Trong ngũ hành, Giản Hạ Thủy là một trong sáu nạp âm thuộc hành Thủy. Vậy, người mang mệnh Giản Hạ Thủy sẽ có những đặc điểm tính cách và trải nghiệm tình duyên, sự nghiệp như thế nào? Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán khám phá trong bài viết dưới đây!
1. Mệnh Giản Hạ Thủy trong Ngũ hành
Hiểu theo chiết tự thì “Giản” có nghĩa là lược bớt đi, thu gọn lại, đơn giản hóa cho đỡ cồng kềnh, to lớn, phức tạp. Nước được “giản” bởi đi tức là dòng nước yên tĩnh, hiền lành, không mạnh mẽ, phô trương như những dòng nước lớn. “Hạ” là ở phía dưới, ngầm phía dưới, với “Thủy” tức là chỉ dòng nước mảnh, chảy ngầm bên trong lòng đất. Dù dòng nước này không được ai nhìn thấy nhưng là một nhân tố không thể thiếu, vẫn luôn tồn tại từ bao đời nay.
Mệnh Giản Hạ Thuỷ được hiểu là “Nước suối trong khe nhỏ” – một dạng nước không đủ lớn để trở thành sông, không đủ rộng để hóa thành biển. Lòng suối thì khi sâu khi cạn, tiềm ẩn sức mạnh sâu lắng, bí ẩn theo thời gian.
2. Người mệnh Giản Hạ Thủy sinh năm nào?
Những người sinh năm Bính Tý và Đinh Sửu sẽ mang ngũ hành nạp âm Giản Hạ Thủy, cụ thể:
– Người sinh năm Bính Tý là năm: 1876, 1936, 1996, 2056
– Người sinh năm Đinh Sửu là năm: 1877, 1937, 1997, 2057
Hai tuổi này sẽ hội tụ những nét đặc trưng về tính cách và cuộc sống cũng như công việc của mệnh Giản Hạ Thủy.
3. Luận giải tổng quan về nạp âm Giản Hạ Thủy
3.1. Tính cách
Trong 6 nạp âm của mệnh Thuỷ, người mang mệnh Giản Hạ Thuỷ có tính tình sâu lắng, trầm ấm và điềm đạm nhất. Họ có nội tâm phong phú, sâu sắc và nhiệt tình, họ thích được chia sẻ, tâm sự với người khác. Vì vậy, người có nạp âm Giản Hạ Thuỷ có cuộc sống khá an nhàn, vui vẻ, được mọi người yêu mến.
3.2. Tình duyên
Những người thuộc mệnh Giản Hạ Thủy bản tính vốn hiền hòa, nội tâm và nhạy cảm nên họ thường khá là thụ động trong chuyện tình cảm. Và một khi đã yêu, đối phương phải thật sự thấu hiểu mới có thể cảm nhận được sự chân thành thầm lặng của họ.
Ngoài ra, tuy tính tình có phần rụt rè, nhưng Giản Hạ Thủy rất dễ rung động ngay lần đầu gặp gỡ. Nhất là ở giai đoạn tuổi trẻ, cho nên, họ thường không nhận được kết thúc có hậu. Bên cạnh đó, trong chuyện yêu đương, họ thường bị lụy vào đối phương, nên nếu có kết thúc họ thường níu kéo, vấn vương. Họ phải tốn nhiều thời gian mới có thể làm quen với điều đó.
Nhìn chung, đường tình duyên mệnh Giản Hạ Thủy rất gian truân, thường trải qua nhiều mối tình mới tìm được người cuối cùng của đời mình.
3.3. Sự nghiệp
Người mệnh này có trí tuệ sáng suốt, đầu óc nhanh nhạy lại giỏi ứng biến, có khả năng giao tiếp, hùng biện nên thích hợp với các nghề cần có tài ăn nói như giáo viên, luật sư, tư vấn, ngoại giao…
Vì có bản tính trầm lặng nên họ cũng thích hợp với các ngành nghiên cứu học thuật. Ngoài ra, bản mệnh còn có thể lựa chọn các nghề có liên quan đến nước.
Nếu so sánh về hai bản mệnh Đinh Sửu và Bính Tý thì người Bính Tý có số vất vả hơn, thêm vào việc chi tiêu không hợp lý, không biết tiết kiệm nên về già mới tích lũy được của cải. Còn người tuổi Đinh Sửu may mắn hơn nhiều, họ có nhiều cơ hội để vươn tới thành công và giàu có hơn.
4. Mệnh Giản Hạ Thủy tương hợp, tương khắc với mệnh nào?
Biết được về Giản Hạ Thủy hợp khắc với mệnh nào sẽ giúp cho việc tìm người cộng tác trong công việc hay đối phương trong tình duyên được thuận lợi đi đến kết quả tốt đẹp hơn.
4.1. Giản Hạ Thủy hợp mệnh nào?
- Hải Trung Kim: Hai nạp âm này không có quá nhiều tương tác, khi kết hợp sinh cát lợi nhỏ.
- Kiếm Phong Kim: Kim loại ở dao kiếm được nước cọ rửa ắt sẽ trở nên sắc bén, sáng loáng.
- Sa Trung Kim: Nước ngầm giúp rửa trôi tạp chất trong kim loại.
- Kim Bạch Kim: Nước ngầm giúp gột rửa kim loại sạch sẽ, sáng sủa hơn.
- Thoa Xuyến Kim: Đồ trang sức được lau rửa bằng nước sẽ sáng sủa, làm tăng thêm giá trị.
- Đại Lâm Mộc: Cây gỗ lớn trong rừng được mạch nước ngầm nuôi dưỡng rất tốt.
- Dương Liễu Mộc: Dương liễu là cây thân mềm, rất cần nước để sinh trưởng.
- Tùng Bách Mộc: Sự kết hợp mang lại cát lợi.
- Bình Địa Mộc: Hai nạp âm này kết hợp với nhau giúp mọi việc hanh thông, gặp nhiều may mắn.
- Tang Đỗ Mộc: Cây dâu gặp nước ngầm thường tươi tốt, sinh trưởng mạnh.
- Thạch Lựu Mộc: Cây lựu gặp nước sẽ sinh trưởng tốt, xanh mướt, cho trái ngọt.
- Giản Hạ Thủy: Hai mệnh này kết hợp tạo thành một mạch nước ngầm lớn có lợi cho vạn vật.
- Tuyền Trung Thủy: Nước suối và nước ngầm bồi đắp cho nhau.
- Trường Lưu Thủy: Các mạch nước ngầm chảy ra suối đổ ra sông lớn.
- Thiên Hà Thủy: Nước mưa là nguồn duy trì cho mạch nước ngầm, nuôi dưỡng mạch nước ngầm.
- Đại Khê Thủy: Nước suối là nguồn sinh dồi dào, hỗ trợ cho mạch nước ngầm chảy mãi.
- Tích Lịch Hỏa: Khi có sấm chớp, trời mưa giúp mạch nước ngầm phát triển.
4.2. Giản Hạ Thủy khắc mệnh nào?
- Lư Trung Hỏa: Lửa trong lò cháy mạnh mẽ nhưng kỵ Thủy bởi khi nước dội vào thì lửa tắt.
- Sơn Đầu Hỏa: Tuy hai nạp âm này không có nhiều tương tác nhưng nếu kết hợp sẽ sinh mâu thuẫn liên miên.
- Sơn Hạ Hỏa: Ngọn lửa bị mạch nước ngầm dập tắt.
- Thiên Thượng Hỏa: Nắng lớn gây nên khô hạn khiến mạch nước ngầm bị cạn kiệt.
- Lộ Bàng Thổ: Nước ngầm là nước tinh khiết, khi gặp đất sẽ dễ bị vẩn đục.
- Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm này nếu kết hợp sẽ gây ra tương khắc nhẹ.
- Bích Thượng Thổ: Đất tường nhà và mạch nước ngầm nếu gặp gỡ thì bất lợi.
- Đại Trạch Thổ: Nước ngầm bị lẫn đất cát sẽ dễ bị vẩn đục.
- Sa Trung Thổ: Nước dễ dàng rửa trôi đất pha, ngược lại, đất pha khiến nước ngầm vấy bẩn
- Bạch Lạp Kim: Nước xuất hiện khiến quá trình luyện kim không thuận lợi, tạo nên sản phẩm kém chất lượng.
5. Giản Hạ Thủy hợp màu gì, khắc màu gì?
Theo quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc, mệnh Giản Hạ Thủy tương sinh, tương khắc với các màu sau:
5.1. Màu tương hợp
Người thuộc mệnh Giang Hạ Thủy hợp với màu sắc của hành Kim: trắng, xám, màu ghi vì theo quy luật tương sinh Kim sinh Thủy. Ngoài ra người mệnh này cũng hợp với các màu thuộc hành Thủy như màu đen và xanh nước biển. Đồng thời cũng có thể sử dụng màu tím và hồng.
5.2. Màu tương khắc
Người mệnh Giản Hạ Thủy không nên sử dụng nhiều các màu kị với mình như vàng, nâu (thuộc Thổ) hay đỏ, cam (thuộc Hỏa) vì chúng khiến tâm lý của họ trở nên căng thẳng, thiếu tự tin, công việc gặp nhiều trắc trở, kém hanh thông.
Xin lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính tổng quan. Để cá nhân hóa chi tiết và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức mà vẫn xem được vận mệnh cuộc đời, hãy sử dụng ngay công cụ Lập lá số bát tự của chúng tôi.
6. Phong thuỷ tăng tương sinh cho mệnh Giản Hạ Thủy
Mệnh Giản Hạ Thủy có thể áp dụng một số phong thuỷ hợp mệnh vào trong cuộc sống để nhận được nguồn năng lượng cát khí, gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
6.1. Giản Hạ Thủy hợp hướng nhà nào?
Dựa trên các nguyên tắc và quy luật trong phong thuỷ thì mệnh Giản Hạ Thủy hợp nhất là hướng chính Bắc và các hướng thuộc hành Kim (tương sinh) bao gồm: Tây, Tây Bắc. Khi xây nhà, đặt bàn làm việc, giường ngủ, nhà bếp,… nên chọn những hướng này để thu hút vượng khí, nhận nhiều may mắn và tài lộc, gia đình luôn rộn rã tiếng cười và đón nhận được nhiều tin tốt lành.
Tránh những hướng khác nếu không muốn công danh sự nghiệp bị ảnh hưởng, các mối quan hệ dễ tan vỡ. Đặc biệt là sức khỏe sa sút, vợ chồng dễ lục đục, con cái không nghe lời, cuộc sống gặp nhiều trở ngại, tiền bạc thất thoát, tinh thần phiền muộn,….
6.2. Giản Hạ Thủy hợp cây gì?
Theo phong thủy, mệnh Thủy rất phù hợp với những loài cây có thân, lá, hoa hoặc chậu có màu xanh dương, xanh thẫm, đen vì những màu này chính là màu bản mệnh của mệnh Thủy. Bên cạnh đó theo thuyết ngũ hành tương sinh, mệnh Thủy hợp với các trắng, ghi, xám thuộc hành Kim vì Kim sinh Thủy.
Trồng những cây này sẽ giúp gia chủ mệnh Thủy tiền vào như nước, đường tài vận được khai thông. Đồng thời, những người mệnh này nên trồng các loại cây thủy sinh để gia tăng thêm điềm lành trong phong thủy. Một số loại cây phù hợp với mệnh Thủy như: cây kim ngân; cây cau tiểu trâm; cây phát tài; cây trầu bà cẩm thạch; cây trường sinh cẩm thạch; cây lan ý…
Xem chi tiết hơn về Cây hợp mệnh Thủy để biết rõ hơn các loại thực vật hợp mệnh này.
6.3. Giản Hạ Thủy nên dùng những vật phẩm phong thủy nào?
Chọn được vật phẩm phong thủy phù hợp có thể mang đến thật nhiều may mắn và tài lộc, giúp gia chủ thuận buồm xuôi gió trong công việc làm ăn và cả trong cuộc sống. Với người mệnh Giản Hạ Thủy, gia chủ có thể dùng tượng Tỳ Hưu, tượng Thiềm Thừ, tháp Văn Xương,… để trợ mệnh.
7. Lời kết
Trên đây là những kiến thức Thăng Long Đạo Quán được các bậc thầy Phong Thủy chỉ dạy và ngộ ra chân lý. TLĐQ cũng rất mong được cũng trao đổi và chiêm nghiệm cùng quý bách gia.
Thăng Long Đạo Quán cảm ơn quý anh chị đã đón đọc nội dung này. Kính chúc quý anh chị vạn sự lành, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, nhà nào phúc đó, người nào lộc đó, đắc tài sai lộc, toàn gia trung đắc sinh khí vượng thiên y tọa tài lộc.
Ngoài ra bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức phong thủy hàng ngày. Sử dụng các công cụ lập lá số, xem ngày giờ tốt xấu, cải vận bổ khuyết, bát trạch… miễn phí. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây:
Các bài viết khác liên quan: