01/04/0192Báo Le Paria (Người cùng khổ) ra số đầu tiên tại Pari.
01/04/1988Giáo sư Đào Duy Anh đã từ trần. Ông sinh nǎm 1904 ở Thanh Hoá. Là nhà sử học, nhà vǎn hoá lớn của nước ta, ông có nhiều công trình khoa học như: Hán - Việt từ điển (nǎm 1932), Pháp - Việt từ điển (nǎm 1936), Việt Nam vǎn hoá sử cương (nǎm 1936), Lịch sử Việt Nam (nǎm 1955), Từ điển truyện Kiều (nǎm 1974).
01/04/1945Đội danh dự Hà Nội được thành lập. Đây là một đội vũ trang đặc biệt của Đảng trước Cách mạng tháng Tám có nhiệm vụ tuyên truyền xung phong và trừ gian diệt ác.
01/04/2001Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một trong những nhạc sĩ lớn nhất của tân nhạc Việt Nam, qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường.
01/04/1953Ngày truyền thống binh chủng pháo cao xạ.
01/04/1975Sư đoàn 320 A tiến quân theo đường số 7 cùng lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên giải phóng thị xã Tuy Hoà và tỉnh này. Cùng ngày sư đoàn 3 chủ lực quân khu 5 và sư đoàn 968 cơ động trên đường số 19 giải phóng thị xã Quy Nhơn và tỉnh Bình Định.
01/04/1967Ngày mất giáo sư bác sĩ Đặng Vǎn Ngữ. Ông sinh năm 1910 tại Huế. Ông đã nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc kháng sinh, nước lọc Pênixilin chế từ giống nấm, cứu chữa cho thương binh bệnh binh.
01/04/1959Hồ Chủ tịch đã về thǎm các làng cá và bà con ngư dân trên đảo Tuần Châu, Cát Bà, Cát Hải... ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Ngày 18-3-1995, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1-4 là ngày truyền thống của ngành thuỷ sản nước ta.
02/04/1938Báo Tin tức - Cơ quan của Mặt trận dân chủ ra số đầu tiên. Tờ báo do đồng chí Trường Chinh phụ trách ban Tuyên truyền cổ động của TW Đảng Cộng sản Đông Dương đứng ra làm chủ nhiệm.
02/04/1914Ngày sinh Huỳnh Vǎn Nghệ tại làng Tân Tịch, huyện Tân Uyên, nay thuộc tỉnh Bình Dương. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm phó khu trưởng khu 7 (miền đông Nam Bộ), chỉ huy nhiều trận đánh nổi tiếng với bí danh Tám Ngãi, được phong quân hàm Thiếu tướng. Sau ngày hoà bình lập lại, ông chuyển ngành, giữ chức Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp. Ông qua đời ngày 5-3-1977 tại thành phố Hồ Chí Minh.
02/04/1904Ngày sinh Đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nho giáo thanh bạch. Sau Cách mạng Tháng Tám, đồng chí đã giữ nhiều trọng trách: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban kiểm tra Trung ương, Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên Xô, Tổng thanh tra của Chính phủ, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Quyền Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng từ trần nǎm 1979.
02/04/1985Tại thủ đô Phnôm Pênh, Bộ Quốc phòng nước CHND Campuchia và Hội đồng toàn quốc mặt trận đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Campuchia đã tổ chức trọng thể lễ trao tặng Huân chương CHND Campuchia cho binh đoàn 52 và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất cho các đoàn 7703, 7706, 9906 quân tình nguyện Việt Nam.
02/04/1975Sư đoàn 10 và trung đoàn 25 bộ binh của ta đã tiêu diệt cụm phòng thủ của trung đoàn 40 (thuộc sư đoàn 22 ngụy), giải phóng quận lỵ Khánh Dương, tiêu diệt lữ đoàn 3 (thuộc sư đoàn dù) ở đèo (Phượng Hoàng), mở thông đường xuống Ninh Hoà, rồi theo đường số 21, tiến xuống giải phóng thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh. Cùng ngày, ta còn giải phóng Bình Long.
03/04/1845Đào Tấn sinh ra ở xã Phúc Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và từ trần ngày 15-7-1907. Cuộc đời ông có nhiều nét đặc biệt: 3 lần làm tổng đốc, 4 lần làm thượng thư và là một nghệ sĩ lớn nhất của dân tộc ở thế kỷ XIX.
03/04/1965Biên đội không quân Phạm Ngọc Lan bắn rơi 2 máy bay phản lực hiện đại F8 trên vùng trời Hàm Rồng Thanh Hoá.
03/04/1969Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird thông báo Hoa Kỳ sẽ bắt đầu nỗ lực Việt Nam hóa chiến tranh.
03/04/1981Nước ta quyết định tham gia Công ước về ngǎn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng, và Công ước về ngǎn ngừa và trừng trị tội ác của chủ nghĩa Apácthai.
06/04/1972Ních xơn đã huy động lực lượng lớn không quân, hải quân ồ ạt tham chiến ở miền Nam và đánh phá trở lại miền Bắc.
06/04/1947Hội nghị cán bộ TW Đảng lần thứ 2 Họp tại chiến khu miền Bắc. Đây là hội nghị đầu tiên từ sau khi Trung ương rút khỏi Thủ đô lên cǎn cứ địa Việt Bắc để chỉ đạo cả nước kháng chiến.
06/04/1975Ở miền Bắc nước ta đã tiến hành bầu cử Quốc hội khoá 5. Tổng số đại biểu đã bầu là 242 đại biểu.
06/04/1491Ngày sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sinh ra ở làng Trung An - huyện Vĩnh Lại - tỉnh Kiến An cũ (nay là thôn Trung An - xã Lí Học - Vĩnh Bảo - Hải Phòng). Ông là một người thầy toàn diện, được xếp là một trong 13 danh nhân vǎn hoá lớn nhất của lịch sử dân tộc.
07/04/1949Hồ Chủ tịch ký sắc kệnh thành lập bộ đội địa phương. Với Sắc lệnh này, các đội du kích tập trung được phát triển thành các trung đội, đại đội bộ đội địa phương huyện và các tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh.
07/04/1927Học sinh trường quốc học Huế tổ chức bãi khoá do thái độ miệt thị của một giáo sư thực dân đối với học sinh. Sự kiện này đã gây tiếng vang của Trung Kỳ và cả nước. Từ cuộc bãi khoá này, nhiều học sinh ở trường đã bước vào con đường hoạt động cách mạng như: Võ Nguyên Giáp, Hải Triều...
07/04/1803Ngô Thì Nhậm từ trần. Ông sinh nǎm 1746 tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông hiến diệu kế rút quân về Tam Điệp, góp phần đại thắng quân Thanh mùa xuân nǎm Kỷ Dậu 1789.
07/04/1907Ngày sinh Đồng chí Lê Duẩn, ở xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Đồng chí giữ nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Xứ ủy nam Kỳ, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí qua đời ngày 10-7-1986 tại Hà Nội.
07/04/1971Tổng thống Hoa Kỳ R.Nixơn tuyên bố sẽ rút một đợt 10.000 binh lính Mỹ khỏi Việt Nam. Ngay sau đó, cuộc biểu tình quần chúng Mỹ đã nổ ra ở thủ đô Oasinhtơn với quy mô chưa từng có đòi chấm dứt ngay chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam và trên bán đảo Đông Dương.