Chúng ta thường biết rằng việc bốc mộ sẽ được thực hiện vào cuối năm mỗi dịp đông chí. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người thắc mắc không biết sang cát, bốc mộ đầu năm có được không? Khi tiến hành bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Văn khấn ra sao?
1. Bốc mộ đầu năm có được không? Có tốt không?
Tiến hành cải táng, bốc mộ cho người đã mất trở thành phong tục không thể thiếu được của người Việt. Mọi gia đình khi thực hiện điều này đều mong muốn người mất ở thế giới bên kia được sạch sẽ, có nhà cao cửa rộng để ở.
Chính vì vậy sau khi mát 3 – 5 năm, thì người ta thường tổ chức lễ bốc mộ, thay đổi “nhà” cho người mất. Thông thường lễ sang cát thường được tiến hành vào những ngày cuối năm. Mọi người cho rằng vào thời gian này sẽ là tốt nhất trong năm bởi năng lượng âm cao.
Thời tiết lúc này khô ráo, độ ẩm không khí không cao nên dễ dàng cho việc xây sửa lại huyệt mộ. Ngòi ra mọi người còn cho rằng xây sửa, tắm rửa cho người mất để họ đón 1 năm mới tại nhà mới sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên bạn cũng có thể tiến hành bốc mộ vào đầu năm. Bởi đầu năm cũng là dịp để các gia đình tiến hành nghi thức tảo mộ. Các chuyên gia phong thủy cũng cho rằng việc sang cát đầu năm khá phù hợp và không có gì đáng lo ngại.
Nhưng khi thực hiện vào đầu năm thì bạn cần phải chọn được ngày lành tháng tốt. Lựa chọn ngày tốt thực hiện sẽ giúp công việc tiến triển thuận lợi, con cháu trong gia khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.
Bốc mộ đầu năm có được không?
2. Bốc mộ đầu năm cần chuẩn bị gì?
Khi tiến hành bốc mộ đầu năm hay cuối năm thì bạn đều sẽ cần chuẩn bị những lễ vật, dụng cụ khi tiến hành “đổi nhà mới” cho người mất như sau:
– Vàng mã
Tại nghĩa trang nơi sang cát gia đình bạn cần làm lễ trình lên Quan Thần Linh quản lý khu vực chôn cất. Vàng mã thông thường sẽ bao gồm:
- Một bộ đồ của Quan Thần Linh: có 1 chiếc mũ, 1 bộ quần áo và 1 đôi ủng
- Một con ngựa
- Một nghìn vàng hoa màu đỏ
- Tiền giấy
- Vàng, bạc giấy
Lưu ý sắm vàng mã không nên quá nhiều, chỉ nên sắm những đồ cơ bản như trên. Tránh việc đốt nhiều khiến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình.
– Lễ vật
Mâm lễ vật khi cúng có những đồ ăn, lễ vật như sau:
- Một con gà trống luộc
- Một đĩa xôi
- Giò lụa
- Một bộ tam sên: thịt lợn luộc (cả miếng), trứng luộc, tôm (hoặc cua)
- Đĩa hoa quả
- Lọ hoa tươi, nên dùng hoa cúc vàng hoặc trắng
- Trầu cau
- Chén rượu, chén nước
- Địa gạo, đĩa muối
- Nhang thơm, đèn cầy
Trên đây là những lễ vật cơ bản mà gia đình nào cũng cần phải có khi tiến hành cải táng. Nếu gia đình có điều kiện thì có thể chuẩn bị mâm cỗ mặn với những món ăn và các loại bánh kẹo khác nhau. Tuy nhiên không nên chuẩn bị quá nhiều khiến lãng phí, hao tổn nhiều tiền bạc.
Xem thêm bài viết: Bốc mộ năm nhuận có được không? Cần lưu ý gì
Chuẩn bị lễ vật để bốc mộ đầu năm
– Vật dụng cần để bốc mộ
Để có buổi sang cát diễn ra trôi chảy, thuận lợi thì gia đình không chỉ cần chuẩn bị các lễ vật trên. Cần phải mang đầy đủ các vật dụng cần thiết khi tiến hành “chuyển nhà mới” cho người đã mất:
- Một cái tiểu sành, một cái quách
- Một miếng vải đỏ để lót trong sành, quách
- Một tấm nilon để khi tắm rửa cho người mất để cốt cho sạch sẽ
- Một tấm bạt lớn để che ánh nắng, che sương
- Vài chai rượu để tẩy rửa âm khí khi mới mở nắp quan tài và dùng để tắm trước khi dùng nước vang.
- Nước vang (hay còn gọi là nước ngũ vị hương gồm các loại thảo mộc như hoa hồi, quế, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn… Bạn có thể mua các gói vang này tại các cửa hàng thuốc Bắc)
- Vài chiếc xô, chậu để “tắm” cho người đã mất trước khi chuyển sang tiểu, sành mới.
3. Văn khấn bốc mộ đầu năm vào tiết Thanh minh
Trước và sau khi tiến hành bốc mộ đầu năm thì gia đình cần phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần, Thổ thần nơi cũ, nơi mới. Sau đây là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày……tháng…..năm……
Tín chủ (chúng) con là:……………………..
Ngụ tại………………………………………………
Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại………
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắm sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tấu trình.
Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Khi đã chuẩn bị các lễ vật, cúng trình các vị thần linh thì khi bắt đầu động thổ gia đình cần đọc bài văn cúng sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
Hôm nay là ngày…. tháng …. năm ……., tại tỉnh……huyện……xã……thôn……..
Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền
Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ)xưa, vắng xa trần thế.
Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.
Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để;
Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.
Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.
Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.
Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.
Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hy vọng qua những nội dung trong bài viết giúp bạn hiểu hơn về lễ bốc mộ đầu năm. Hãy thường xuyên theo dõi website và chuyên mục Phong tục Việt để hiểu rõ hơn truyền thống của đất nước.
Bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động. Nó không chỉ giúp bạn đọc các bài viết dễ dàng mà còn cung cấp các kiến thức phong thủy mỗi ngày. Đồng thời còn có thể áp dụng phong thủy vào cuộc sống dễ hơn nhờ các công cụ xem ngày giờ, cải vận bổ khuyết, lập lá số… Cài đặt ứng dụng về điện thoại di động của mình tại đây: