#8 cách xem phong thủy phòng ăn đầy đủ, chính xác nhất

Phong thủy phòng ăn

( Bát trạch )

Nếu quý vị không nhớ phút sinh chính xác thì nhập theo: (từ 01p tới 30p lấy 30p – từ 30p tới 59p lấy 50p)

Phong thủy phòng ăn đóng vai trò quan trọng khi thiết kế nhà. Vậy bố trí phòng ăn theo phong thủy đảm bảo những nguyên tắc gì? Cách bố trí như thế nào để hợp phong thủy? Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Thăng Long Đạo quán để giải đáp những vấn đề trên.

1. Các nguyên tắc bố trí phòng ăn theo phong thủy

Một phòng ăn được coi là phong thủy khi nó đảm bảo được hai yếu tố:

  • Thứ nhất, phòng ăn cần đảm bảo tính liền mạch, hợp lý về không gian, kiến trúc cũng như khí trường với toàn bộ ngôi nhà. Hạn chế được tối đa những ảnh hưởng không đáng có tới sinh hoạt ăn uống của gia đình. Tuân theo những nguyên tắc của phong thủy nhưng phòng ăn cũng phải đủ rộng, thông thoáng mà vẫn ấm cúng, tiện nghi, cũng như tạo ra sự dễ dàng, linh hoạt trong quá trình sử dụng.
  • Thứ hai, phong thủy lớn nhất chính là lòng người, sự bằng lòng, hài lòng là cái cốt yếu đánh giá mọi thứ dành cho con người. Và với không gian phòng ăn, phong thủy phòng ăn thì việc một gia chủ hài lòng về kiến trúc, nội thất, không gian cũng như phong thủy đã là điều tuyệt vời, và còn tuyệt vời hơn khi chính các gia chủ và các thành viên trong gia đình cảm thấy thoải mái, tiện lợi và ngon miệng.

Như vậy, phong thủy phòng ăn được đảm bảo trên các phương diện phong thủy và thiết kế sẽ là điểm tựa cho các gia chủ ổn định được sức khỏe, sinh khí cũng như năng lượng sống. Ngoài ra, nhà ăn nhà bếp còn là nơi theo dân gian ta quan niệm có sự cai quản của các vị Táo quân, chính vì thế một nhà bếp phong thủy còn là nơi giúp các gia chủ chiêu tài hút lộc, gia tăng sự thịnh vượng cho vận khí, gia đạo và gắn bó tình cảm một gia đình.

Phong thủy phòng ăn

2. Cách bố trí phòng ăn hợp phong thủy

Hiện nay có 2 cách bố trí phòng ăn phổ biến là theo mệnh niên và theo Bát tự. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết các cách bố trí trên.

2.1. Bố trí phòng ăn theo mệnh niên

2.1.1. Bố trí phong thủy phòng ăn cho mệnh Kim

Người mệnh Kim là những người sinh năm: 1954, 1955, 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001…

  • Hướng phòng ăn: Hướng tây, Đông Bắc là những hướng phù hợp với mệnh Kim.
  • Tông nền: Gia chủ mệnh Kim nên thiết kế phòng ăn có tông nền vàng, trắng, xám.
  • Các vật dụng trong phòng ăn ưu tiên hình tròn, hình vuông, được làm từ kim loại, hợp kim.

2.1.2. Phong thủy phòng ăn cho mệnh Thủy

Những người sinh năm sau đây thuộc mệnh Thủy: 1936, 1937, 1944,1945, 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013…

  • Hướng phòng ăn phù hợp là Bắc, Nam, Đông Nam.
  • Tông nền phòng ăn người mệnh Thủy nên dùng là xanh dương, đen, vàng, trắng, xám.
  • Nội thất trong phòng ăn nên làm tử thủy tinh, kính…

2.1.3. Phong thủy phòng ăn cho mệnh Mộc

Những người mệnh Mộc sinh năm: 1942, 1943, 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003, 2010, 2011…

  • Phòng ăn hướng Đông, Đông Nam, Nam phù hợp với người mệnh Mộc.
  • Tông nền phòng ăn phù hợp là xanh lá cây, đen, xanh nước biển.
  • Gia chủ nên dùng nội thất, vật dụng được làm từ gỗ. Bên cạnh đó hạn chế nội thất làm từ kim loại vì Kim khắc Mộc.

2.1.4. Phong thủy phòng ăn cho mệnh Hỏa

Người mệnh Hỏa sinh năm: 1934, 1935, 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995…

  • Người mệnh Hỏa nên chọn hướng Tây Nam, Nam, Đông Bắc cho phòng ăn.
  • Tông nền phòng ăn nên chọn là đỏ, cam, tím, hồng.
  • Nên sử dụng nội thất trong phòng ăn có đường thẳng, đường chéo.

2.1.5. Phong thủy phòng ăn cho mệnh Thổ

Người mệnh Thổ thuộc các năm sinh: 1934, 1935, 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978,1979, 1994, 1995, 2008, 2009…

  • Phòng ăn cho người thuộc mệnh Thổ nên hướng ra phía Nam.
  • Một số tông nền phòng ăn phù hợp là đỏ, nâu, tím, cam, hồng, vàng nhạt.
  • Nội thất trong phòng ăn như bàn, ghế nên có hình vuông, hình chữ nhật và bằng phẳng.

Phong thủy phòng ăn cho mệnh Thổ

2.2. Bố trí phong thủy phòng ăn theo Bát tự

Bố trí phòng ăn theo Bát tự là cách phổ biển nhất bởi phương pháp này dựa vào giờ, ngày, tháng, năm sinh của gia chủ. Đây là phương pháp được đánh giá là có độ chính xác cao, giúp bố trí phòng ăn theo phong thủy phù hợp với mỗi người. Để bố trí phòng ăn theo Bát tự thì cần thực hiện qua 2 bước sau:

  • Bước 1: Xác định thân vượng, thân nhược ngũ hành nào dựa vào mối quan hệ xung khắc, hợp hóa giữa giờ, ngày, tháng, năm sinh. Để làm được bước này, gia chủ cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia phong thủy, mệnh lý hoặc dùng công cụLập lá số Bát tự miễn phí.
  • Bước 2: Từ thân nhược, thân vượng sẽ suy ra Dụng Hỷ thần tương ứng, từ đó xác định được cách bố trí phòng ăn phù hợp.

Với những người thân vượng thì nên bố trí phòng ăn theo các yếu tố sau:

Thân vượngKimMộc ThủyHỏaThổ
Dụng Hỷ thầnDụng thần Hỏa

Hỷ thần Thủy

Dụng thần Kim

Hỷ thần Hỏa

Dụng thần Thổ

Hỷ thần Mộc

Dụng thần Thủy

Hỷ thần Thổ

Dụng thần Mộc

Hỷ thần Kim

Hướng phòng ănNam hoặc BắcTây, Tây Bắc, NamTây Nam, Đông Bắc, Đông, Đông NamBắc, Tây Nam, Đông BắcĐông, Đông Nam, Tây, Tây Bắc
Tông nền phòng ănĐỏ, hồng, tím, xanh dương, đenTrắng, bạc, vàng kim, đỏ, hồng, tímNâu, vàng đậm, cam đất, xanh lá câyXanh dương, đen, nâu, vàng đậm, cam đấtXanh lá cây, trắng, bạc, vàng kim
Kiểu dáng, chất liệu nội thất phòng ăn (bàn, ghế…)Hình thuôn dài, làm từ gỗ; hình trụ lượn sóng, làm từ kim loại, thủy tinhHình chữ nhật, làm từ sắt, inox; hình thuôn dài, làm từ gỗHình vuông, làm từ kim loại; hình uốn với góc lượn tròn, làm từ gỗHình trụ lượn sóng, làm từ kim loại, thủy tinh; hình vuông, làm từ kim loại.Hình uốn với góc lượn tròn, làm từ gỗ; hình chữ nhật, làm từ sắt, inox.

Với những người thuộc thân nhược thì nên bố trí phòng ăn theo cách sau:

Thân nhượcKimMộc ThủyHỏaThổ
Dụng Hỷ thầnDụng thần Kim

Hỷ thần Thổ

Dụng thần Mộc

Hỷ thần Thủy

Dụng thần Thủy

Hỷ thần Kim

Dụng thần Hỏa

Hỷ thần Mộc

Dụng thần Thổ

Hỷ thần Hỏa

Hướng phòng ănTây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông BắcĐông, Đông Nam, BắcBắc, Tây, Tây BắcNam, Đông, Đông NamTây Nam, Đông Bắc

Nam

Tông nền phòng ănTrắng, bạc, vàng kim, nâu, vàng đậm, cam đấtXanh lá cây, xanh dương, đenXanh dương, đen, trắng, bạc, vàng kimĐỏ, hồng, tím, xanh lá câyNâu, vàng đậm, cam đất, đỏ, hồng, tím
Kiểu dáng, chất liệu nội thất phòng ănHình chữ nhật, làm từ sắt, inox; hình vuông, làm từ kim loạiHình uốn với góc lượn tròn, làm từ gỗ; hình trụ lượn sóng, làm từ kim loại, thủy tinhHình trụ lượn sóng, làm từ kim loại, thủy tinh; hình chữ nhật, làm từ sắt, inoxHình thuôn dài, làm từ gỗ; hình uốn với góc lượn tròn, làm từ gỗHình vuông, làm từ kim loại; hình thuôn dài, làm từ gỗ

Xem thêm: Cách thiết kế phòng khách và phòng bếp hợp phong thủy.

Phong thủy phòng ăn theo Bát tự

3. Những lưu ý khi bố trí phong thủy phòng ăn

Phong thủy phòng ăn cũng quan trọng như bất cứ không gian phong thủy nào khác của toàn bộ ngôi nhà, khí trường và năng lượng mà không gian nhà ăn tạo ra, có ảnh hưởng rất quan trọng tới vận khí chung của toàn bộ ngôi nhà. Do vậy, khi lên các phương án thiết kế xây dựng cũng như bài trí phong thủy phòng ăn, các gia chủ cũng nhất thiết đặt sự quan tâm tới không gian, phong thủy của nhà bếp nói chung và phòng ăn nói riêng. Bên cạnh đó lưu ý những điều sau:

  • Không gian phòng ăn cần được đặt tại những cung vị tốt, tránh xung đột với những không gian khác trong ngôi nhà. Hướng phòng ăn thường sẽ được đặt theo hướng sinh khí, nhằm đảm bảo sự tốt đẹp cho sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình.
  • Phòng ăn cần được đặt tại vị trí thuận tiện, đủ rộng, sạch sẽ và tiện lợi cho việc di chuyển tới những không gian khác như phòng khách, phòng ngủ và phòng vệ sinh. Đồng thời, cũng tránh việc phòng ăn quá gần khu vực phòng tắm, nhà vệ sinh hay nhìn thẳng ra phòng khách và các cửa phòng ngủ, phòng thờ. 
  • Phòng ăn cần tránh những khu vực quá nhiều cây xanh, có nhiều cửa hút gió và đặc biệt là quá gần khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh, nhà tắm cần đặt cách xa khu vực nhà ăn và nên đặt tại khu riêng biệt và tránh cùng hướng với phòng ăn.
  • Khu vực phòng ăn cần được đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ , khô ráo để tránh vi khuẩn, nấm mốc và mùi thức ăn lan tỏa ra những không gian khác. Phòng ăn không đảm bảo thông thoáng sạch sẽ rất dễ gây ra những chướng khí, gây mùi ảnh hưởng tới không gian chung của ngôi nhà. Đặc biệt hơn là ảnh hưởng tới chính chất lượng mỗi bữa cơm, cảm giác ngon miệng hay năng lượng nạp vào cơ thể và quan trọng là sức khỏe mỗi thành viên trong gia đình.
  • Phòng ăn cần tránh có quá nhiều xà phía trên, tránh bày biện quá nhiều vật dụng, tránh việc có nhiều cây xanh hay để rò rỉ nước, gần những dụng cụ nấu ăn, như dao thớt, bồn rửa hay bình ga…
  • Phòng ăn cũng nên có đủ ánh sáng.

Xem thêm: Nhà vệ sinh đối diện, ở bên trên hoặc gần bếp có sao không?

3.1  Đặt phòng ăn hướng đông của ngôi nhà có ảnh hưởng cát hung gì? 

Xét từ góc độ Phong thủy học, phòng ăn nằm ở hướng Đông của ngôi nhà rất thích hợp. Vì trong phong thủy, phương vị này có thể đón ánh sáng mặt trời, gia chủ sẽ tràn đầy sức sống. Đặt phòng ăn vào hướng Đông vừa đảm bảo sáng sủa vừa tốt cho sức khỏe, khi dùng bữa có thể hấp thu được không khí trong lành và cát tường. 

3.2 Bố trí phòng ăn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam mang lại điều gì? 

Hướng Đông Nam và hướng Nam tương ứng thuộc Mộc và Hỏa, dương khí khá hưng vượng, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời chiếu vào có thể khiến cho con người thêm tươi tắn, vui tươi và kích thích sự thèm ăn. Vì thế đặt phòng ăn vào vị trí cát tường là hướng Đông Nam và hướng Nam. Dùng bữa tại phương vị này, nhân tài cùng vượng, gia đạo thịnh vượng. 

3.3 Đặt phòng ăn hướng Bắc hoặc hướng Tây của ngôi nhà có ảnh hưởng cát hung gì? 

Xét từ góc độ Phong thủy học, không nên đặt phòng ăn vào hướng Bắc hoặc Tây vì đây là hai hướng âm hàn. Người xưa cho rằng khí âm hàn ở hướng Tây, Bắc có thể làm tổn hại đến con người. Chịu sự ảnh hưởng của khí âm hàn sẽ gây bất lợi cho sức khỏe con người và vận trình. Ngoài ra, mảnh đất âm hàn thiếu sinh khí dễ khiến con người buồn bực, tiêu cực bất lợi cho cảm giác thèm ăn. 

3.4 Phòng ăn như thế nào để tăng cường được dương khí cho ngôi nhà

Nếu muốn tăng cường dương khí cho ngôi nhà thì khi đặt phòng ăn cũng cần hết sức chú ý. Vì đại đa số năng lượng cơ thể đều được tăng cường thông qua thức ăn, bởi vậy khu vực phòng ăn có mối quan hệ mật thiết với tài phúc của gia đình. 

Khi chúng ta tiến hành sửa sang nhà cửa nên cố gắng dùng các màu sắc tao nhã, sáng sủa và trẻ trung như các màu trắng, vàng nhạt và cam nhạt. Đồng thời tăng cường độ sáng thích hợp cho phòng ăn để không phản quang hoặc quá kích thích là được. Như vậy, có thể tăng cường năng lượng của Hỏa tích tụ thêm dương khí cho ngôi nhà. Ngoài ra nếu có thể đặt thêm một số cây cảnh đầy sinh khí vào trong phòng ăn cũng có thể tăng cường thêm dương khí cho ngôi nhà, nâng cao vận thế tài phú của các thành viên. 

3.5 Phương vị của phòng ăn có ảnh hưởng cát hung gì đối với ngôi nhà

Phương vị phòng ăn tốt có thể mang lại tài vận cho gia đình. Trong phong thủy phòng ăn, phương vị và kết cấu đều là trọng điểm. Nếu có thể thiết kế khu vực  phòng ăn vào hướng sinh vượng của ngôi nhà, hấp thu khí vượng có thể khiến cho khí vận của các thành viên thông suốt, không gặp trở ngại. Ngược lại thì làm việc gì cũng thuận lợi. Vì thế có thể dùng la bàn để xác định sao cát, hung phân bố cụ thể. Từ đó đặt phòng ăn vào hướng sao cát. 

3.6 Sắp xếp kết cấu và hình dạng phòng ăn

Phòng ăn nên được thiết kế độc lập với nhà bếp kết cấu của nó nên là hình vuông. Bởi phòng ăn hình chữ nhật hoặc vuông không những được xem là tốt nhất về mặt kết cấu mà cũng là hình dạng dễ trang hoàng nhất. 

Nếu có hình dạng khuyết góc hoặc không theo quy tắc thì không thích hợp làm phòng ăn. Nên treo một chiếc gương lên tường nơi khuyết góc để bổ sung quái tượng. Tốt nhất vị trí phòng ăn nên đặt giữa phòng khách và nhà bếp hoặc đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Làm như vậy sẽ có lợi cho việc thúc đẩy mối quan hệ mật thiết của các thành viên trong gia đình. 

Lưu ý trong trang trí phòng ăn đón CÁT giảm HUNG
Lưu ý trong trang trí phòng ăn đón CÁT giảm HUNG

Phải chú ý hai mặt tường của phòng ăn đều có cửa sổ, vậy thì hai cửa sổ cũng không nên đối diện nhau. Việc này tránh tài khí vừa vào cửa sổ này lại chạy ra ngoài từ cửa sổ đối diện dẫn đến không thể nào tàng phong tụ khí được. Gặp trường hợp này có thể lắp thêm rèm cửa sổ. Hơn nữa trong đó một bên rèm cửa sổ phải thường xuyên đóng lại, không được đồng thời mở ra. Cũng có thể đặt bình phong trước một cửa sổ để tăng hiệu quả của khả năng tàng phong tụ khí.

3.7 Mọi người trong gia đình khi dùng bữa nên ngồi như thế nào? 

Khi dùng bữa cần phải mời ông bà nội hoặc bố mẹ ngồi trước. Đây là chú ý đến lễ nghĩa. Ngoài ra cần chú ý đến vị trí ngồi của từng thành viên để mang lại không khí hòa hợp, khai vận cho cả gia đình. 

4. Bố cục của phòng ăn hợp lý theo phong thủy 

4.1 Một số vấn đề cần chú ý 

  • Phòng ăn không nên đối diện với cửa chính
  • Phòng ăn không nên nằm bên trong nhà bếp, nên gần nhà bếp
  • Phòng ăn không nên đối diện với cửa nhà vệ sinh
  • Ánh phòng ăn nên hài hòa 
  • Bàn ăn không nên có góc nhọn, nên hình tròn 
  • Trên bàn ăn kỵ có dầm ngang
  • Độ lớn nhỏ của bàn ăn nên phù hợp với số người trong gia đình, không nên quá to hoặc quá nhỏ
  • Sau khi ăn xong nên lau dọn bàn ăn sạch sẽ, không nên để lại thức ăn và các loại đồ ăn vặt trên bàn ăn

4.2 Phòng ăn nên tránh những bố cục hung nào? 

Đối với phòng ăn có một số vị trí là hướng hung, không nên đặt phòng ăn vào các hướng đó. Phòng ăn không nên đối diện với cửa trước hoặc cửa sau. Nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà là tốt nhất. Cửa sổ ở hai mặt ngôi nhà là tốt nhất. Cửa sổ ở hai mặt tường trái phải của phòng ăn không nên đối diện nhau, nếu không không thể nào tụ được khí, không có lợi cho khí vận của ngôi nhà. Ngoài ra, phòng ăn không nên ở gần nhà vệ sinh. 

4.3 Bài trí phòng ăn như thế nào phù hợp với nguyên tắc cân bằng âm dương?

Căn cứ vào yêu cầu của phong thủy, bài trí phòng ăn cần đảm bảo trạng thái âm dương cân bằng có lợi cho gia đình vui vẻ, vận khí hưng vượng. Thông thường bố cục phòng ăn nên hơi hướng về phía ánh sáng mặt trời, âm dương hài hòa. Vì thế các vật thuộc âm như di ảnh của tiền nhân và các đồ vật cổ không nên đặt trong phòng ăn nhằm tránh âm khí quá nặng. Có thể đặt một số đồ vật thuộc dương thích hợp để cân bằng âm khí trong phòng ăn. 

4.4 Tăng cường dương khí cho phòng ăn 

Phòng ăn là khu vực dùng bữa, cũng là nguồn gốc tăng cường năng lượng cho từng thành viên trong gia đình, có thể nói phòng có mối quan hệ về tài phú. Khi trang hoàng cần hết sức chú ý. Màu sắc phòng ăn nên sáng sủa, đầy đủ ánh sáng như vậy mới tăng cường kích thích của tính Hỏa, tích tụ dương khí. Ngoài ra, nếu thích đặt cây cảnh cũng có thể tăng cường dương khí và tài phú. 

4.5 Thứ tự sắp xếp vị trí ngồi trong phòng ăn 

Số lượng các thành viên trong gia đình thường ổn định nên vị trí ngồi trong bàn ăn thường ít thay đổi. Nếu mỗi người đều ngồi vào phương vị cát nhất đối với mình sẽ là một phương pháp khai vận cho cả gia đình một cách lý tưởng nhất. Nên căn cứ vào quái mệnh để tìm ra 4 phương vị phù hợp với mình và ngồi vào một trong những vị trí phương cát trên. 

  • Trưởng bối trong nhà muốn được khỏe mạnh, trường thọ tốt nhất nên ngồi vào hướng Thiên y
  • Người cha thường là trụ cột kinh tế trong gia đình nên ngồi hướng Sinh khí
  • Người mẹ phụ trách duy trì các mối quan hệ trong gia đình và sự hài hòa của các thành viên nên ngồi vào hướng Diên niên
  • Con cái đang học hành chủ yếu nên ngồi có được vận Văn xương hưng vượng, nên ngồi vào hướng Phục vị. 

4.6 Đặt vận cát tường trong phòng ăn 

Đặt một số vật cát tường trong phòng ăn có thể tăng cường tài khí và vượng khí. Ba tiên ông Phúc Lộc Thọ tượng trưng cho tài phú, sức khỏe và trường thọ đặt trong phòng ăn rất thích hợp. Treo một số bức tranh hoa quả và thực phẩm như cây quýt đại diện cho phú quý, cây đào đại diện cho trường thọ, cây lựu đại diện cho đông con, đông cháu. 

4.7 Tạo môi trường tốt cho bữa ăn gia đình 

Bố cục trong phòng có ảnh hưởng lớn tới không khí dùng bữa của gia đình. Tạo môi trường tốt cần bắt tay vào bài trí nội thất phòng ăn, bàn ăn, dụng cụ và đèn trang trí. 

Phòng ăn nên lấy bàn làm trung tâm triển khai thiết kế, mặt tường và trần nhà nên tăng cường điểm xuyết và trang trí. Mặt tường, tranh màu, và đèn có thể dùng để trang trí phòng khách, môi trường phòng ăn nhã nhặn có thể làm nổi bật không khí dùng bữa.

Sự kết hợp lớn nhỏ của bàn ăn và ghế ăn phải tương xứng với môi trường chỉnh thể. Màu sắc và chất liệu của nó phải hài hòa, không được chắp vá tùy tiện. Khăn trải bàn vừa đảm bảo mặt bàn được sạch sẽ, vừa mang lại mỹ cảm. Khi lựa chọn màu sắc phải đảm bảo phù hợp với các bàn ghế và đồ dùng trong phòng ăn. 

Ánh đèn trong phòng ăn nền hài hòa và ấm áp có thể làm không khí trong phòng ăn trở nên thân mật hơn. 

4.8 Bài trí nội thất trong phòng ăn 

4.8.1 Tủ rượu đặt vào vị trí nào của phòng ăn

Tủ rượu trong nhà để cất trữ và trưng bày. Thường dùng kính để làm mặt trước của tủ. Khi đặt cấm kỵ đối diện với mặt chính của dẫn đến, vì chất liệu bằng kính có thể phản chiếu bàn thờ, phạm đại kỵ trong phong thủy. Do tủ rượu thường cao rộng, trong phong thủy có thể đại diện cho núi. Căn cứ vào nguyên lý hướng cát nên cao lớn thì đặt tủ rượu vào hướng cát bản mệnh thuộc bản mệnh của chủ nhà. Ví dụ, quái mệnh của chủ nhà thuộc Đông tứ mệnh nên tốt nhất đặt tủ rượu vào bốn hướng là Chính Đông, Chính Nam, Chính Bắc, Đông Nam phòng ăn. Nếu quái mệnh của chủ nhà thuộc Tây tứ mệnh, vậy tốt nhất nên đặt vào hướng Chính Tây, Chính Nam, Tây Bắc và Đông Nam của phòng ăn. 

Ngoài ra, phải chú ý tới Thủy khí của tủ rượu khá nặng mà bể cá cũng nhiều Thủy cho nên không được đặt hai đồ vật này ở gần nhau. 

4.8.2 Lưu ý khi đặt quầy rượu trong phòng ăn 

Bản chất của quầy rượu và tủ rượu giống nhau có Thủy khí rất nặng. 

Nên đặt quầy rượu vào góc chết của phòng ăn vừa phù hợp với đạo phong thủy, vừa phù hợp với thiết kế. Ngoài ra, ánh sáng của quầy rượu cũng rất quan trọng. Thông thường ánh sáng ấm áp khá thích hợp để ngồi lâu, có lợi cho việc tạo ra không khí tươi mới. 

4.8.3 Chú ý gì đến màu sắc bàn ăn 

Màu sắc của bàn ăn cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong thủy đến ngôi nhà. Yếu tố này có thể điều tiết cảm xúc từ đó đạt được được tác dụng tăng cường cảm giác thèm ăn. Để kích thích cảm giác thèm ăn, bàn ăn nên dùng các màu sắc có sức sống làm chủ đạo, màu sắc tươi sáng (màu đỏ, màu vàng, màu xanh lam) giúp kích thích hệ thống thần kinh trung ương của con người. 

Về mặt cảm quan khiến tinh thần con người trở nên phấn khích, đồng thời kích thích vị giác khiến cảm giác thèm ăn tăng lên. Màu sắc của bàn ăn đơn điệu, màu tối về mặt thị giác sẽ gây cảm giác trầm buồn ảnh hưởng tới việc ăn uống. Vì vậy chọn màu đen tuyền hoặc màu trắng tinh đều không thích hợp. 

4.8.4 Lựa chọn bàn ăn 

Bàn ăn là nội thất quan trọng nhất của phòng ăn. Thời xưa vì đa phần ăn uống chia ngôi thứ nên bàn ăn còn được gọi là thực án, mỗi người dùng một thực án. Đa số thực án nhỏ tiện cho việc nâng lên đặt xuống. Vợ của Lương Hồng đời Hán là Mạnh Quang tương kính với chồng như khách, hằng ngày đều “nâng khay cơm ngang lông mày” lên chồng. Trở thành giai thoại về vợ chồng hòa thuận. 

Đồ dùng thời xưa đa phần làm bằng gỗ chạm vào có cảm giác ấm áp, trơn nhẵn. Bàn ăn thời xưa so với thời hiện đại đã có sự thay đổi. Hiện nay, “nâng khay cơm ngang lông mày” là chuyện hiếm thấy. Vì thông thường bàn ăn có kích thước lớn và nặng; không chia bàn để ăn uống riêng biệt nữa mà mọi người cùng ăn với nhau. Phong thủy bàn ăn hiện đại có ảnh hưởng rất lớn đến sự đoàn viên của gia đình, sự hài hòa của vợ chồng. Về chất liệu cũng phong phú đa dạng và có bàn ăn làm bằng kim loại, bằng kính, bằng gỗ thô, bằng đá đại lý và các chất liệu hỗn hợp. 

Ngoài việc chú trọng đến chất liệu còn phải xét đến hình dạng của bàn ăn. Mặc dù mặt bàn bằng đá và bằng kính cứng. Phải tránh đặt bàn ăn vào vị trí đối diện với cửa chính. Như vậy dễ phạm xung dẫn đến lọt nguyên khí. Nếu không thể tránh được có thể dùng huyền quan để chắn. 

Tiếp đó, bàn ăn cũng không được đặt ở nơi đối diện với nhà vệ sinh. Một mặt mùi khí uế tạp bốc ra từ nhà vệ sinh. Một mặt mùi khí uế tạp bốc ra từ nhà vệ sinh có thể ảnh hưởng đến tâm lý mọi người khi ăn. Mặt khác, nếu nhà vệ sinh là nơi không sạch sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Nếu đã xuất hiện tình trạng này và nếu không có cách nào đặt bàn ăn vào nơi khác, có thể trồng một cây vạn tuế hoặc trúc khai vận bố trí vào chính giữa khu vực bàn ăn để hóa giải hung sát. 

4.8.5 Chọn hình dạng bàn ăn như thế nào?

Trong Phong thủy học, hình dạng của bàn ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Quan niệm của người Trung Quốc xưa là “trời tròn đất vuông”, trong các đồ dùng hàng ngày. Đại đa số dùng hình tròn hoặc hình vuông. Bàn ăn truyền thống có hình dạng như trăng tròn, dùng để tượng trưng cho các thành viên già trẻ trong nhà đoàn viên, hòa thuận và thân thiết. Như vậy bàn ăn tốt nhất là dùng hình tròn hoặc hình bầu dục, hơn nữa cần tránh hết sức dùng bàn ăn có góc sắc nhọn. Nếu là bàn ăn hình tròn hoặc hình bầu dục thì tượng trưng cho sự hưng thịnh và đoàn kết của gia vận. 

Bàn ăn hình vuông có lớn có nhỏ chỉ dùng cho 4 người gọi là tứ tiên. Lớn có thể dùng được cho 8 người, vì thế còn được gọi là bàn bát tiên. Tượng trưng cho 8 vị tiên đang họp mặt, đều là kết cấu cát lợi. Bàn ăn hình vuông vuông vắn, ổn định tượng trưng cho sự hài hòa của mọi người trong nhà. Dù 4 cạnh bàn có góc nhưng không sắc nhọn nên không có lực làm sát thương, được mọi người ưa dùng. 

Thông thường, bàn tròn hoặc bàn vuông bằng gỗ thích hợp dùng cho những gia đình ít người, còn bàn hình bầu dục hoặc hình chữ nhật thích hợp cho gia đình đông người. 

Ngoài ra, bàn ăn kỵ nhất là có góc nhọn, hơn nữa góc nhọn càng nhỏ, càng sắc, lực sát thương càng lớn, đây là đại kỵ phong thủy. Bàn ăn hình tam giác cũng có thể dẫn đến các thành viên trong gia đình bất hòa, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Bàn ăn hình thoi có thể làm tiền tài bị lọt. Nếu vì một số nguyên nhân nào đó, nhất định phải sử dụng bàn ăn có những hình dạng này phải tránh ngồi ở vị góc bàn để tránh bị sát khí xông vào. Còn một số bàn ăn dạng Thủy như hình lượn sóng vì không có góc nhọn vẫn có thể miễn cưỡng dùng. Nói chung, bàn hình tròn hoặc bầu dục nên được ưu tiên. 

4.8.6 Chọn vị trí bàn ăn vượng ngôi nhà 

Chọn nơi yên tĩnh để đảm bảo gia đình dùng bữa ngon miệng. Tránh đặt bàn ăn ở: 

  • Đối diện cửa chính: Vi phạm xung dẫn làm lọt nguyên khí. Có thể dùng huyền quan để chắn. 
  • Đối diện nhà vệ sinh: Gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người bởi mùi uế khí từ phòng vệ sinh thẳng ảnh hưởng tâm lý. Nhà vệ sinh cũng là nơi không sạch sẽ, nhiều âm khí tụ tập nữa. Dùng một cây vạn tuế hoặc trúc khai vận bố trí vào chính giữa hai khu vực để hóa giải hung sát. 

4.8.7 Ảnh hưởng của lễ nghĩa đến phong thủy bàn ăn 

Mọi người trong gia đình khi cùng ngồi ăn cơm với nhau điều quan trọng là không khí hài hòa như vậy mới vui vẻ được. Vì thế lễ nghĩa trên bàn ăn cũng rất quan trọng. Nếu nhà nhiều thế hệ ngồi cùng ăn cơm thì thế hệ sau nhất định phải lễ phép mời thế hệ trước. Đây là nét đẹp truyền thống của người phương Đông. Nó cũng bao hàm ý nghĩa cho thế hệ trước.

4.8.8 Về việc bàn ăn đối diện với bàn thờ 

Bàn ăn trong nhà tốt nhất không được đối diện với bàn thờ. Đối tượng thờ cúng trên bàn thờ đều là thần tiên và tổ tiên, mà tiên và người thường có khác biệt. Người và quỷ cũng có đường đi riêng biệt. Do đó, không được để thần tiên và người sống có không gian quá gần nhau. Ngoài ra, nếu trên bàn thờ cúng các vị thần Phật như Phật tổ, Quán âm, mỗi ngày họ đều chứng kiến cả gia đình ăn uống đồ tanh mặn là điều bất kính. 

4.8.9 Lượng ghế ảnh hưởng gì đến phong thủy  

Thông thường, phòng ăn có thể lựa chọn 5,6,7,8 và 9 ghế kết hợp với bàn ăn. Số lượng này thứ nhất phù hợp với nhu cầu sử dụng của đại đa số gia đình. Thứ hai các con số 5,7,9 đều là những số vận may thuộc dương, số 8 và 6 cũng là số cát theo truyền thống của Trung Quốc. Hơn nữa, chiều cao ghế kết hợp bàn ăn cũng phải thích hợp bởi ghế quá cao hoặc thấp đều có thể ảnh hưởng cảm xúc mọi người khi dùng bữa. 

Ngoài ra, trong khi dùng bữa đại đa số thành viên trong gia đình đều có thói quen ngồi cố định một chỗ. Nếu mỗi người đều ngồi đúng bốn hướng cát trong quái mệnh của mình sẽ khiến cả nhà cùng khai vận, đương nhiên hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội. 

4.8.10 Lưu ý khi chọn bát đĩa trong phong thủy

Chọn bát đĩa đẹp và phù hợp với phòng ăn không chỉ giúp ăn ngon hơn mà còn giúp không gian phòng ăn trở nên hài hòa, trang nhã hơn. 

Với mỗi kiểu phòng ăn và cách bài trí khác nhau, nên chọn bộ bát đĩa có kiểu dáng, màu sắc phù hợp nhất để giúp cho không gian trở nên hài hòa, ấn tượng hơn. Dưới đây là bí quyết chọn một số kiểu bát đĩa phù hợp với sở thích, màu sắc và không gian phòng bếp. 

  • Bát đĩa kiểu truyền thống: Đây là những kiểu bát đĩa thông thường, dạng tròn có men sứ trắng giản dị. Kiểu bát đĩa này phù hợp với những phòng ăn đơn giản, gọn gàng và bàn gỗ thông thường. 
  • Bát đĩa vuông: Đây là lựa chọn cho những phòng ăn có kiến trúc vuông vức và góc cạnh một chút. 
  • Bát đĩa màu sắc rực rỡ: Nếu không gian phòng ăn được sơn tường với gam màu nhạt, bộ bàn ăn cũng có gam màu sáng và khăn trải bàn cũng tươi màu, hãy chọn bộ đĩa thật sặc sỡ để giúp tạo điểm nhấn cho không gian, giúp cho bữa ăn trở nên ấm cúng, sang trọng hơn. 
  • Bát đĩa in hoa: Một chút cách điệu lãng mạn cho phòng ăn với bộ bát đĩa có họa tiết in hoa trang nhã. Nó sẽ mang đến cho bạn không gian ăn uống thật đẹp và tươi mới. Nếu trong phòng đẹp có rèm cửa hoa, có những trang trí họa tiết in hoa trang nhã. Nó sẽ mang đến cho bạn không gian ăn uống thật đẹp và tươi mới. Nếu phòng bếp có rèm cửa hoa, có những trang trí họa tiết khá trẻ trung hãy chọn những bộ bát đĩa in hoa nhẹ nhàng, thanh nhã. 
  • Bát đĩa kiểu dáng cách điệu: Bát vuông, hình chữ nhật hay những bát đĩa hình lạ mắt là sự lựa chọn đầy cá tính cho phòng ăn hiện đại. Những ăn thiết kế theo phong cách phương Tây với kiến trúc đơn giản được nhiều người yêu thích bởi tính thông dụng, sạch sẽ và phù hợp với không gian phòng ăn. Dù vậy những loại bát đĩa màu sẽ khiến cho bữa ăn trở nên hấp dẫn, nóng hổi và ngon miện hơn 

4.8.11 Gương trong phòng ăn 

Trong một gia đình, năng lượng của các thành viên đa phần được cung cấp từ thức ăn. Có thể thấy được phòng ăn là khu vực dùng bữa, có mối quan hệ mật thiết tới tài phú của gia đình. Phòng ăn thích hợp trang hoàng các màu sắc sáng và dùng đèn chiếu sáng, để tăng cường năng lượng từ Hỏa, từ đó tích tụ dương khí. Ngoài ra, đặt một số cây cảnh thích hợp trong phòng ăn cũng có thể tăng cường thêm dương khí và tài phú. 

Đặt gương trong phòng ăn cũng là một cách làm không tồi. Phòng ăn là nơi duy nhất trong nhà có thể treo gương để phản chiếu. Vì đặt gương trong phòng ăn có thể nhìn thấy các thức ăn trên bàn phản chiếu. Qua tác dụng của gương, tự nhiên thức ăn trở nên nhiều gấp đôi, có ý tài phú tăng lên nhiều lần. 

4.8.12 Đặt bể cá và cây cảnh trong phòng ăn 

Đặt hai thứ này có tác dụng tăng cường thêm sức sống trong không gian, làm mọi người ăn uống vui vẻ. Ngoài ra, cá trong bể cá nên chọn các loài có màu sắc rực rỡ, số lượng cá nên dùng số lẻ. 

Nếu quái mệnh của nữ chủ nhà nhiều Thủy vậy thì nên trồng các loại cây cảnh có số lá rộng. Màu xanh hiển thị sức sống hưng vượng, không ngừng phát triển, tăng cường tài vận. 

5. Một số điều kiêng kỵ trong phong thủy phòng ăn 

5.1 Vì sao phòng ăn không được đối diện với cửa chính?

Phong thủy tin rằng bố trí như vậy là tướng hung. Phòng ăn là nơi ăn cơm, dùng bữa và môi trường cần được yên tĩnh. Nếu bàn ăn đối diện với cửa chính thì người ra vào, không khí không ổn định, vừa ảnh hưởng đến không khí phòng ăn, vừa có hại cho sức khỏe. Vì thế phòng ăn không nên đối diện với cửa chính. 

Cách giải quyết có thể đặt một tấm bình phong vào giữa phòng ăn và cửa chính. Lợi dụng bình phong để chắn các luồng khí bên ngoài. 

5.2 Vừa bước vào đã nhìn thấy phòng ăn gây bất lợi gì cho gia vận?

“Nên quay vòng kỵ thẳng xung” là nguyên tắc quan trọng trong Phong thủy học. Nếu phạm xung thì có thể dẫn tới nguyên khí bị chảy đi, cuối cùng không tàng phong tụ khí được sẽ ảnh hưởng lớn tới phong thủy. 

Đâu là bố cục phòng ăn hợp phong thủy?
Đâu là bố cục phòng ăn hợp phong thủy?

Nếu bàn ăn và cửa chính cùng nằm trên một đường thẳng vậy thì đứng bên ngoài cửa có thể nhìn thấy mọi người lớn nhỏ đang dùng bữa. Điều này không thích hợp. Vì thế, phòng ăn không nên xung với cửa chính hoặc cửa sau, có thể hình nên kết cấu phạm hung sát, lúc này nên dùng bình phong để ngăn cách. Nếu sau khi đi vào cửa phải đi qua phòng ăn trước rồi mới đến phòng khách. Có thể mọi người trong nhà chìm đắm trong thú vui hưởng thụ, từ đó chí hướng trở nên nông cạn, dễ gặp phải tiểu nhân. 

Phương pháp hóa giải là nên chỉnh vị trí của bàn ăn hoặc dùng bình phong để ngăn cách. Bố trí lại bàn ăn để hóa giải. 

5.3 Kiêng kỵ đặt phòng ăn và phòng khách cùng một khu vực

Phòng ăn là nơi dùng bữa, phòng khách là nơi tụ tập nghỉ ngơi vui chơi. Nếu đặt hai căn phòng ở gần mùi thức ăn từ phòng ăn có thể bay vào phòng khách làm ô nhiễm không khí phòng khách. Phong thủy học cho rằng bố cục này có thể ảnh hưởng đến khí quý phòng khách. 

5.4 Cửa nhà vệ sinh đối diện với phòng ăn 

Đây là trường hợp còn tai hại hơn nhiều so với việc cửa bếp đối diện với nhà vệ sinh. Các thức ăn trong quá trình thưởng thức tại phòng ăn có thể bị ảnh hưởng. Khi thưởng thức bữa ăn cần vui vẻ, nhưng các mùi khác lạ đến từ nhà vệ sinh có thể khiến tâm trạng của mọi người trở nên chán nản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lượng trong các món ăn. 

Phương pháp hóa giải triệt để đó chính là đặt một tấm bình phong không lộ sáng để chuyển hướng khí bẩn. Nếu không thể đặt bình phong có thể lắp thêm rèm cửa dài, dày vào cửa nhà vệ sinh. Đồng thời đặt thêm một xâu tiền ngũ đế để hóa giải. 

5.5 Bất lợi khi trần nhà có dầm ngang hoặc đỉnh nhọn 

Thiết kế nhà cần chú ý trần nhà phía trên bàn ăn nên bằng phẳng không khuyết góc. Tình trạng dầm ngang đè đỉnh đầu hoặc nằm dưới cầu thang có thể làm hại đến sức khỏe gia chủ. Đây là đại kỵ trong phong thủy. Bất kể ở đâu trong nhà thì dầm ngang đè đỉnh đầu là đại kỵ trong phong thủy. Đó là điều không cát lợi đặc biệt là đè xuống sô pha, bàn ăn, giường ngủ và bếp lò. Vì vậy phải tìm cách tránh. 

Nếu rơi vào trường hợp cần chú ý tránh ngồi dưới dầm. Nếu không cách hóa giải là buộc hai cây sáo trúc lên dầm. Làm cho cây sáo trúc hình thành nên hai góc 45 độ đối đỉnh nhau. 

Biện pháp khác là lắp thêm đèn chiếu sáng để đèn chiếu thẳng vào dầm nhà hóa giải sát khí. Tiếp theo có thể làm trần giả để bịt kín dầm ngang. Nhưng tốt nhất vẫn nên chuyển bàn ăn sang vị trí khác. Gặp đỉnh nhọn cũng có thể dùng trần giả san bằng. 

Bàn ăn nằm phía dưới cầu thang phải dùng hai chậu trúc khai vận đặt dưới cầu thang hóa giải. Trúc không ngừng sinh trưởng, giữ cây xanh tốt có thể thu lại hiệu quả tốt. 

5.6 Cửa sổ tường trái phòng ăn không đối diện nhau

Điều này làm thúc đẩy nhanh sự đối lưu không khí, có lợi nhanh chóng xua tan mùi dầu mỡ phòng ăn. Nhưng dòng không khí lưu động quá nhanh có thể ảnh hưởng đến việc tụ tập nhân khí khiến nhân khí trong nhà nhanh chóng tan đi. Ảnh hưởng sức khỏe và vận thế. 

5.7 Bàn ăn quá lớn 

Phòng ăn lớn thì bàn ăn có kích cỡ phù hợp thì không sao. Tuy nhiên phòng ăn nhỏ sẽ gây ra sự bất tiện, ảnh hưởng phong thủy. 

Bàn ăn lớn tạo cảm giác trống trải. Tốt nhất sau khi mọi người vào bàn ăn xong còn thừa nhiều nhất là hai chỗ. Vừa tạo ra cảm giác náo nhiệt, vừa giữ không gian dự trữ khi có khách đến. 

5.8 Đèn trang trí đè xuống ghế ăn 

Điều này khiến người ăn có cảm giác bị đè nén, ảnh hưởng tiền đồ và vận mệnh người đó. Gia chủ cần quan sát điều chỉnh lại ghế ngồi xung quanh bàn ăn để hóa giải. 

5.9 Phía trên ghế ăn không nên có đèn treo 

Vấn đề này ngoài việc gây ra cảm giác đè nén còn khiến người ngồi dưới có thể bị cảm, bởi ánh đèn chiếu xuống như thanh kiếm từ trên trời hướng xuống. Cần thay đổi vị trí chỗ ngồi nếu không dịch ghế ra xa để hóa giải phần nào. 

6. Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ cách bố trí phong thủy phòng ăn và một số lưu ý cần biết. Để cập nhật nhanh nhất các kiến thức phong thủy liên quan đến bát trạch và sử dụng miễn phí công cụ xem ngày, giờ tốt – xấu, xem tuổi, xem lá số Bát tự/ Tử vi… hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo quán về điện thoại.

Tải và trải nghiệm ứng dụng Thăng Long Đạo Quán tại đây: