Văn khấn Phủ Tây Hồ linh thiêng chi tiết và đầy đủ nhất? Phủ Tây Hồ tại sao lại nổi tiếng đến thế? Gia chủ sắm lễ như thế nào? Đối với tín ngưỡng thờ Mẫu, phát triển nhất là vùng miền Đồng Bằng Bắc Bộ vậy nên thường người miền Bắc rất hiểu và tín về Đạo. Tiếp tục giới trẻ, măng mọc truyền thừa nhưng quan trọng là học lễ nghi cơ bản, điều đầu tiên là văn khấn và lễ bái vì vậy Thăng Long Đạo Quán cùng các bạn học hỏi khấn sao cho trọn vẹn.
1. Lịch sử, ý nghĩa của Phủ Tây Hồ? Mẫu Liễu Hạnh là ai?
Phủ Tây Hồ an tọa tại vị trí thôn Tây Hồ, trước là đất một làng cổ của kinh thành Thăng Long nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Được mệnh danh chốn linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Phủ Tây Hồ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh một trong Tứ Bất Tử gồm có Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh Thánh Mẫu. Là vị Thánh Thần Chủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có từ lâu đời và khá độc đáo tại Việt Nam.
Tục truyền rằng Bà là Quỳnh Hoa Công Chúa – con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Đại Đế vì làm rơi vỡ ly ngọc quý nên đày xuống trần gian. Xuống hạ giới nàng vân du khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại và phát hiện ra nơi đây sơn thủy hữu tình đành bèn lưu lại mở quán nước làm văn chương là vui thú cùng thiên nhiên huyền ảo. Người tiên nữ ấy ngang dọc một vùng trời giúp dân giúp nước an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái và sát quỷ trừ tà. Đến triều Nguyễn Bà được nhà vua phong là Mẫu Nghi Thiên Hạ một trong Tứ Bất Tử Việt Nam.
Dựa theo truyền thuyết xa xưa kể rằng, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ hai của Công Chúa Liễu Hạnh và trạng nguyên Phùng Khắc Khoan. Như tiền duyên trời định, Phùng Khắc Khoan trong lúc chèo thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp bèn ghé quán Tiên Chúa. Cùng nhau làm thơ Tây Hồ ngự quán mà nay còn lưu truyền mãi. Tiên Chúa ở đây bao lâu thì không một ai hay, đến khi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan quay lại không thấy Nàng đâu nên bèn lập Đền thờ người tri âm để nguôi ngoai nỗi nhớ. Xuất xứ của Phủ Tây Hồ ly kì và huyền diệu nhẹ nhàng là thế.
Ý nghĩa với tín ngưỡng tâm linh của người Việt chúng ta không thể dùng câu từ hoa mỹ nào để tả được hết. Theo như lịch sử được ghi chép lại không chỉ là truyền thuyết có thật mà là sự hy vọng, là niềm tin bất diệt từ thế hệ này sang thế hệ khác, các cụ đi trước và các con cháu theo sau nối tiếp, để vực dậy tiếp tục truyền đạo cho đến khi mãn chiều xế bóng. Các cụ ta đấu tranh bằng sự hy sinh trong thời kỳ chống Pháp để giữ gìn bản sắc tín ngưỡng, thế hệ trước ngã xuống con cháu đứng lên tiếp tục bảo vệ niềm tin và cội nguồn đất Việt, không có công lao của ông, bà cha mẹ ta thì làm sao tín ngưỡng thờ Mẫu và Đền, Phủ tồn tại đến ngày hôm nay!
Nói về Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay còn gọi là Liễu Hạnh công chúa là Thần Chủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Bà còn được gọi rất nhiều hiệu danh như: Bà Chúa Liễu, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên hay Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên,…Theo truyền thuyết dân gian, Bà giáng trần 3 lần. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân. Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương và cuối cùng quy y cửa Phật theo lối bán tu rồi thành đạo là Mã Vàng Bồ Tát. Vì Bà là Thần Chủ Tam, Tứ Phủ nên khắp miền Bắc Bộ đều có nơi thờ Bà.
Theo như sử sách ghi lại Bà giáng trần ba lần:
- Lần thứ nhất, Mẫu giáng trần tại Phủ Quảng Cung xã Yên Đồng
- Lần thứ hai, Bà giáng trần tại Phủ Dầy đất Nam Định
- Lần thứ ba, Thánh Mẫu giáng trần tại Đền Sòng Sơn tỉnh Thanh Hóa
Nếu muốn biết rõ hơn, ta có thể cùng đàm đạo nói chuyện với Thanh Đồng Đạo Quan để được chia sẻ và học hỏi nhiều hơn.
2. Phủ Tây Hồ thờ các vị Thánh nào?
Quần thế kiến trúc Phủ Tây Hồ gồm có các khu vực đó là Phủ Chính, Điện Sơn Trang và Lầu Cô, Lầu Cậu. được lần lượt bố trí từ trong ra ngoài. Kiến trúc được xây dựng theo nét phong kiến xưa gồm 3 nếp tam quan nên vừa thuận tiện để cúng bái và tăng thêm sự trang nghiêm. Lớp Tam phủ là lớp đầu tiên rồi đến Cung Tam Tòa và lớp cuối cùng là Cung Tam Tòa Thánh Mẫu.
Hậu cung chính là nơi đặt Tam Tòa Thánh Mẫu, nhất là Thánh Mẫu Liễu Hạnh mặc áo đỏ tượng trưng cho Thiên Phủ an tọa tại giữa, bên trái Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn mặc áo xanh tượng trưng cho Nhạc Phủ và phía bên phải Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ mặc áo trắng tượng trưng cho miền sông nước.
Gian ngoài sẽ là nơi thờ Vua cha Ngọc Hoàng Đại Đế và Quan Nam Tào – Bắc Đẩu. Tiếp tục là cung thờ Quan Hoàng Bẩy trấn đất Bảo Hà Sơn và Quan Hoàng Mười trấn thủ Nghệ An. Tiếp tục đến Điện thờ Sơn lâm Sơn trang tối linh nhất là Chầu Lục và Chầu Bé cầm quyền 94 Châu Thổ là nơi quê nhà. Du khách sẽ được thấy kiến trúc tượng Ngũ Hổ và hai Ông Lốt tượng trưng cho Thanh Xà và Bạch Xà đặc trưng của Điện, Đền và Phủ Việt Nam.
Thờ đặc trưng cơ bản của Công Đồng Tam, Tứ Phủ anh linh từ hệ thống cao nhất:
- Vua Cha Ngọc Hoàng Đại Đế và Quan Nam Tào – Bắc Đẩu.
- Vua Cha Bát Hải Động Đình.
- Tam vị Chúa Mường – Tứ Phủ Chúa Bà.
- Ngũ vị tôn Quan.
- Tứ phủ Chầu Bà.
- Tứ Phủ Thánh Hoàng.
- Tứ Phủ Thánh Cô.
- Tứ Phủ Thánh Cậu.
- Ngũ vị ông Hổ.
- Ông Lốt.
Ví dụ đặc trưng Đền, Phủ thường thấy có Tứ Phủ Thánh Cô: Cô Cả Thượng Thiên, Cô Đôi Thượng Ngàn, Cô Ba Thoải Phủ, Cô Tư Ỷ La, Cô Năm Suối Lân, Cô Sáu Sơn Trang, Cô Bảy Kim Giang, Cô Tám Đồi Chè, Cô Chín Cửu Tỉnh, Cô Mười Đồng Mỏ,… Hàng Chúa, Hàng Quan, Hàng Chầu, Hàng Hoàng,… thường có các vị Thánh khác nhau và được phụng thờ chính cung tại mọi vị trí trên miền Đồng Bằng Bắc Bộ.
Xem thêm: Giải mã Tiệc Tứ Phủ
3. Cách sắm lễ và dâng lễ khi đi Phủ Tây Hồ
3.1. Cách sắm lễ ở Phủ Tây Hồ
Lễ thông thường như ngày mùng 1 và ngày rằm âm lịch, gia chủ nên mua: hoa tươi, quả mới, trầu cau, đinh lễ tiền vàng, gói bánh, gói kẹo, hộp thuốc lá hoặc thêm xôi giò và một con gà tùy theo từng mỗi gia chủ.
Cũng có thể sắm oản thờ được trang trí sẵn bằng bánh kẹo hoặc bạn có thể lựa chọn mua tráp thờ dâng lên để trang trí cho Phủ thêm tố hảo đàn tràng.
Khi đi Đền, Phủ sắm lễ thì thường thiên biến vạn hóa, phú quý sinh ra lễ nghĩa nên mong các gia chủ đừng hoang mang hay đề tâm quá vào vấn đề mua lễ, đơn giản có thể nói một bình hoa thơm cũng là lễ hay một bát nước cơi trầu cũng là lễ, tất cả quan trọng nằm ở tâm bạn. Thật tâm thật tính dù lễ nghi có ít hay dù có ít giọt dầu dâng lên, các Ngài đều chứng tâm và phù hộ cho các bạn.
3.2. Cách dâng lễ tại Phủ
Phủ to Đền lớn thì thường rất nhiều gia chủ hoang mang không biết đặt lễ tại đâu, hãy theo chỉ dẫn của thủ nhang hay của các cô chú chắp tác tại Đền. Nhìn những người đi trước và đặt lễ theo họ. Đặt tại vị trí trống, không có đồ trang trí thờ cúng.
Lưu ý: Dâng lễ tại vị trí Thủ nhang chỉ định hoặc bày biện nơi ban bệ thấp nhất và trống nhất. Không được trèo lên và bày biện lễ như thế là xúc phạm đến các vị Thánh. Nên nhìn người trước đi vào bày ở đâu thì hãy bày theo tại đấy hoặc hỏi Thủ nhang Đồng Đền để có vị trí chính xác không sai lệch nhất là tại nơi linh thiêng.
Ngoài ra có hai ngày lễ đặc biệt nhất tại Phủ Tây Hồ là mùng 3/3 và 13/8 âm lịch, tức là ngày giỗ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đến ngày lễ Phủ thường tổ chức các lễ hội như rước kiệu và hát chầu văn. Gia chủ nên nhớ những ngày này đến lễ bái thành tâm tưởng nhớ đến Mẫu.
4. Văn khấn Phủ Tây Hồ – Tâm Linh Đất Việt!
Văn khấn đi Phủ Tây Hồ thì nên khấn một bản văn riêng để tưởng nhớ kính trọng và cầu an cho chính bản thân:
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Hương tử chúng con kính lạy:
– Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”
– Mẫu Đệ nhất thiên tiên!
– Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!
– Mẫu Đệ tam thủy cung!
Hương tử con là: …………………………………………………………………….
Ngụ tại: ……………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày: ……………………………………………………………………
Tại: Phủ Tây Hồ phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ.
Thành tâm kính dâng lễ vật: ……………………………………………………….
Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý….
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu!
Đây là bản văn khấn tại Phủ Tây Hồ hay sử dụng và dễ nhớ nhất dành cho ai không có thời gian hay cho các bạn trẻ đang tìm hiểu và có đam mê đi lễ. Nếu ai mong muốn có bản văn khấn dài hay cổ hơn ta có thể tìm hiểu hay học hỏi thêm từ các Thanh Đồng Đạo Quan.
5. Cách hạ lễ và những lưu ý khi đi Phủ Tây Hồ
Sau khi khấn vái hết các cung các cửa tại Phủ và chờ hết một tuần hương chúng ta có thể hạ lễ. Trước khi hạ lễ các gia chủ nên quỳ lạy ba lễ xong lấy vàng mã đinh vàng, tiền đã dâng lên mang đi hóa. Hóa từ mã vàng dâng lên ban công đồng trước rồi hóa vàng mã các cung các cửa khác sau. Sau khi hóa xong chúng ta quay lại hạ lễ thực quả.
Lưu ý khi đi Phủ:
– Đối với trang phục: Ăn mặc nghiêm trang, kín đáo, ví dụ như không mặc quần và váy ngắn hay là mặc áo hai dây hở hàng. Nên nhớ những chỗ linh thiêng cần ăn mặc lịch sự chỉn chu.
– Đối với cử chỉ, hành động và lời nói: Đối với Đền và Phủ là chốn tâm linh đầy linh thiêng bạn cần nhất đó là sự trật tự không cười đùa tránh gây ồn ào mất trật tự. Không hành động lỗ mãng nhất là hành động sờ mó và bạo lực, không ăn cấp đồ dùng cá nhân của người khác. Quan trọng là không chửi tục và chửi bậy, tránh tai bay vạ gió và không chỉ chỏ thẳng tượng Thánh nói ra nói vào. Bạn cần nên nhớ khi bước vào cửa chốn tâm linh, bạn làm sai một ly là đi một dặm, hãy cẩn thận trong mọi hành động và cử chỉ tránh rước họa vào thân.
6. Lời kết
Trên đây là bản văn khấn Phủ Tây Hồ đơn giản, hay sử dụng nhất và đây là những kiến thức Thăng Long Đạo Quán rút ra kinh nghiệm bản thân khi có duyên được đi lễ Đền hay được học hỏi thêm từ các Cụ thủ nhang Đồng đền lớn.
Thăng Long Đạo Quán cảm ơn quý anh chị đã đón đọc nội dung này. Kính chúc quý anh chị vạn sự lành, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, nhà nào phúc đó, người nào lộc đó, đắc tài sai lộc, toàn gia trung đắc sinh khí vượng thiên y tọa tài lộc.
Ngoài ra bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức tâm linh hàng ngày. Chúc các gia chủ một ngày bình an.
Các bài viết khác liên quan: