổi Dương

Tứ linh trong tử vi lá số thường chỉ xét cho tuổi âm, tuy nhiên nếu may mắn có được Phượng xung thì cũng sẽ có những lợi thế nhất định. Những người phạm tới Tuế Đà là một điềm xấu, bởi Tuế Đà thiết kỵ với Dần Thân. Họ thường là những người thích lôi kéo người khác vào những chuyện không đâu.

Xét qua tử vi và Thiên Phủ, tử vi tốt thì vận tốt, tử vi xấu thì vận kém. Tứ Linh sẽ phản tác dụng khi gặp Không Kiếp vì Không Kiếp là thái độ quan điểm còn Phượng Các là sự dâng hiến, ngưỡng mộ. Tính cách tốt đẹp của Tứ linh gặp nạn hoặc là con dê tế thần hoặc là con ếch chết vì tiếng kêu và Phượng Các Không Kiếp là sự dâng hiến cho các lý tưởng xấu xa.

Tứ linh trong tử vi xem lợi cho tính cách, Khoa Quyền Lộc thành công xem đáp số và Sát Tinh Kình Đà. Hỏa Linh Không Kiếp để bền lâu được cần Khoa Quyền Lộc, để hoạch phát lớn cần có Sát Tinh Kỵ Hình. Có nhiều người không có Tứ linh nhưng gặp được Khoa Quyền Lộc cũng sẽ trở nên thành công vang dội.

Ý nghĩa của bộ Tứ linh trong tử vi lá số

2.3. Người hội đủ 4 sao của bộ Tứ linh trong tử vi có đặc điểm gì?

Những người hội tụ đủ tứ linh thần của bộ Tứ linh trong tử vi là một điều hết sức may mắn, bởi đây là một trong những trường hợp hiếm.

Phần lớn họ đều là những bậc quân tử đúng nghĩa, sống và làm việc có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng, luôn phấn đấu và nỗ lực hết mình. Vì vậy, họ được mọi người xung quanh đặt niềm tin sự kính trọng. Khi gặp phải vận hạn trắc trở trong cuộc sống, họ vẫn dễ dàng vượt qua khó khăn mà không bị tác động bởi những điều xấu. Nhờ có Hổ và Phượng chiếu mà vận hạn sẽ được giảm đi phần nào hoặc có thể biến mất.

Họ khá may mắn khi hội tụ được những gì ưu tú nhất và vận may cũng đến rất nhiều. Để hội tụ đủ 4 sao của bộ Tứ linh trong tử vi, bạn phải tích đức ngàn đời chứ không phải là ai cũng có được.

3. Tứ linh ứng dụng như nào trong phong thủy học?

Tứ linh trong phong thủy học thường được áp dụng để xem địa thế các khu đất với những yêu cầu cụ thể sau: 

  • Dáng hình thanh tú. Nếu là núi thì có cỏ cây tươi tốt rậm rạp, thanh nhã, tú lệ. Nếu là thủy thì trong xanh, uốn khúc, đầy đặn. Hơn nữa, giữa Tứ linh phải có sự tương hỗ “Long hổ ủng hộ, sơn thủy hữu tình”. Nếu không đáp ứng được thì khó có thể tàng phong tụ khí. 
  • Hai là thần thái sinh động thuần phục. Cố chủ hữu tình, tả hô hữu ứng, tiền triều hậu ủng, có đi có về thì đây là đất tốt mang lại khí tài cho gia chủ. 
  • Còn những nơi mang địa thế có tứ linh xung đột, quay lưng với nhau là tứ hung tượng, khiến người chủ ở đó gặp nguy nan, họa dữ và tai ương. 
Ứng dụng Tứ linh thần vào phong thủy

Trong ứng dụng bài trí phòng làm việc áp dụng các nguyên tắc sắp xếp sau để gia trạch làm ăn phất lộc, thuận buồm xuôi gió:

  • Nguyên tắc điểm tựa Huyền Vũ (điểm tựa vững trãi hiểu như là đòn bẩy)
  • Nguyên tắc Minh Đường (hay không gian thoáng rộng)
  • Nguyên tắc Long Trì cao, Bạch Hổ thấp, bên trái cao hơn bên phải (phái nữ thì sắp ngược lại)
  • Kích hoạt cung tài lộc: đặt một vật có năng lượng động vào bên trái (cây cảnh tươi tốt có nhiều lộc, đồng hồ, máy tính, mèo vẫy tài lộc…)
  • Kích hoạt cung quan hệ: đặt một vật hành thổ bên phải (thạch anh, thủy tinh, bình gốm…)

4. Kết luận

Bộ tứ linh trong tử vi, mỗi linh thần sẽ mang một sức mạnh và ý nghĩa riêng, đại diện cho từng nhóm mệnh riêng biệt. Cung mệnh của ai có tứ linh chiếu là bậc chính nhân quân tử, đinh cường, có lý tưởng, gặp thời và dễ đạt công danh trong cuộc sống, làm ăn thuận lợi hợp với sở nguyện, dù là bậc thấp trong xã hội cũng được trọng vọng.

Đến đại vận mà gặp Tứ Linh (tam hợp Thái Tuế) là gặp vận hội tốt, làm ăn thuận lợi và ngay chính, được trọng vọng, ăn nên ngồi trước dù gặp hoàn cảnh nào (ngay cả khi gặp tai ương).

Đừng quên nhanh tay cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại di động để cập nhật tin tức về: Tướng số, Phong thuỷ, Tử vi mỗi ngày nhé: