Chắc hẳn không ít lần bạn đã từng nghe thấy cha mẹ, hay người lớn tuổi trong nhà nhắc đến hai từ “tảo mộ”, hoặc chính bạn cũng đã từng tham gia lễ tảo mộ hàng năm. Nhưng vẫn không ít người thắc mắc về Tảo mộ là gì, lễ tảo mộ nên và không nên là gì… Để có được lời giải, hãy cùng đọc hết bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

1. Tảo mộ là gì? Ý nghĩa của việc tảo mộ

1.1.Tảo mộ là gì?

Con cháu cùng dọn dẹp phần mộ của ông bà, tổ tiên
Con cháu cùng dọn dẹp phần mộ của ông bà, tổ tiên

Tảo mộ hay còn được gọi là “chạp mả”, là một trong những nét đẹp văn hoá được lưu truyền từ bao đời nay. Đây là hoạt động được diễn ra vào mỗi năm, con cháu trong gia đình sẽ cùng dọn dẹp, sửa sang hàng lại mộ phần của ông bà, tổ tiên vào dịp trước Tết.

1.2. Ý nghĩa của việc tảo mộ

Tảo mộ không đơn thuần chỉ là hoạt động chỉ là tu sửa, lau dọn lại phần mộ của người thân đã mất. Mà đây còn là hành động thể hiện niềm biết ơn, kính trọng với tổ tiên. Đồng thời, việc tảo mộ hàng năm còn là dịp đoàn tụ, gắn kết các thành viên trong gia đình sau một năm bươn chải với cuộc sống bên ngoài. Mọi người cùng nhau hàn huyên, tâm sự về những gì làm được trong năm, trải lòng về những khó khăn gặp phải. Đây là một hoạt động hết sức nhân văn, bởi không chỉ giúp con cháu ghi nhớ và biết ơn cội nguồn. Mà còn là cơ hội để các thành viên được gắn kết hơn.

1.3. Tảo mộ là ngày bao nhiêu

Tảo mộ được các gia đình tổ chức vào những ngày cuối cùng của tháng Chạp hàng năm (tức tháng 12 âm lịch). Miễn sao việc tảo mộ phải được hoàn thành trước chiều 30 Tết. Thông thường, lễ tảo mộ được diễn ra từ sau ngày Ông Công, ông Táo (tức sau ngày 23 tháng Chạp).

Cùng xem thêm bài viết Cải táng, bốc mộ đầu năm có được không để hiểu rõ hơn về ngày này

2. Tảo mộ cần chuẩn bị những gì? 

Tảo mộ là việc dọn dẹp, sửa sang lại mộ phần vậy nên quốc, xẻng, khăn lau, nước sạch là những vật dụng không thể thiếu. Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị đồ cúng. Đồ cúng không cần quá cầu kỳ, tuỳ vào phong tục mỗi nơi hay điều kiện của từng nhà. Miễn sao bày tỏ được tấm lòng và sự thành kính của mình với người thân đã mất. 

Gia chủ có thể tham khảo:

  • Bật lửa, hương hay nhang.
  • Hoa (1 bó hoặc có thể chọn từ 5–7 cành).
  • 01 gói chè (trà).
  • 01 đĩa trầu cau.
  • 01 chai nước trắng (nước lọc).
  • 01 chai rượu truyền thống như rượu trắng, rượu nếp.
  • 01 gói thuốc lá.
  • 01 cặp đèn cầy.
  • 01 bộ cúng tiền vàng mã và 01 bộ y phục cho người đã khuất.
  • Khoảng 03 hoặc 05 cái bánh in hay phẩm oản.
  • 01 con gà luộc (chọn gà trống).
  • 01 đĩa hoa quả.
  • 01 dĩa Xôi cúng.
Gia đình chuẩn bị lễ vật theo phong tục địa phương
Gia đình chuẩn bị lễ vật theo phong tục địa phương

3. Bài văn khấn tảo mộ

Dưới đây là bài văn khấn tảo mộ được sử dụng rộng rãi, bạn có thể tham khảo.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.

Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:………………

Hôm nay là ngày… tháng Chạp năm Canh Tý, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:………

Ngụ tại:…………

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:…………… có phần mộ táng tại………… được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám. Phù hộ độ trì

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn Hóa Thông tin).

4. Một số lưu ý quan trọng khi đi tảo mộ

Tảo mộ là một trong những phong tục lâu đời và quan trọng, vậy nên mọi người cần chú tâm một vài  lưu ý sau:

  • Việc tảo mộ nên đi vào buổi sáng, chọn giờ hoàng đạo để mọi việc được thuận lợi.
  • Khi tham gia lễ tảo mộ, tuyệt đối không được đùa giỡn, nói to, văng tục tĩu. Không chạy nhảy để tránh ảnh hưởng tới những gia đình khác cũng đi tảo mộ, đồng thời tránh việc giẫm lên mộ phần, gây bất kính. 
  • Mọi người cần mặc trang phục lịch sự, không quá sặc sỡ, lòe loẹt.
  • Trước khi tiến hành dọn dẹp, người chủ gia đình phải thắp nhang xin phép, đồng thời đọc văn khấn tảo mộ. Sau đó mới lau dọn, nhổ bớt cỏ dại có trên bia mộ. Khi hương tàn được 2/3 thì hoá vàng và xin thụ lộc.
  • Khi hoá vàng, cần đọc tên những người đã mất để họ có thể nhận được những đồ vật mà người nhà gửi.
  • Cuối cùng, khi đi tảo mộ về, mọi người nên tắm rửa, thay đồ sạch sẽ để loại bỏ bụi bặm và hàn khí.

Nên tiến hành bốc mộ sau mấy năm là hợp lý? Đây là thắc mắc chung của nhiều người. Hãy cùng đọc bài viết Thời gian nào tốt nhất trong năm để có lời giải nhé

5. LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin mà Thăng Long Đạo Quán muốn giải đáp thắc mắc của bạn xoay quanh chủ đề tảo mộ là gì và những lưu ý quan trọng trong ngày này. Qua ý nghĩa của ngày lễ tảo mộ, chúng ta có thể nhớ về cội nguồn, nhớ về những hy sinh vất vả của ông cha. Mong rằng bạn sẽ có những phút giây đoàn viên bên người thân thật ý nghĩa và hạnh phúc. Hãy dành thời gian cho gia đình nhiều hơn, vì đây không đơn thuần chỉ là mái ấm!