Cách bố trí bàn thờ ông Địa trong nhà và nơi kinh doanh như thế nào là đúng chuẩn và hợp phong thủy để đón lộc? Chắc hẳn việc này được rất nhiều người quan tâm. Vậy để tìm ra lời giải đáp chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất, xin hãy cùng đến đọc những chia sẻ với bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán.
1. Tại sao nên thờ ông Địa trong nhà?
Cha ông ta từ xưa đã hình thành truyền thống thờ cúng ông Địa và cả thần Tài. Dân gian tin rằng thờ cúng những vị thần này mang lại may mắn, giữ nhà, giữ của mà còn.
Phong thủy học tin rằng, bàn thờ được đặt sát đất sẽ hỗ trợ ông địa nắm bắt được tình hình của gia chủ. Từ đó dễ dàng giữ của, giúp gia đình làm ăn phát lộc, phát tài.
Tuy nhiên, gia chủ cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định trong việc trang trí, bố trí bàn thờ ông địa nhằm mang lại cuộc sống sung túc cho gia đình.
2. Chọn hướng đặt bàn thờ ông Địa
Nguyên tắc khi đặt bàn thờ Thần tài Ông địa là phải đặt ở vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách. Có 2 hướng đặt mà gia chủ có thể lựa chọn để đặt bàn thờ: Một là đặt theo hướng đón lộc bên ngoài vào nhà. Hoặc là đặt theo hướng tốt với chủ nhà.
Ngoài ra, quý vị có thể đặt bàn thờ ông Địa theo ngũ hành mệnh cục của bản thân. Dưới đây là một số hướng tốt để đặt bàn thờ:
- Mệnh Kim có các hướng tốt sau : Đông Bắc (Diên Niên), Tây Bắc (hướng sinh khí), Tây Nam (Thiên y).
- Mệnh Mộc có các hướng tốt sau : Tây Bắc (Diên niên), Đông (Diên niên), Đông Nam ( Phục vị).
- Mệnh Thủy có các hướng tốt sau : Tây (Diên niên), Tây Nam (Sinh Khí), Tây Bắc (Thiên Y), Đông Bắc (Phục Vị).
- Mệnh Hỏa có các hướng tốt sau : Nam (Sinh khí), Đông Nam (Diên niên), Bắc (Thiên y), Đông (Phục Vị).
- Mệnh Thổ có các hướng tốt sau : Đông Bắc (Diên Niên), Đông Nam (Phục vị).
Khi đặt bàn thờ thì lưng bàn thờ ông Địa bắt buộc phải đặt dựa vào tường hoặc những vị trí vững chắc.
Trong nhiều trường hợp, có thể bố trí bàn thờ ông Địa thần Tài ở hướng xoay chéo 45 độ so với tường bị góc tường đâm vào lưng bàn thờ. Khi đó, để làm vững lưng bàn thờ thì phía sau lưng cần có bức vách che góc nhọn của tường hoặc những đồ trang trí như lọ lộc bình…
3. Cách bố trí bàn thờ ông Địa
3.1. Bàn thờ ông Địa cơ bản
Một bàn thờ ông Địa thông thường cần tuân theo các quy tắc phong thủy lẫn truyền thống dân gian dưới đây. Chúng tôi sẽ giới thiệu luôn cách bố trí ông Địa, thần Tài bởi hai vị này thường xuyên xuất hiện cùng nhau trong bàn thờ nhiều hộ gia đình và các địa điểm kinh doanh.
Trước hết, gia chủ cần chuẩn bị các vật phẩm ở bàn thờ cơ bản gồm: Bát hương, hũ gạo, hũ muối và bát nước, tô sứ.
- Hai bên bàn thờ: bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào sẽ là vị trí đặt ông Thần tài và bên phải sẽ là vị trí đặt ông Địa.
- Bát hương: Giữa tủ thờ hai ông, để tránh bát hương bị động người ta dùng keo để gắn vào tủ thờ. Bát hương này khi bốc phải chọn ngày tốt và tuân thủ theo một số tập tục nhất định. Nếu trong quá trình lau chùi, thờ cúng bát hương bị xê dịch sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia chủ.
- Hoa và trái cây: lọ hoa thường được đặt ở phía tay phải, đĩa trái cây đặt ở bên trái (Theo phong thủy thì Đông bình – Tây quả ). Tức là phía Đông đặt bình hoa còn phía Tây đặt hoa quả.
- Yêu cầu khi thắp nhang: Gia chủ cần rót 5 chén nước xếp theo hình chữ thập – mang ý nghĩa ngũ hành sản sinh, phát triển. Ý nghĩa khác thì 3 chén thể hiện cho sự tôn kính và thành tâm của gia chủ. Còn 2 chén còn lại là đại diện cho bà cô ông mãnh và tổ tiên.
- Ngoài ra, Phía ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên sử dụng một chiếc tô sứ thật đẹp, lòng nông và đổ đầy nước sau đó rải đều những bông hoa lên trên mặt nước (Minh Đường Tụ Thủy giúp tụ phúc khí tài lộc vào nhà theo quan niệm trong phong thủy).
3.2. Các vật phẩm khác có thể đặt trên bàn thờ
Trên bàn thờ ông Địa cũng có thể xuất hiện các vật phẩm, tượng thờ các vị thần thánh khác tùy theo tài chính và quan niệm hoặc niềm tin tôn giáo của gia chủ.
- Tượng Phật Di Lặc hay các câu chú Phạn Tự – tượng trưng cho cơ quan chủ quản của các Thần: Nhiều quan niệm dân gian tin rằng các vị Phật hơn các thần như ông Địa một bậc. Có thể đặt tượng Phật ở trên nóc bàn thờ. Nhiều quan niệm cũng tin rằng mục đích việc này để quản lý các Thần không cho làm điều sai trái.
- Tượng ông Cóc: Thường ban sáng nên quay đầu ra, tối quay đầu vào để rước lộc vào nhà.
- Có thể đặt tỏi giúp Ông Địa trừ bài “đạo chích vong binh”, chống các Tà Sư làm ác, phá hoại bàn thờ bằng Bùa chú, Ngải. vậy nên gia chủ cũng có thể đặt kèm một đĩa tỏi có 5 củ còn tươi nguyên đẹp hoặc bó tỏi khi bố trí bàn thờ ông Địa.
4. Lưu ý trong bày trí bàn thờ ông Địa
Một số những sai lầm hoặc những kiêng kỵ mà gia chủ hoặc người chủ cửa hàng kinh doanh cần nắm khi bố trí bàn thờ ông Địa.
- Chọn tượng Thần Tài – Thổ địa không cẩn thận. Kỵ nhất là tượng sứt mẻ sẽ mất linh, mất lộc.
- Khi mua bát nhang, tượng ông thần về không lau chùi kỹ trước khi đặt lên bàn thờ.
- Quên lau chùi thường xuyên bàn thờ, để vật nuôi quấy phá làm mất đi sự trang nghiêm, linh thiêng.
- Khi đã lập xong bàn thờ Thần Tài, trong 100 ngày đầu phải thắp nhang liên tục để tụ khí bàn thờ. Mỗi ngày thay nước mới và thắp 1 nén nhang. Ngày mùng 1, ngày rằm ( âm lịch) nên thắp 5 nén nhang xếp hình chữ thập. Nếu gia chủ muốn xin điều gì đó hãy thắp 3 nén nhang theo hàng ngang. Đến ngày 23 tháng chạp mới rút chân ngang và hóa cùng giấy tiền. Sau khi hóa thì dùng rượu đổ vào đám tro.
- Một trong những điều kiêng kỵ nhiều gia đình mắc phải là để khu vực phía trước và phía sau bàn thờ khá bừa bộn, bám bẩn. Điều đó khiến các vị thần cảm thấy không được tôn trọng ảnh hưởng không tốt tới tài lộc của các thành viên.
- Nếu gia chủ là người kinh doanh nên thắp nhang hàng ngày vào mỗi buổi sáng sớm trước khi mở hàng và buổi tối. Khi thờ cúng ưu tiên dùng nến, đèn dầu hạn chế sử dụng đèn điện.
Từ Thăng Long Đạo Quán: Luật nhân quả đến nghiệp báo, phúc họa của con người
5. Lời kết
Như vậy bài viết trên về chủ đề cách bố trí bàn thờ ông Địa làm sao để thu hút tài lộc cho gia chủ. Hi vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có cho mình những kiến thức bổ ích trong việc thờ cúng, có kiêng có lành để mang lại phúc lộc cho bản thân và gia đình.
Xem thêm về: