Sống ở trên đời chắc chắn sẽ quen thuộc với câu nói “Luật nhân quả không chừa một ai”. Vậy luật nhân quả là gì? Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu với bài viết dưới đây.

1. Luật nhân quả là gì? 

Đời người thường chìm trong những phiền muộn lo toan. Phải chăng đây chính là những nợ nghiệp mà con người đã làm trong quá khứ. Phật pháp tin rằng để có một cuộc sống hạnh phúc và an yên, loài người sống trong thế gian cần phải hiểu về luật nhân quả. 

1.1. Luật nhân quả từ quan niệm truyền thống 

Nhân quả là từ Hán Việt. Giải nghĩa rộng hơn chúng ta thấy Nhân là nguyên nhân, là năng lực sản sinh ra Quả: thành quả, kết quả, hậu quả: nhân quả là hành động và kết quả của hành động. 

luat-nhan-qua-la-gi
Nhân quả quy luật được con người đúc rút từ hàng ngàn năm về trước

Con người nói, nghĩ, làm trong cuộc đời này ở hiện tại sẽ quyết định những gì họ nhận lại, gặp phải trong tương lai. 

Diễn giải cụ thể nghĩa là hành động thiện hay ác, nếu làm việc thiện thì được phước báo an vui, còn hành động ác thì sẽ chịu lấy sự đau khổ, tức là hành động nào sẽ gặt lấy hậu quả của hành động nấy. Ông cha ông ta ngày xưa từng có câu “Gieo nhân nào gặp quả đấy”, nên, nhân quả tham lam đem lại sẽ trả lại cho người ta một sự nghèo đói và bất hạnh. 

Luật nhân quả, thiện ác có liên quan mật thiết đến Oan gia trái chủ trong Phật giáo. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, đây là trích dẫn có thể nói gần nhau nhất giữa nhân quả và oan gia trái chủ.

1.2. Luật nhân quả trong đạo Phật 

Nếu người thường vẫn chỉ tin rằng nhân quả tồn tại ở khía cạnh vật chất, thì Phật giáo còn phát triển quy luật nên một tầm cao mới ở khía cạnh tinh thần. Thể hiện ở mối quan hệ giữa “Nhân quả” và “Nghiệp”, thậm chí tới cả thuyết luân hồi. 

  • “Nhân quả” trong Phật pháp thường được hiểu là “nghiệp, nhân, duyên, quả, báo”.  Quy luật này bất biến. Yếu tố này vận hành hài hòa cùng hoạt động tự nhiên của vũ trụ và tồn tại một cách khách quan.
  • Đi sâu hơn về “Nghiệp”, có nghĩa tất cả hành động, ý nghĩ, hành vi, cử chỉ của con người. Nghiệp chi phối mọi mặt của đời sống con người còn “quả” chính là kết quả từ những hành động, ý nghĩ mà ra còn “báo” là ứng nghiệm, ứng vào, ứng báo.

Nghiệp – quả có mối tương quan mật thiết, nhân nào trả lại quả nấy. Nhân tốt quả ngọt, nhân xấu quả thối hỏng. Nói một cách khác, muốn có được thành quả tốt ở tương lai thì chúng ta cần gieo nhân tốt ở hiện tại. Biến chuyển từ nhân thành quả có thể diễn ra nhanh hoặc chậm bởi cái “duyên” (có nghĩa là điều kiện), dù vậy sẽ luôn xảy đến với con người.
Luật nhân quả và quan mật thiết với sinh tử luân hồi: Chúng sinh ra đời, trưởng thành rồi chết đi rồi lại đầu thai để sinh ra, vòng luân hồi cũng như nhân quả, từ nhân thành quả, từ quả đến nhân lặp đi lặp lại, vận hành theo lẽ tự nhiên của trời đất, tạo tác. 

1.3. Luật nhân quả và mối quan hệ với pháp luật 

Quy luật này tồn tại song hành cùng Pháp luật nhà nước nhưng không ràng buộc và đưa ra những quy tắc với con người. Nhân quả nhấn mạnh về việc phải đề cao sự tự ý thức, trách nhiệm tự làm chủ hành vi của bản thân mỗi cá nhân trong xã hội, làm những việc thiện, việc có ích.

Ai cũng tuân theo nhân quả chắc chắn sẽ khiến xã hội tốt đẹp hơn, hoàn toàn nằm trong các quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới. 

2. Giải thích nguồn gốc luật nhân quả 

Đức Phật từ ngàn năm về trước đã hiểu thế nào là nhân quả, nghiệp báo vượt xa những hiểu biết của người trần mắt thịt thời ấy. Lời dạy của Ngài được truyền đạt trải đến hàng ngàn đời đệ tử đến tận thời hiện đại. 

Theo Kinh Tăng Chi bộ có kể lại câu chuyện:

Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: 

–       Này các Tỷ kheo, có hai loại tội. Thế nào là hai? Tội có kết quả ngay trong hiện tại và tội có kết quả trong đời sau. 

–       Thế nào là tội có kết quả ngay trong hiện tại? Này các Tỷ kheo, khi thấy nhà vua bắt được kẻ trộm, kẻ vô lại, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ bị đánh bằng roi cho đến bị chặt đầu. Thấy vậy liền suy nghĩ: Do làm ác nghiệp nên mới bị các hình phạt như vậy. 

Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong hiện tại. 

–       Và này các Tỷ kheo, thế nào là tội có kết quả trong đời sau? Ở đây, có người suy xét như sau: Quả báo dị thục của thân miệng ý ác, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục.

Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong đời sau. 

Do vậy, này các Tỷ kheo, cần phải học tập như sau: Chúng ta phải sợ hãi đối với tội có kết quả trong hiện tại và đời sau. Chúng ta phải thấy rõ sự nguy hiểm và tránh xa các tội. 

* Thế Tôn có nghĩa là: (世尊) Người được thế gian tôn kính, cũng là bậc tối thắng trong thế giới, 1 trong 10 tôn hiệu được biết của Đức Phật Như Lai.

(Nguồn: Đại Tạng Kinh Việt Nam, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Hình phạt, phần Hai loại tội [lược], Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành 1996, trang 94). 

Như vậy, đọc những lời dạy trên của Đức Như Lai, chúng ta cũng phần nào hiểu ra thế nào về nghiệp quả. Tại sao cùng là con người mà có kẻ thì sống trong nhung lụa hạnh phúc, người thì sống trong bần hàn khổ đau. Người thì sinh ra đẹp đẽ, kẻ lại chịu khuyết tật khi mới sinh ra. 

3. Áp dụng luật nhân quả trong đời sống 

Khi đã hiểu được luật nhân quả là gì? Điều con người cần làm đó chính là phải sống làm sao cho hợp đạo lý, đừng tạo ra nghiệp xấu làm hại tới những người xung quanh. Đừng ngại làm việc tốt và kiên nhẫn chờ kết quả phúc đức trả lại cho mình.

Đừng bỏ lỡ bài viết về Duyên phận từ Thăng Long Đạo Quán nhé. Bởi duyên phận từ các kiếp cũng có liên hệ trực tiếp tới Luật nhân quả.

3.1. Sống chân thành, đừng tính toán thiệt hơn

Sống ở trên đời, nếu chân thật, biết cho đi và không tính toán thiệt hơn thì chúng sinh sẽ nhận về yêu thương, niềm vui, phúc báo ngày càng nhiều. Trải qua hàng ngàn năm, con người dần nhận ra rằng cho đi bấy đi sẽ nhận về bằng đó. Thậm chí phúc báo, quả ngọt còn gấp nhiều lần thứ bạn gửi đi. 

3.2. Trồng, gieo và LÀM mới nhận được quả 

Con người sống trên đều khẩn cầu có được gặt hái quả đẹp thì cần phải ghi nhớ muốn ăn quả nhất định bạn phải ươm mầm. Trong các mối quan hệ bạn có, bạn mong nhận về yêu thương, trân trọng trước hết bạn cần biết yêu thương, trân trọng người khác. 

Trong cuộc sống, công việc trước tiên bạn cần gieo “nhân” chăm chỉ, nỗ lực, luôn học hỏi và không ngừng phát triển. Ngoài ra, cần thật tâm giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn. 

luat-nhan-qua-la-gi
Luật nhân quả có ảnh hưởng lớn đến đạo đức con người

Bên cạnh đó, cần phải ghi nhớ bạn sẽ không nhận về được điều gì nếu không biết, gieo hạt, nuôi dưỡng và phát triển các mối quan hệ bạn đang có. Vậy nên cần phải kiên nhẫn, thấu hiểu thì mới nhận về quả ngọt. 

Cuối cùng, bên cạnh những hành động tốt thì ngược lại làm những việc xấu, trái đạo đức chắc chắn sẽ nhận lại quả đắng dù sớm hay muộn. 

Thăng Long Đạo Quán gợi ý: Cách thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát trong nhà

3.3. Sống để có hạnh phúc và an yên là đủ 

Tham lam và luôn đòi hỏi, sân si với người khác sẽ chỉ làm con người rơi vào vòng luẩn quẩn, không bao giờ biết đủ, không bao giờ biết hài lòng thì sẽ luôn mệt mỏi, chán chường. Sâu xa hơn, tham lam cũng chính là nguồn gốc của tội lỗi, người tham sẽ làm mọi cách kể cả hãm hại người khác để thỏa mãn mục đích của mình. 

Do đó, cần xác định được khi nào là ĐỦ, đồng thời cần vạch ra ranh giới giữa phấn đấu và tham lam. 

3.4. Dũng cảm đối mặt với thử thách 

Hãy coi mệt mỏi chán chường bởi thất bại như “Nhân” và “duyên” kết hợp với nhau tạo thành quả vậy. Do đó, con người hãy coi đó phải đối mặt với thất bại để hoàn thiện mình hơn. 

Sống lạc quan, có lòng tin vào những điều tốt đẹp, tin rằng cố gắng của mình sẽ được hồi đáp. Qua đó giúp cuộc sống bớt những điều tiêu cực và phiền muộn.

4. Lời kết 

Thăng Long Đạo Quán hy vọng rằng qua bài viết trên quý vị đã hiểu luật nhân quả là gì? Xin được kết bài viết bằng lời răn dạy của Đấng Như Lai: Ai làm điều ác thì sẽ gặt lấy quả khổ đau”, “Dù lên núi cao hay xuống vực thẳm cũng không tránh được nghiệp quả.