Quẻ Phong Địa Quan là quẻ số 20 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ tốt hay xấu? Quẻ này có ý nghĩa luận giải như thế nào và các ứng dụng của nó trong mọi mặt của đời sống hàng ngày ra sao? Tất tần tật sẽ được giải đáp thông qua bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo quan. Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Quẻ Phong Địa Quan là gì?
Quẻ Phong Địa Quan, đồ hình::::|| còn gọi là quẻ Quan (觀 guan1), là quẻ thứ 20 trong Kinh Dịch.
- Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).
- Ngoại quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風).
Giải nghĩa: Quan dã. Quan sát. Xem xét, trông coi, cảnh tượng xem thấy, thanh tra, lướt qua, sơ qua, sơn phết, quét nhà. Vân bình tụ tán chi tượng: tượng bèo mây tan hợp.
XEM THÊM: Quẻ Kinh Dịch là gì?
2. Luận giải ý nghĩa quẻ Phong Địa Quan
2.1. Thoán Từ
quan, quan nhi bất tiến, hữu phu ngung nhược.
觀,盥 而 不 薦,有 孚 顒 若。
Câu này, nói về hào Cửu Ngũ, bậc chí tôn. Ở đây, lấy một thí dụ về Nghi lễ (tế lễ) để nói lên: phàm ngày xưa người ta bày ra nghi lễ cốt để tỏ lòng thành kính, kỳ dư chỉ là những hình thức không quan trọng.
Chữ “quan 盥” là cái chậu nước để cho thầy tế rửa tay trước khi tế lễ, như vậy, là để tỏ dạ kính thành. Thế, là đã đủ rồi, chả cần đến việc dâng lên các món đồ cúng kiến, bày ra mâm cỗ thịnh soạn như “tiến tửu” (dâng rượu), “tiến soạn” dâng các món ăn…v.v… Chỉ rửa tay cho sạch để tỏ lòng kính thành là đủ rồi! Không cần đến việc “tiến 薦” nữa.
Bậc trị nước, cốt lấy lòng chí thành đối với dân để cảm hóa, không cần phải nhiều nghi thức rườm rà khác bề ngoài, vô ích. Ngày nay, ta thấy có nhiều chính quyền thích bày biện lễ lạc cho nhiều để dối dân, để dân tưởng rằng chính quyền quá lo cho dân… trong khi họ coi dân như cỏ rác! Miễn là, trên hết có dạ chí thành, thì dưới sẽ hết lòng tin tưởng, đâu cần những nghi tiết rườm rà bên ngoài, mà lòng không chân thật thương lo cho dân.
2.2. Đại Tượng
Phong hành địa thượng: quan
Tiên vương dĩ tỉnh phương, quan dân thiết giáo.
象 曰 : 風 行 地 上,觀
先 王 以 省 方,觀 民 設 教。
Gió thổi trên mặt đất, tượng của quẻ quan! Chỗ nào có gió thổi, cỏ đều rạp xuống dưới làn gió mạnh, mà chỗ nào cũng có gió, cũng có sự có mặt của gió ít hay nhiều. Tiên vương, noi theo ý đó, mà đi tuần tỉnh bốn phương tiên vương dĩ tỉnh phương 先 王 以 省 方 , nghiên cứu phong tục khác nhau của mỗi địa phương để tùy cảnh mà áp đặt nền văn hóa và giáo dục thích hợp cho mỗi vùng, chứ không nhắm mắt bắt tất cả mọi người trong mỗi địa phương phải chịu chung một nền văn hóa giáo dục kiểu mẫu nào.
Dịch, nơi chương Đại Tượng đây cũng đã ghi rõ: “quan dân, quan phong 觀 民,觀 風” để mà thiết lập một nền chính giáo cho từng địa phương (“tỉnh phương, quan dân, thuyết giáo 省 方,觀 民,設 教”).
2.3. Tiểu Tượng
2.3.1. Hào Sơ Lục
Đồng quan, tiểu nhân, vô cựu, quân tử lẫn.
初 六 : 童 觀,小 人,無 咎,君 子 吝。
Tượng viết:
Sơ lục đồng quan, tiểu nhân đạo dã.
象 曰:初 六 童 觀,小 人 道 也。
Nên nhớ, ở thời quan, biểu thị về Người, phải lấy hào Cửu Ngũ làm chủ quẻ. Chữ “Quan 觀” ở đây, là “quan chiêm 瞻” (nhìn các hình tượng) tất cả các hào âm đều phải nhìn về Cửu Ngũ, nghĩa là phải chiêm ngưỡng hào Cửu Ngũ.
Sơ còn nhỏ quá, lại còn ở quá xa Cửu Ngũ, nên không thấy rõ, mới gọi là cái nhìn của đứa trẻ (đồng quan 童 觀). Là một đứa tiểu nhân nên thị kiến của nó chỉ thấy một cách mập mờ không biết phân biệt quý tiện, thánh phàm! Nên không lỗi gì “vô cựu 無 咎” đối với một đứa trẻ. Nếu là người lớn mà không chịu hướng về Ngũ mới là “xấu hổ” (tiểu nhân vô cựu, quân tử lẫn).
2.3.2. Hào Lục Nhị
Khuy quan, lợi nữ trinh.
六 二:闚 觀,利 女 貞。
Tượng viết:
Khuy quan nữ trinh, diệc khả xú dã.
象 曰:闚 觀 女,亦 可 丑 也。
Hào Lục Nhị, là âm nhu, quẻ nói về người ở trong nhà mà ngó lén người ngoài đường (Nhị ở nội quái; Ngũ ở ngoại quái) nên mới nói “khuy quan”. Cách nhìn này là cái nhìn lén của người con gái, đó là nết trinh của con gái (ngày xưa): “khuy quan, lợi nữ trinh”!
Gọi rằng “lợi nữ trinh” là chê khéo Lục Nhị “quan chiêm” một cách không đàng hoàng, không hợp với tư cách một bậc đại trượng phu, “đáng xấu hổ” (“khả xú dã 可 丑 也”). Chữ “xú” cùng nghĩa với chữ “tu 羞” (xấu hổ). Huống chi nhìn, mà nhìn qua kẹt cửa, chỉ là cái nhìn phiến diện, làm sao thấy được toàn diện con người, đó là cái nhìn của mấy “tên mù rờ voi”!
2.3.3. Hào Lục Tam
Quan ngã sinh, tiến thoái.
六 三:觀 我 生,進 退。
Tượng viết:
Vị thất đạo dã.
象 曰:觀 我 生,進 退,未 失 道 也。
“Quan ngã sinh” là hãy xem bản thân mình, xem những hành vi động tác của mình để biết được lúc nào phải tiến, lúc nào phải thối “quan ngã sinh, tiến thoái” 觀 我 生,進 退 . Là bởi Lục Tam là hào âm, đóng ở vị dương, lại còn ở vào cái thế “bán thượng lạc hạ”, may ra cũng có thể tiến lên được, theo Tứ mà lên. Nếu xét mình, thấy không đủ sức tiến lên, thì nên thủ phận, may ra không bị tụt xuống như hào Lục Nhị.
Hào này, tuy chưa phải là bậc hiền hay đại hiền, nhưng nếu biết tự lượng sức mình, biết quyền biến… thì chưa phải đến chỗ “thất đạo” vậy
2.3.4. Hào Lục Tứ
Quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương.
六 四:觀 國 之 光,利 用 賓 于 王。
Được nhìn thấy cái ánh sáng của quốc vương, rất có lợi mà làm khách quý của nhà vua.
Hào Lục Tứ, âm nhu đắc chính (âm cư âm vị) lại cũng là hào kế can với Cửu trùng, được nhìn rõ và thân cận với Ngũ, khác nào một Hiền thần gặp được Thánh quân, được xem như vị “thượng tân” (khách quý) của triều đình, được hành động như một bậc cao quý, chứ không phải bị dùng như một công cụ (mis à une place d’autorité où il pourra agir en toute indépendance et être respecté, et non utilisé comme instrument).
2.3.5. Hào Cửu Ngũ
Quan ngã sinh, quân tử vô cựu.
九 五:觀 我 生,君 子 無 咎。
Tượng viết:
Quan ngã sinh, quan dân dã.
象 曰:觀 我 生,觀 民 也。
Hào Cửu Ngũ, là vị chí tôn, đắc trung đắc chính, lại được “dương cư dương vị”, được 4 hào âm phía dưới nhìn mình! Nhưng Ngũ được người người nhìn mình, mà mình cũng phải “tự nhìn” tự quan 自 觀 tức là “quan ngã sinh 觀 我 生”, cũng là chỗ mà Lão Tử thường đề cao nơi thái độ người quân tử: “tự tri giả minh, tự thắng giả cường” 自 知 者 明,自 勝 者 彊。
“Tự tri” là bước đầu, mà cũng là bước cuối cùng của bậc Thánh nhân. “Tự tri” là một việc vô cùng khó khăn; bởi cái mà ta thường gọi là Ta, thực sự không phải Ta, mà là cái Siêu Ngã của ta, tức là cái Ta giả tạo do xã hội, gia đình, luân lý, phong tục… chung quanh tạo nên, gọi là cái “Ta xã hội”.
Lời Tượng bảo: “Quan ngã sinh, quan dân dã” Chữ “dân” nghĩa là người dân trong nước, nếu mình cầm quyền trong nước; nếu mình là chủ nhà, là chủ sở, là cha mẹ, là thầy… thì “dân” là người trong nhà, là các nhân viên trong sở… (tức là kẻ dưới tay, bè bạn… thuộc cung nô).
2.3.6. Hào Thượng Cửu
Quan kỳ sinh: quân tử vô cựu. Chí vị bình dã.
上 九 : 觀 其 生,君 子 無 咎。志 未 平 也。
Hào này giống như hào Cửu Ngũ. Theo lệ, hào này là bậc Chí nhân quân tử, một bậc Hiền, nhưng không lãnh chức quyền gì trong nước cả!
Gương sáng chói lọi, thiên hạ đều trông vào! Bởi không nhận lãnh tước phẩm nào cả, nên người dân quý trọng hơn những bậc quyền quý có phẩm tước, có chức quyền! Lẽ đời là vậy.
Tuy họ không lãnh chức vụ nào cả, nên không bị bó buộc phải có bổn phận giáo dân, nhưng vai trò văn hóa và giáo dục của họ không thể vì đó mà chểnh mảng, thường lại có nhiều hiệu quả hơn là khác! Dân chúng lại thích nghe họ hơn lời nói của chính quyền!
Tóm lại, “quan” dạy ta cách nhìn sự vật trên đời, cần nhất là “cái nhìn bao trùm” (vue planétaire ou synthétique) như cái nhìn của người đứng trên lầu cao nhìn cảnh vật chung quanh, cái nhìn của Nhất Nguyên luận, cái nhìn của Đạo, cái nhìn khách quan vô dục! Tức là cái nhìn của hào Thượng Cửu này: “chí vị Bình dã 志 未 平 也” (Bình 平 là im lặng, không thiên vị, trung bình hay bình đẳng: không thiên bên nào cả, âm hay dương, tiểu nhân hay quân tử). “Bình” là “bình đẳng quan” của nhà Phật. Đó là cái nhìn bao quát của Nhất Nguyên. Richard Wilhem dịch câu này: “ici, à la place la plus élevée, tout élément personnel et lié au moi est exclu.” (Chữ 未 đọc là 位 (vị) ngày xưa đọc lẫn nhau).
XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!
3. Quẻ Phong Địa Quan là quẻ HUNG hay CÁT?
“Quan” có nghĩa “được mọi người kính phục”, vì thế nó có hình tượng sen hạn được nước. “Hạn” là khô hạn, “Hà” là hoa sen, “Đắc” là được, “Thủy” là nước. “Hạn hà đắc thủy” là chuyện đầm sen khô hạn, hoa sắp héo tàn, bỗng trời mưa to, hoa sen nở rộ. Người gieo được quẻ này có điềm “Quý nhân phù trợ”.
Như vậy Quẻ Phong Địa Quan có điềm “Quý nhân phù trợ”, là quẻ tốt trong kinh dịch. Quẻ Quan chỉ thời vận đang biến động, không lợi cho hành động, mà phải nghiên cứu quan sát kỹ tình huống trước khi tiến hành công việc, tuy nhiên vẫn dễ thất bại. Là thời vận hợp với những nhà nghiên cứu, các học giả để quan sát, rút ra những điều bổ ích cho tư duy, cho cái mới sau này. Tài vận có thể có, sự nghiệp có thể thành công nhưng phải gian khổ theo dõi và quan sát thời cuộc để hành động cho đúng, không thể nóng vội. Xuất hành chưa lợi. Kiện tụng dễ dây dưa, nên hòa giải sớm. Bệnh tật biến chuyển bất thường. Thi cử khó dự đoán trước. Tình yêu kém thông suốt, đôi bên còn chưa hiểu nhau. Hôn nhân còn dùng dằng, phải kéo dài một thời gian mới thuận.
XEM THÊM:Quẻ 19 – Địa Trạch Lâm
4. Ứng dụng của quẻ Phong Địa Quan trong đời sống hàng ngày
- Ước muốn: Bề ngoài có vẻ rất có hy vọng, nhưng trong thực tế, công việc lại hết sức khó khăn.
- Hôn nhân: Nhiều khó khăn. Không hy vọng thành công.
- Tình yêu: Tranh cãi thường xuyên. Không hy vọng thành công.
- Gia đạo: Vận may của gia đình đang hồi suy vi. Nếu biết xử sự thành thật hết lòng với người khác và trong công việc, cộng thêm với sự làm việc cần mẫn, bạn có thể giữ được sự thanh bình và phú túc của gia đình.
- Con cái: Nhiều lo âu và đầy buồn khổ. Nếu đang làm việc vất vả để nuôi dạy chúng, khi đó bạn sẽ có thể nhìn thấy sự thành công và vận may của chúng. Thai nghén: con gái.
- Vay vốn: Khó thành công.
- Kinh doanh: Không suôn sẻ. Nhưng nếu không hành động hấp tấp và manh động, thay vào đó cẩn thận tiến bước cũng như đi theo trình tự hợp lý, bạn sẽ gặt hái được lợi nhuận.
- Thị trường chứng khoán: Giá cả biến động, không ổn định. Về sau sẽ giảm.
- Tuổi thọ: Thường xuyên bệnh tật. Phải biết chăm sóc bản thân và sẽ được sống thọ.
- Bệnh tật: Nhiều biến chuyển trong bệnh tình. Có bình phục được hay không tùy thuộc vào sự dưỡng bệnh và áp dụng cách điều trị đúng đắn. Những bệnh liên quan đến hệ hô hấp, vùng bụng và hệ thống thần kinh.
- Chờ người: Khó khăn hoặc trở ngại dọc dường; người đó sẽ không đến. Dù có đến, người này cũng sẽ gây ra thất vọng.
- Tìm người: Đang trôi giạt đến phương trời bất định nào đó. Hãy tìm ở hướng đông nam hay hướng tây nam.
- Vật bị mất: Đã rơi vào tay người khác. Không dễ gì tìm lại được.
- Du lịch: Thuận lợi.
- Kiện tụng và tranh chấp: Đã bỏ ra rất nhiều công sức, nhưng vô vọng. Tốt nhất hãy hòa giải.
- Việc làm: Rất khó khăn trong hiện tại. Hãy chờ đến lúc thích hợp.
- Thi cử: Điểm kém.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Chưa phải lúc thích hợp.
- Thời tiết: Gió mạnh và thời tiết thất thường.
- Thế vận: hiện đang ở giai đoạn đầy biến động, có thể tốt mà cũng có thể xấu, tùy theo tâm tính của bản thân mình.
- Hy vọng: có thể thành tựu nhưng trải qua nhiều rắc rối.
- Tài lộc: có tài lộc song chờ thời gian.
- Sự nghiệp: trải qua gian khổ mới thành công.
- Nhậm chức: chưa thuận lợi, không nôn nóng.
- Nghề nghiệp: tránh phải chuyển nghề.
- Tình yêu: đôi bên chưa quyết định dứt khoát.
- Hôn nhân: nên suy nghĩ kỹ trước khi kết hợp.
- Đợi người: khó biết đến hay không đến.
- Đi xa: nên thay đổi thời gian chuyến đi.
- Xem pháp lý: dây dưa, nên sớm hòa giải.
- Sự việc: giải quyết sớm chừng nào hay chừng ấy.
- Bệnh tật: biến động bất thường khi tốt, khi xấu.
- Thi cử: khó xác định kết quả
- Xem mất của: của đã giao cho người khác.
- Xem người ra đi: đã đi xa.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Phong Địa Quan vào mọi mặt của đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: