Phong thủy là một bộ môn khoa học có nguồn gốc từ lâu đời với những kho tàng kiến thức. Nó giúp con người biết được sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên như không khí, nước… đến cuộc sống xung quanh ra sao. Cùng tìm hiểu chính xác Phong Thủy là gì và nguồn gốc hình thành bộ môn này thông qua bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán nhé!
1. Lịch sử hình thành Phong Thủy
1.1. Phong Thủy là gì?
Nhiều tài liệu từ xa xưa đều tin rằng các hình thức, hướng gió, nước chảy quanh nhà hoặc mồ mả có thể mang đến phúc hoặc họa cho người ở hoặc gia đình người đã mất.
Phong thủy là một loại hiện tượng văn hóa từ cổ đại được lưu truyền đến nay, là tập quán dân tộc. Có thể hiểu đây chính là học thuật chọn cát, tránh hung. Phong thủy chủ yếu bao gồm dương trạch – đề cập khu vực ở sinh hoạt của người sống. Còn lại là âm trạch chỉ huyệt mộ người mất.
Trong xã hội hiện đại, một bộ phận học giả tin rằng bản chất thực của phong thủy chính là “quan hệ giữa từ trường trái đất và loài người”. Bộ môn này nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường xung quanh và sự tồn tại của con người. Kiến thức đến từ môi trường học kết hợp với dự đoán học từ Trung Quốc.
XEM THÊM:Phong Thủy Số là gì?
1.2. Nguồn gốc hình thành
Khái niệm “phong thủy” đã xuất hiện lần đầu từ những văn hiến cổ đại của Trung Quốc. Tác giả Quách Phác đời Tấn đã thuyết minh một cách cơ bản về lý luận phong thủy: Lấy âm dương làm gốc rễ, lấy “luận sinh khí” làm trung tâm, lấy tàng phong, đắc thủy làm điều kiện nhằm cầu tìm hoàn cảnh phong thủy lý tưởng để táng huyệt. Đạt hạnh phúc, tạo ấm no cho con cháu.
Cuốn Tàng thư do ông viết đã lập nên một hệ thống tư tưởng chính xác cho Phong thủy, đây là cột mốc lịch sử về phát triển lý luận của bộ môn này.
Các nhà sử học đã chứng minh rằng, cũng như nhiều bộ môn văn hóa khác của Trung Quốc thì Phong thủy học cũng lấy Chu dịch làm nền móng để phát triển lên. Bởi hệ thống lý luận của Chu dịch có các khái niệm về Thái cực, Âm dương, Bát quái là đạo vận hành của thiên địa vạn vật trong vũ trụ. Những ai hiểu biết về Phong thủy chắc chắn không thể không biết những thuật ngữ cơ bản trên.
Sang đến thời Tần Hán. Lý luận của Phong thủy được nâng với sự ra đời và phát triển các lý luận về Âm dương, Bát quái, Ngũ hành. Từ đây, bổ sung một lượng lớn các tác phẩm chuyên ngành mang tính nghiên cứu, làm nền tảng hướng dẫn con người không ngừng nhận thức, lợi dụng và cải tạo thiên nhiên. Ở giai đoạn này, phong thủy học cũng trở nên huyền ảo, thần bí hơn. Đáng chú ý, Đồ trạch đại diện cho trường phái phong thủy nặng yếu tố mê tín mà đi vào con đường sai lầm.
Đến thời Ngụy Tấn, Nam – Bắc triều với bản chất loạn lạc khiến con người đua nhau đầu tư tinh lực vào việc hòa mình với sông núi tự nhiên. Phong thủy thời kỳ này đã có một bước tiến mới về sông núi. Nhiều tác giả ưu tú về phong thủy không ngừng xuất hiện.
Thời kỳ Đường – Tống ghi dấu sự phát triển mạnh mẽ của lý luận phong thủy. Một lượng lớn các tác phẩm được viết, trong đó kết hợp quan niệm phong thủy và tôn giáo tại Trung Quốc.
Cuối cùng, thời Minh – Thanh là tiến trình giải thích thêm các tác phẩm phong thủy đã có. Đồng thời giải thích và nâng cao các vấn đề trong thực tiễn.
1.3. Các trường phái
Các trường phái chính thức được hình thành với nét đặc sắc là vào thời Đường Tống sau giai đoạn truyền bá thời trước. Có hai trường phái lớn đã được ra đời và phát triển tại Trung Quốc.
- Phái Hình thế: Phạm vi hoạt động chính là ở Giang Tây. Khi tiến hành hoạt động tướng đất phái này chủ yếu trọng về hình thế, hình pháp, loan thể.
- Phái Lý khí: Hoạt động chính ở Phúc Kiến. Khi tiến hành hoạt động tướng đất, đúng như tên gọi phái chủ yếu chú trọng đến lý khí, phương vị, ý nghĩa của quẻ, tông miếu. Theo dòng lịch sử, phát Lý khí phân ra thành các chi phát nhỏ hơn như: Bát trạch, Mệnh lý, Tam hợp, Phiên phái, Huyền không phi tinh, Tinh tú.
Mặc dù hai môn phái có trọng tâm khác nhau nhưng có mối quan hệ vẫn không thể tách rời. Phái Hình thế cũng nhắc tới phương vị. Trong khi phái Lý khí cũng xem hình thế. Thực tiễn cũng đã có nhiều nhà phong thủy áp dụng kiến thức của cả hai phái này.
2. Quá trình phát triển của Phong Thủy
Phong thủy chính là bộ môn hợp thành văn hóa Trung Quốc và thu hút sự tìm hiểu và khám phá của thế giới. Trên thế giới đã coi đây là bộ môn văn hóa mang tính độc nhất vô nhị khó có thể thay thế.
Những năm trở đây, qua thời gian văn hóa phong thủy đã phổ cập rộng rãi ở phạm vi toàn cầu, thậm chí còn lan sang cả các quốc gia phương Tây xa xôi.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới như Coca Cola liên tục mời danh sư phong thủy về. Đây chính là minh chứng cho sự phổ biến của văn hóa phong thủy, là cống hiến độc đáo của Trung Quốc với văn minh thế giới.
2.1. Phong Thủy phương Đông
Những tri thức về phong thủy được các quan lại địa phương, giới chức thượng lưu am hiểu tiếng Hán truyền vào bán đảo Triều Tiên cùng với Nho, Đạo giáo vào thế kỷ thứ VII.
Cũng trong khoảng thời gian này, các đoàn sứ giả nhà Tùy, Đường đã truyền bá tư tưởng phong thủy vào Nhật Bản. Tại quốc gia này, phong thủy cũng được phân tương ứng thành tướng nhà và tướng mộ. Nội dung cơ bản không khác phong thủy Trung Quốc là mấy.
Ở Việt Nam, phong thủy được áp dụng trong để sắp xếp nơi ở và nơi làm việc. Ứng dụng vào việc lựa chọn địa thế, hướng đẹp thì việc bố trí vật dụng hay xem tướng, chọn công việc, ngày giờ đi đến…
2.2. Phong Thủy phương Tây
Phong thủy Trung Quốc được giới thiệu tới các quốc châu Âu từ thế kỷ XVI – XVII từ các giáo sỹ phương Tây khi đặt chân tới quốc gia bản địa.
Trong khi đó, phong thủy bắt đầu tìm đến nước Mỹ vào thế kỷ XIX. Đến khoảng những năm 70 của thế kỷ XX thì bộ môn khoa học mới dần nở rộ mạnh mẽ tại quốc gia này. Do đây là thời kỳ, nước Mỹ vẫn còn duy trì nền công nghiệp kiểu “chinh phục tự nhiên” mang lại loạt nguy cơ về môi trường và xã hội. Sau quá trình nhìn nhận lại, các học giả cảm nhận được tính quan trọng của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Họ dần chuyển hướng đến tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa. Dần dần, các nhà khoa học phương Tây đã khám phá ra tầm quan trọng của phong thủy. Họ hy vọng rằng những kiến thức trong thiết kế và phương pháp trong đó sẽ giúp mang lại sức sống mới cho xã hội công nghiệp hóa sau này.
3. Lý giải một số hàm nghĩa về phong thủy
3.1. Phong thủy là văn hóa môi trường của Trung Quốc
“Thiên nhân hợp nhất” là khái niệm quan trọng của văn hóa Trung Quốc. Nghĩa là con người trở thành một phần tử của tự nhiên, sinh sống dựa vào phương thức của thiên đạo. Quan niệm tất cả thuộc về tự nhiên chuyển thành thuộc về mình, từ đó đạt được cảnh giới hòa hợp thành một cá thể với tự nhiên.
Quan điểm này cơ bản là dạy con người lợi dụng tự nhiên một cách một cách hiệu quả nhất. Phương phát vận hành cơ bản nhất là thuận thiên đạo. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên tốt nhất, hoặc cải tạo môi trường mình đang sống thành nơi phù hợp, hài hòa với bản thân. Đó chính là phong thủy.
Từ đó, quan hệ giữa môi trường và tự nhiên, cũng như ý nghĩa của việc cải tạo và lợi dụng môi trường, phong thủy chính là văn hóa môi trường của Trung Quốc.
3.2. “Sinh khí” và “Đại địa sinh khí”
Lý luận phong thủy tin rằng, trong tự nhiên có tồn tại một yếu tố có thể lan tỏa sức sống, yếu tố này có lực lớn, làm cho mọi vật muôn đời phát triển không ngừng nghỉ. Đó là sinh khí.
“Đại địa sinh khí” bắt nguồn từ quá trình sinh tồn qua đại địa. Người xưa nghĩ rằng đại địa như người mẹ nuôi dưỡng cuộc sống. Đại địa có sinh mạng mà loài người chỉ là một phần trong đó. Hơn nữa, đại địa cũng có kinh lạc, huyệt vị như con người. Đường dây dinh khí đại địa vận hành cũng chính là kinh lạc của đại địa. Nơi sinh khí tụ tập là huyệt vị đại địa. Đây chính là lý luận cơ bản của sinh khí học đại địa.
3.3. “Khí”
Sách Quốc ngữ – Chu ngữ thời Tây Chu từng viết: “Dương nóng mà không thể thoát ra, âm bí mà không thể bốc hơi, vì thế mà sinh động đất”.
Các nhà phong thủy hiện đại giải thích rằng: 3 lớp nghĩa về ngày râm, nắng; hướng và ngược mặt trời; âm khí và dương khí đã tồn tại từ thời này. Âm dương do các danh từ thông thường biểu thị về thiên khí đã phát triển thành quan niệm triết học. Tức Âm dương được tưởng tượng thành hai loại khí của vũ trụ.
4. Tác động của phong thủy trong đời sống
Ngay từ thời cổ đại, ở Trung Quốc đã coi phong thủy là bộ môn “khoa học”. Ở xã hội cổ đại, những người biết ít nhiều về văn hóa đều mang trong mình kiến thức về phong thủy bất kể địa vị, thân phận gì. Mọi người đều tin vào tác dụng phong thủy.
Phong thủy ảnh hưởng tới mức mọi công việc trong thiết kế cung đình đều do chuyên gia phong thủy đảm nhận. Dân thường cũng tin vào phong thủy trong sinh hoạt hàng ngày: Ma chay, cưới hỏi giở hoàng lịch xem ngày giờ tốt. Xây nhà đều mời người hiểu biết về bộ môn này để chọn đất cát, bố cục tốt. Hay gặp việc không cũng tìm đến nhà phong thủy để cải thiện.
5. Các quan niệm sai lầm
Như những khái niệm về nguồn gốc ở trên thì chúng ta có thể hiểu rằng bản chất của phong thủy là hướng tới cái tốt. Chủ yếu trong lĩnh vực địa lý và ứng dụng trong thiết kế nhà ở, xem đất cát.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại rất nhiều người tùy tiện gắn chữ phong thủy vào mọi thứ người ta muốn trao đổi, buôn bán và những mục đích cá nhân.
VÍ DỤ: Cây phong thủy nhưng thực tế bản chất của phong thủy dùng cây để làm phong thủy tốt hơn. Hiểu bản chất khái niệm rõ ràng chúng ta có thể kết luận được rằng trong phong thủy cây chỉ là công cụ bài trí, sắp xếp phù hợp để giúp con người hòa hợp với thiên nhiên. Từ đó cải thiện cuộc sống.
Một số người cũng hiểu lầm về bộ môn tử vi, bát tự. Đây chỉ là những bộ môn luận đoán về con người. Có những người khiến khách hàng hiểu sai, tùy tiện gắn phong thủy cải vận bổ quyết là không chính xác.
6. Kết luận
Trên đây là những nội dung cơ bản về phong thủy cũng như lịch sử phát triển của bộ môn khoa học ứng dụng này. Dù có vẻ huyền bí nhưng trên thực tế chúng rất gần gũi với đời sống con người. Áp dụng nó một cách đúng đắn chắc chắn sẽ khiến cuộc sống của bạn thay đổi tích cực, hạnh phúc và an lạc hơn.
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: