Quẻ Địa Trạch Lâm là quẻ số 19 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải như thế nào và các ứng dụng của quẻ Địa Trạch lâm vào mọi mặt của cuộc sống hàng ngày. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn có thể đón đọc!

1. Quẻ Địa Trạch Lâm là gì?

Quẻ Địa Trạch lâm là quẻ tốt trong Kinh Dịch
Quẻ Địa Trạch lâm là quẻ tốt trong Kinh Dịch

 

Quẻ Địa Trạch Lâm, đồ hình ||:::: còn gọi là quẻ Lâm (臨 lin2), là quẻ thứ 19 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).
  • Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).

Giải nghĩa: Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu. Quân tử dĩ giáo tư chi tượng: người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc cho dân vô bờ bến.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Địa Trạch Lâm

2.1. Thoán Từ

Lâm, nguyên hanh, lợi trinh.

Trí vu bát nguyệt, hữu chung.

臨,元,亨,利,貞。

至 于 八 月,有 凶。

Đoài, là gốc quẻ Khôn được 2 hào Dương thay vào Sơ và Nhị mà thành quẻ Đoài, quân tử tiệm trưởng và lấn mãi tiểu nhân tiệm tiêu.

Quẻ Lâm, là thời tiết vào tháng 12 sau Đông chí, Dương khí lớn lên, nên gọi là Lâm (rất lớn). Mùa Xuân sắp đến, thế đạo đã gần đến chỗ hanh thông, nên gọi là “nguyên hanh 元 亨”. Tháng 12 đến tiết Lập Xuân. Cửu Nhị, đắc trung đắc chính, lại ứng với Ngũ nhu trung, quân thần khánh hội, nên Thánh nhân mừng cho xã hội thời Lâm này, mới bảo “Nguyên Hanh”. Nhưng, dù có tốt đến bực nào, cũng nên nhớ rằng đạo của người quân tử không sao tiêu diệt nổi cho hết bọn tiểu nhân! Quân tử ở thời này, nên đề cao cảnh giác, cần lo bồi đắp căn cơ chính đạo của mình cho thật bền vững mới được “lợi trinh”.

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.2. Thoán Truyện

a) Lâm, cương “tẩm” nhi trưởng;

duyệt nhi thuận; cương trung nhi ứng.

臨,剛 浸 而 長。說 而 順,剛 中 而 應。

b) Đại hanh dĩ chính, thiên chi đạo dã.

大 亨 以 正,天 之 道 也。

c) Trí vu bát nguyệt, hữu hung, tiêu bất cửu dã.

至 于 八 月,有 凶,消 不 久 也。

Câu đầu, quan trọng nhất là ở chữ “tẩm 浸” là từ từ, lần lần… Dịch gọi là “tiềm tiệm nhi tiến” tiến lên, nhưng hãy đi “đi từ từ”… như xuân qua, hạ đến… cũng đến từ từ… như hoa nở, trăng lên cũng từ từ, không bao giờ có việc “thi đua”, “hối hả”, “đốt giai đoạn”, “cướp thời gian”!

Sở dĩ bậc người quân tử mà đắc Đạo, khác với thế nhân ở chỗ luôn luôn giữ một thái độ im lìm lặng lẽ… Thế nhân lại không phải như vậy, họ tỏ vẻ bôn chôn vội vã, ồn ào chụp giựt. Văn hóa, giáo dục rất tối kỵ sự cướp thời gian hay “đốt giai đoạn”. Thiên tài là một sự nhẫn nại!

Ôi! Đến cái việc “tế độ quần sinh” thì các thầy sãi cũng thúc giục tín đồ mình phải “biết tranh thủ thời gian”… “tu mau”, “tu gấp” qua trung gian họ. Trong khi đó Dịch khuyên ta: “Lâm, cương “tẩm” nhi trưởng” (quẻ Lâm, là dương cương mà là dương trưởng âm tiêu, sự “lớn lên” (“trưởng”) của Dương cũng phải biết âm thầm, lặng lẽ, từ từ mà tiến… Đó là “mật pháp” của phép “tu” của hàng thức giả! “duyệt nhi thuận 說 而 順”). Đoài, là đứa con gái nhỏ (thiếu nữ) tiếng nói nhỏ nhẹ với nụ cười hồn nhiên duyên dáng dễ thương.

Tuy hiện là quẻ Lâm, nhưng rồi cũng còn chẳng bao lâu, lại đến quẻ Quán, và từ đó đến Bác và Khôn… Dương khí sẽ tiêu hết mà Trời Đất cũng sẽ không còn! “Tiêu, bất khả cữu dã”. Tiêu trầm, cũng chẳng còn bao lâu… Hạnh phúc có bao giờ trường cửu!

2.3. Đại Tượng

Trạch thượng hữu địa: Lâm.

Quân tử dĩ giáo tư vô cùng.

Dung, bảo dân vô cương.

澤 上 有 地,臨。

君 子 以 教 思 無 窮。

容,保 民 無 疆。

Trên đầm có đất, là quẻ Lâm. Đầm, thì sâu; Đất, thì rộng, cho nên người quân tử lấy cái tượng sâu thẳm của đầm, cái rộng rãi bao la của đất mà đem chỗ sâu thẳm và rộng rãi về sự hiểu biết của mình để dạy dỗ thiên hạ, không phân biệt giai cấp sang hèn hay thân sơ, như Lão Tử đã bàn về sự giáo dưỡng nhân loại “Thánh nhân thường thiện cứu nhân, cố vô khí nhân; thường thiện cứu vật, cố vô khí vật 聖 人 常 善 求 人,故 無 棄 人。常 善 求 物,故 無 棄 物。”. Thánh nhân khéo cứu nhân, nên không có người nào bị bỏ; thường khéo cứu vật, nên không vật nào bị bỏ!

Nên hào từ Đại Tượng nói: “Quân tử dĩ giáo tứ vô cùng, dung bảo dân vô cương” 君 子 以 教 思 無 窮, 容 保 民 無 疆。

“Giáo tứ 教 思 , là ban bố giáo dục đến tận cùng (“vô cùng 無 窮”), là dạy dỗ đến chỗ “cùng Lý tận tính”.

“Dung bảo 容 保” là dung hòa rộng rãi và bao quát, không phải riêng cho kẻ thiện, cho người thân, người cùng một nước, nghĩa là chỉ lo cho một nền quốc học, mà cho cả nền văn hóa quốc tế. Hạng người quân tử này đả phá mọi ranh giới quốc gia hay địa phương (“vô cương 無 疆”).

Bậc Quân tử này của quẻ Lâm, có lẽ muốn ám chỉ các nhà văn có tính cách quốc tế như những kẻ đã tạo ra được các văn phẩm quốc tế như các bộ sách cỡ Dịch Kinh, Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh, Kim Cang Kinh, hay là bộ Kinh Thánh (Bible), sách Cabbale… của Hy Lạp và Ai Cập.

2.4. Tiểu Tượng

2.4.1. Hào Sơ Cửu

Hàm lâm, trinh kiết.

初 九:咸 臨,貞 吉。

Tượng viết:

Hàm lâm trinh kiết, chí hành “chính” dã.

象 曰:咸 臨 貞 吉,志 行“正”也。

Sơ Cửu là hào dương cương đắc chính (dương cương dương vị) lại được Cửu Nhị (bạn dương cương duy nhất của mình) đắc trung đắc chính, đồng tâm hiệp lực để tiến lên áp đảo quần âm.

Cho nên được gọi là “hàm lâm 咸 臨” (Hàm 咸 là bao gồm lại làm một lực lượng chung; “lâm” là to lớn). Với 4 chữ “Hàm lâm trinh kiết”, thánh nhân tác Dịch tỏ ý mừng cho hàng quân tử “tịnh tiến” (cùng tiến). Nhưng, vẫn như trước đây, Thoán truyện đã khuyên “cương “tẩm” nhi trưởng”, thì có tiến lên, hãy tiến từ từ, chớ hấp tấp, vội vã mà mất đức Trung chính đi; lại còn ngại điều này, là một khi đoàn kết được với nhau rồi, thường hay sinh ra cái nạn “bè phái”! Nên mới có lời răn dạy: “chí hành “chính” dã 志 行“正” 也。”, đừng bao giờ quá thiên về người quân tử mà hất hủi tiểu nhân.

2.4.2. Hào Cửu Nhị

Hàm lâm, kiết, vô bất lợi.

九 二:咸 臨,吉,無 不 利。

Chữ “hàm lâm” của hào Cửu Nhị cũng giống như hàm lâm của hào Sơ Cửu, cùng hợp sức để áp đảo quần âm. Về đạo lý vẫn chính đáng, về cơ hội vẫn thuận tiện; về thời vận “nhị dương đồng hành” nên tốt “kiết” và tương lai chẳng việc gì mà không thuận lợi! (“vô bất lợi” 無 不 利) và như vậy, là cả hai hào Sơ và Nhị đều được chữ “kiết” (tốt).

Nhưng, lời Tượng lại nói thêm: đừng tin rằng đây là có được “thời” rồi buông trôi cho sự việc… phải nhớ rằng tranh đấu với tiểu nhân đâu phải dễ… vì chúng đa mưu và nhiều thủ đoạn, cần đoàn kết chặt chẽ với nhau, không sơ hở… may ra, chứ đoàn kết lỏng lẻo thì sẽ bị chúng len lỏi vào làm hỏng việc như chơi! Nghĩa là phải “tận nhân lực” mới “tri thiên mạng”! Theo lẽ Trời, theo luật tiêu trưởng của Âm Dương thì mình ở thời Lâm rất thuận lợi, nhưng cứ tin rằng không có việc gì phải lo phải phòng, đó là việc lầm lớn, khi mình tranh đấu với tiểu nhân! Chúng vô cùng tráo trở, đừng thấy chúng lui bước nhượng bộ mình mà nhắm mắt tin tưởng. Chữ “vị 未” không phải là “chưa”, mà là “chẳng phải” chúng theo Mạng Trời mà chịu lui đâu! Với bọn tiểu nhân, sớm đầu tối đánh, liên miên phản trắc là bản tính của chúng. Chúng chịu nhượng bộ mà lui, dù hứa miệng hay ký kết giao kèo… cũng đừng tin. Quân tử mà đối phó với tiểu nhân, cứ lấy bụng ta suy bụng người, là điều lầm lạc to tát. Bởi vậy, từ xưa đến nay, quân tử cùng tiểu nhân tranh đấu, quân tử chịu thua là cái chắc! Vì thiếu cảnh giác để dự phòng sự tráo trở!

2.4.3. Hào Lục Tam

Cam lâm, vô du lợi, ký ưu chi, vô cựu.

六 三:甘 臨,無 攸 利。既 憂 之,無 咎。

Tượng viết:

Cam lâm, vị bất đáng dã,

ký ưu chi, cựu bất trưởng dã.

象 曰:甘 臨,位 不 當 也。

既 憂 之, 咎 不 長 也。

Hào Tam, là một tên tiểu nhân của thời Lâm đã âm nhu lại ở vị dương, bất trung bất chính.

Tam ở trên đầu quẻ Đoài thuộc Âm, lại làm chủ đoàn Âm là khác, thấy Nhị dương đang lên, đâm ra lo sợ cho bản thân, nên toan dùng lời ngon ngọt mà a dua nhị dương nên mới bảo “cam lâm” (Cam là lời nói ngọt ngào bợ đỡ). Như thế, không lợi gì cho mình, bởi Cửu Nhị là quân tử chính cống, đâu có thích lối a dua? Có đời nào mà hạng quân tử thích sự a dua, giả sử có kẻ yếu tính dễ ưa lời dua nịnh, đó là hạng người hôn mê, nếu là hạng vua chúa, thường gọi là “hôn quân”! Chứ thuở nào lại ưa sự dua nịnh? Ưa lời dua nịnh là đồng thời mình đã đồng hóa với bọn a dua, bọn người tiểu nhân rồi! Đó là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá nhân phẩm con người! Quả là điều đáng sợ cho những ai muốn trở thành quân tử! phải tự đề cao cảnh giác! Nghe lời khen tặng mà mừng dù biết rõ lời khen tặng ấy không chính đáng, là tự mình đã đề cao cái bản ngã ti tiện của mình rồi! Huống chi, thích nghe lời dua nịnh, là vô tình hay hữu ý giúp cho bọn tiểu nhân càng thêm có nhiều, đó là càng củng cố khuyến khích bọn tiểu nhân trở nên càng đông đảo… Bậc Vua chúa hay một bậc tôn trưởng mà thích nghe lời a dua, thì không mấy chốc triều đường sẽ rặt phường tiểu nhân mà bọn người quân tử càng vắng bóng!

2.4.4. Hào Lục Tứ

Chí lâm, vô cựu, vị đáng dã.

至 臨 無 咎,位 當 也。

Lẽ ra, hào Lục Tứ này thuộc loại âm nhu, hạng tiểu nhân ở thời Lâm, nhưng vì nó là âm, lại “cư âm”, nên đắc chính; dưới tiếp với hào Sơ, là một bạn hiền nên mất đi bản chất tiểu nhân, bởi vậy mới có câu “Chí lâm vô cựu, vị đáng dã” 至 臨 無 咎,位 當 也 . Nhờ ở vị Âm mà đắc chính, Tứ khỏi kẹt vào hạng tiểu nhân! (chí 至 , là đến).

2.4.5. Hào Lục Ngũ

Trí lâm, đại quân chi nghi, kiết.

六 五:知 臨,大 君 之 宜,吉。

Tượng viết:

Đại quân chi nghi, hành trung chi vị dã.

象 曰:大 君 之 宜,行 中 之 謂 也。

Ngũ, là vị chí tôn, đắc trung đắc chính, tiếc vì bản thân là âm nhu, nên thiếu tài… phải nhờ vào bậc hiền tài như Cửu Nhị dương cương đắc trung đắc chính, là đúng tư cách bậc nguyên thủ (đại quân chi nghi 大 君 之 宜).

Lục Ngũ là đắc trung; Cửu Nhị cũng đắc trung, đó là “Âm Dương tương tùy”, “thanh khí tương cầu”, “chí đồng đạo hợp” cùng phát triển đức “Trung” nên gọi là “hành trung 行 中”. Lục Ngũ, là Âm; Cửu Nhị, là Dương, đủ cặp Âm Dương, nên gọi là “Âm Dương tương tùy” chỗ tương đắc là đó.

Chữ “知” đọc là Trí 智 (ngày xưa đọc lẫn nhau), hào Ngũ, tốt nhất, là chỗ “Trí lâm” nghĩa là khen cho con mắt tinh đời như Hán đế, biết xem người, để giao trọng trách cho Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà mỗi người đúng địa vị của họ.

2.4.6. Hào Thượng Lục

Đôn lâm, kiết, vô cựu

上 六:敦 臨,吉,無 咎。

Tượng viết:

Đôn lâm chi kiết, chí tại nội dã.

象 曰:敦 臨,之 吉,志 在 內 也。

Theo thông lệ, quẻ nào đến hào Thượng, thường không tốt, bởi Dịch rất kỵ cái gì đến cực độ: “cực tắc biến”! Duy có quẻ Lâm này, thì trái lại, rất tốt, một ngoại lệ. Là bởi Thượng ở thời cuối cùng của Lâm, chỗ chung kiết của Lâm, lại ở trên hết quẻ Ngoại Khôn, đó là được chỗ chí thuận cho thời Lâm quân tử đạo trưởng.

Theo lẽ tự nhiên, thì việc lớn trong thiên hạ đâu phải việc mà chỉ có bọn người quân tử làm xong, nếu không có bọn tiểu nhân phụ vào để mà phụ trách! “vô tiểu nhân bất thành quân tử”. Cần nhất, là bọn tiểu nhân này phải được đặt đúng vào địa vị của nó mới hay… phải ở vào địa vị của kẻ phục tùng. Chữ “đôn 敦” là đôn hậu, trung hậu 忠 厚 nên được “tốt” (kiết) và “không lỗi” 無 咎 .

Thượng Lục sở dĩ được Kiết (đôn lâm chi kiết) là bởi tinh thần ý chí của Thượng Lục chỉ biết thuận tùng với 2 hào Dương của Nội quái (chí tại Nội dã 志 在 內 也). Thượng Lục, thể Khôn, là thuận tùng, chân thành thuận tùng Sơ và Nhị (2 hào Dương của Nội quái) chính là anh đầu bầy bọn tiểu nhân, dẫn dắt cả bầy tiểu nhân, thành tâm phục tùng quân tử, đó là trung hậu đến mực, nên gọi là “đôn lâm, kiết, vô cựu 敦 臨,吉,無 咎”. *

3. Quẻ Địa Trạch Lâm là quẻ HUNG hay CÁT?

“Lâm” tức là “trên đến với dưới”, đất ở trên bờ giáp với đầm nước, có ý chỉ sự gần dân, vì thế nó có hình tượng thực hiện chính sách thi hành nhân đức. “Phát chính” là thực hiện chính sách, “Thi nhân” là thi hành nhân đức. “Phát chính thi nhân” là chuyện vua cuối cùng nhà Thương là Trụ vương đặt ra thuế khóa nặng nề, xây dựng lâu đài, xây hồ chơi bời, dâm loạn, hình phạt thảm khốc, khiến cho dân chúng điêu linh, khốn khổ như sống trong lò lửa. Văn Vương sửa sang chính sự, làm việc nhân nghĩa, khiến cho dân chúng yên ổn làm ăn. Kẻ gieo được quẻ này có điềm “Thời vận hanh thông”.

Như vậy Quẻ Địa Trạch Lâm có điềm “Thời vận hanh thông”, là quẻ cát trong kinh dịch. Quẻ chỉ thời cơ tốt đang đến cần phải tranh thủ, không bỏ lỡ thời cơ. Tuy nhiên thời cơ vận may gắn với khả năng đi sát quần chúng, tranh thủ được mọi người. Công danh sự nghiệp nhiều cơ may thành đạt. Tài vận phát đạt, kinh doanh gặp thời, được như mong muốn. Kiện tụng dễ thắng nhưng nên giữ hoà khí thì hơn. Thi cử dễ đỗ, nhưng đến tháng tám có thể gặp điều không may, vì vậy công việc không nên dây dưa, không nên kéo dài, tránh chủ quan tự mãn. Tình yêu thuận lợi, được như ý. Hôn nhân đẹp lòng, dễ thành lương duyên.

XEM THÊM:Quẻ 18 – Sơn Phong Cổ

4. Ứng dụng của quẻ Địa Trạch Lâm trong mọi mặt của đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Địa Trạch Lâm trong đời sống hàng ngày
Ứng dụng của quẻ Địa Trạch Lâm trong đời sống hàng ngày
  • Ước muốn: Sẽ trở thành hiện thực.
  • Tình yêu: Có thể thành công – nhưng có thể có cảnh lúc mặn nồng lúc lạnh nhạt. Bạn phải giữ vững bình tĩnh và tự chủ.
  • Gia đạo: Thịnh vượng và may mắn.
  • Con cái: Biết vâng lời, hòa nhã và có hiếu nhưng không được vì vậy mà nuông chiều chúng. Thai nghén: con gái.
  • Vay vốn: Có thể thực hiện được.
  • Kinh doanh: Thu được lợi nhuận là điều dễ dàng và nhẹ nhàng.
  • Thị trường chứng khoán: Bùng phát; giá cả sẽ tăng vọt.
  • Tuổi thọ: Khỏe mạnh bẩm sinh. Sẽ sống thọ nếu biết chăm sóc cơ thể của mình.
  • Bệnh tật: Sẽ bình phục. Những bệnh liên quan đến dạ dày, ruột và hệ thống tiểu tiện; bệnh truyền qua đường sinh dục.
  • Chờ người: Sẽ đến, đồng thời còn mang đến niềm vui.
  • Tìm người: Sẽ tìm được, hoặc người này sẽ tự trở về. Hãy tìm ở hướng tây hoặc tây nam.
  • Vật bị mất: Sẽ tìm thấy. Hãy tìm ở hướng tây hoặc tây nam.
  • Du lịch: Cát tường.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Tìm cách hòa giải sẽ có lợi hơn. Bất lợi sẽ nảy sinh bởi thái độ kiện tụng ngoan cố.
  • Việc làm: Sẽ tìm được.
  • Thi cử: Điểm cao.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Cát tường, có thể xúc tiến.
  • Thời tiết: Nhiều mây, về sau quang đãng.
  • Thế vận: đang vận tốt. Chủ quan hỏng việc.
  • Hy vọng: sắp tối lúc thực hiện, hãy nỗ lực tới cùng.
  • Tài lộc: gần được như ý.
  • Sự nghiệp: thành công, càng về cuối càng phát triển.
  • Nhậm chức: sẽ như ý sau một thời gian.
  • Nghề nghiệp: hiện chưa phải lúc, phải chờ ít lâu.
  • Tình yêu: có khả năng tiến triển tốt đẹp, nếu thành tâm.
  • Hôn nhân: thành lương duyên sau một thời gian dài.
  • Đợi người: họ đến muộn.
  • Đi xa: vui vẻ, tới đích.
  • Pháp lý: được kiện.
  • Sự việc: sau một thời gian mới giải quyết xong, không nóng vội.
  • Bệnh tật: kéo dài, nhưng sẽ đỡ dần.
  • Thi cử: phải nỗ lực lớn mới có kết quả.
  • Mất của: khó tìm.
  • Xem người ra đi: có đi có về bình thường.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Địa Trạch Lâm vào mọi mặt của đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: